Lúa ma, lúa lẫn là gì, các biện pháp diệt trừ

lua-ma

Nhắc đến lúa ma có lẽ bà con ai cũng biết, chúng mọc trong ruộng và xâm chiếm hết không gian làm cho cây lúa không thể phát triển, không thể đẻ nhánh, bông bé. Hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về các đặc điểm của cây lúa ma và cách diệt trừ nhé!

lua-ma
Tìm hiểu về lúa ma, lúa 2 tầng

Lúa ma, lúa cỏ là gì?

Loại lúa này có tên khoa học là Oryza, là tổ tiên của các giống lúa hiện nay. Trên thế giới có 26 loại lúa ma và ở Việt Nam có 4 loại là: Oryza officinalis, Oryza rufipogon, Oryza nivara và Oryza granulata.

Giống lúa này có đặc điểm nổi bật là khi hạt lúa vừa chín sẽ rụng khi gặp ánh nắng mặt trời. Ngày xưa người nông dân phải thức khuya để thu hoạch nên giống lúa này được gọi là lúa ma.

lua-2-tang
Lúa 2 tầng

Ở môi trường nước rất chua có pH < 3, các loại thực vật khác không thể nảy mầm nhưng những hạt lúa này vẫn có thể nảy mầm và rễ cắm sâu vào trong đất. Rễ có thể khử các chất gây chua và hút chất dinh dưỡng để phát triển. Vì vậy khi có nước lũ rễ của loại lúa này bám chặt vào trong đất nên cây lúa không bị nổi và thân cây có thể tăng trưởng hơn 10cm một ngày.

Nước dâng cao đến đâu thì loại lúa này vươn theo đến đó, đến tháng 10 thì trổ hạt và chín sau đó khoảng 10 ngày. Sau đó hạt lúa này rụng vào đất rồi vào mùa mưa năm sau lại tiếp tục nảy mầm và bắt đầu một vòng đời mới.

Hiện nay có một số giống lúa chịu phèn là do chúng đã được thừa hưởng gen chịu phèn từ loại lúa này thông qua kỹ thuật cấy, ghép gen từ công nghệ sinh học.

Đặc điểm nhận dạng của lúa hai tầng

Cây lúa này rất giống lúa thường, chúng sinh trưởng nhanh ở giai đoạn đầu, trổ bông sớm hơn, có râu dài hoặc không có râu và tỉ lệ lép cao. Đặc biệt là rất dễ rụng hạt khi có gió và khi lúa chín chỉ cần dùng tay gạt nhẹ là hạt lúa đã rụng. Vì thế mà khi thu hoạch thì bông lúa này chỉ còn lại cọng rơm nên chúng có khả năng tồn tại lâu và lan sang vụ kế tiếp.

lua-co
Hạt lúa ma

Cây lúa này có thể cao đến 2 mét, bông lúa dài 30cm. Chúng có thể trổ bông quanh năm nhưng chủ yếu là từ tháng 8-9.

Do gieo sạ nên rất khó phát hiện và tiêu diệt. Đặc biệt các hạt lúa này khi rụng xuống bị vùi trong đất có sức sống và có thể duy trì sức nảy mầm trong vài năm, vì thế mật độ được tích tụ qua nhiều vụ làm cho tỷ lệ lúa ma tăng mạnh, phát triển lấn át cả lúa trồng.

Hạt lúa này có râu khá dài, dễ dàng nổi trên mặt nước rồi theo nước tưới tiêu trôi đi nơi khác. Hạt có râu dài nên chim, chuột khó ăn nên cộng với sức nảy mầm tốt làm cho lúa ma chứa nguy cơ lan rộng và gây hại không kém bất cứ loại bệnh ở lúa nào.

Tác hại của lúa lẫn

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về loại lúa này ở đồng bằng sông Cửu Long và thấy được rằng lúa ma có thể làm giảm năng suất từ 15-20%, nếu trên ruộng loại lúa này chiếm từ 35% trở lên thì năng suất có thể giảm 50-60%. Nếu không xử lý kịp thời, thậm chí sẽ không cho thu hoạch.

Cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với cây trồng: loại lúa này có bộ rễ khỏe hơn giúp hấp thu chất dinh dưỡng tốt và cao vượt lên so với lúa trồng và chúng có thể cao đến 2 mét.

Làm giảm năng suất: Chúng hút được nhiều chất dinh dưỡng nên chúng phát triển mạnh làm cho cây lúa trồng kém phát triển, ít ra nhánh và bông bé. Hạt lúa ma lép nên cũng không mang lại năng suất cho người nông dân.

Giảm chất lượng gạo: Những hạt lúa ma có màu sáng hơn so với hạt lúa trồng nên khi thu hoạch lẫn vào sẽ làm giảm chất lượng gạo dẫn đến giảm giá trị tiêu dùng và xuất khẩu.

Ngoài ra có rất nhiều bệnh trên cây lúa làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng gạo, bà con có thể tham khảo các bài viết sau để đảm năng suất của ruộng lúa nhà mình.

Một số thông tin về bệnh lúa von bà con nên biết

Các biện pháp phòng trị bệnh đốm nâu trên lúa bà con nên biết

Bệnh đạo ôn trên lúa gây hại như thế nào, có thuốc đặc trị không?

Tìm hiểu về bệnh lép vàng trên lúa, bệnh có gây hại nghiêm trọng không?

Cách phòng trừ lúa cỏ và thuốc diệt lúa ma

Kinh nghiệm xử lý lúa cỏ, lúa lẫn

Một số giải pháp hạn chế sự lan truyền của lúa ma bà con có thể áp dụng:

– Thường xuyên thăm nom, kiểm tra đồng ruộng để phát hiện tình trạng lúa ma, tỷ lệ lúa ma xâm nhiễm và khoanh vùng các ruộng có mật độ cao để có biện pháp diệt trừ.

– Đối với ruộng lúa có tỉ lệ lúa ma ít, bà con cần phải cắt bỏ ngay khi lúa mới trổ, cắt tận gốc để chúng không phát triển được nữa.

kinh-nghiem-xu-ly-lua-co
Xử lý lúa ma thủ công

– Vệ sinh đồng ruộng: Đối với những ruộng lúa có tỷ lệ lúa ma từ 70-80%, bà con cần cắt sát gốc để không lẫn với nguồn lúa giống. Sau khi thu hoạch, rơm rạ cần được dọn dẹp và đốt sạch tàn dư để tiêu diệt mầm bệnh.  

– Khi những hạt lúa này rụng nhiều trên ruộng bà con nên tranh thủ thời tiết thuận lợi, nền nhiệt độ cao, giữ nước và tiến hành bừa nông, san phẳng để không cho hạt lúa này nảy mầm. Sau khi chúng nảy mầm có 4-5 lá tiến hành cày lật úp, làm nhuyễn đất để tiêu diệt. Với biện pháp này bà con cần làm 2-3 lần mới tiêu diệt hết được.

– Vận động bà con ở vùng có nhiều lúa cỏ không nên gieo vãi, hãy gieo sạ thẳng hàng để tiện quản lý và phát hiện ra loại lúa này sớm. 

– Giống lúa: Bà con không nên sử dụng giống tự để từ các vụ trước vì có thể đã bị lẫn hạt lúa cỏ. Nên mua hạt giống tại các cơ sở uy tín.

– Tiến hành trồng luân canh với các loại rau màu để ngăn chặn loại lúa này phát sinh gây hại.

Thuốc diệt lúa lộn, thuốc trừ lúa cỏ

Lúa là một loại lương thực quan trọng và cũng là một nguồn thu nhập thiết yếu của những người nông dân. Vì vậy để có một vụ mùa bội thu thì khi thấy các loại lúa này trên ruộng nhà mình bà con nên có biện pháp diệt ngay để tránh lây lan.

G2B O.RU – sử dụng các chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh làm mất khả năng nảy mầm của hạt lúa lẫn.

thuoc-diet-lua-ma
G2B O.RU – Thuốc đặc trị lúa ma

Các công dụng của O.RU
– Giúp cây ra rễ mạnh, cứng cây và phát triển tốt. 
– Xử lý lúa gây hại sau thu hoạch còn sót lại.
– Giúp hạn chế ngộ độc hữu cơ, chết cây con do xì phèn.
– Làm các chất phân bón hóa học tồn dư được phân giải và giúp tơi xốp đất.

Hướng dẫn sử dụng: một gói 225g sử dụng được cho 1 công(1000m2)

– Bước 1: Hòa sản phẩm với nước phun hoặc trộn với trấu trải đều bề mặt ruộng sau đó giữ nước trong 2 ngày.

– Bước 2: Sau khi đã ngâm 2 ngày bà con cày xới để những hạt lúa còn trong đất để xử lý ngâm nước thêm 2-5 ngày và nếu còn thời gian bà con có thể ngâm cho đến khi gieo sạ.

Kết luận

Lúa lộn làm giảm nghiêm trọng năng suất của lúa nên bà con phải thường xuyên kiểm tra ruộng lúa nhà mình để có biện pháp xử lý kịp thời. Trên đây là các biểu hiện, tác hại và các giải pháp để diệt trừ lúa gây hại bà con có thể tham khảo. 

Để biết thêm về các bệnh trên cây trồng, bà con hãy theo dõi Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B, cùng chúng tôi tìm ra các giải pháp trị bệnh. Để mua thuốc trị bệnh bà con hãy liên hệ đến hotline 0962241635 để được nhân viên tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *