Hướng dẫn kỹ thuật trồng sầu riêng hiệu quả

ky-thuat-trong-sau-rieng

Sầu riêng là một loại trái cây đặc sản và không những mang lại giá trị kinh tế cao mà còn  chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin về kỹ thuật trồng sầu riêng bà con có thể tham khảo và áp dụng cho vườn sầu nhà mình. Sau đây hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về các đặc tính và cách chăm sóc cây sầu riêng nhé!

ky-thuat-trong-sau-rieng
Kỹ thuật trồng sầu riêng

Đặc điểm của cây sầu riêng

Rễ cây sầu riêng

Rễ của sầu riêng có thể mọc dài và đâm sâu vào lòng đất khoảng 5-6 mét. Mật độ trồng sầu riêng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của đất, mực nước ngầm, cây giống chiết, ghép cành hay gieo hạt, đặc biệt là kỹ thuật trồng sầu riêng. 

ky-thuat-trong-sau-rieng
Rễ cây sầu riêng

Hình dáng cây sầu riêng

Sầu riêng là loại cây thân gỗ, nó có thể mọc cao từ 20-30 mét và có tán lá thưa. Thân cây mọc thẳng và vỏ cây thường thô ráp, có màu nâu vàng. Thân cây có thể có đường kính lên đến 1,2 mét.

khoang-cach-trong-sau-rieng
Vườn sầu riêng

Tuy nhiên hầu hết ở các vườn sầu riêng chúng chỉ cao trung bình 10-12 mét. Tán lá khá to và rộng ở phía dưới, càng lên cao ngọn sầu riêng sẽ nhỏ lại dần như hình chiếc nón lá.

Lá cây sầu riêng

Khi còn non lá cây sầu riêng có màu đồng và chuyển sang màu xanh khi lá già. Phần chóp lá hơi nhọn và phần cuống có thể nhọn hoặc hơi tròn. Các lá còn non được lông tơ bao phủ bên ngoài.

ky-thuat-trong-sau-rieng
Lá cây sầu riêng

Lá có phiến lá thuôn dài thường mọc so le thuộc lá đơn. Cây sầu riêng càng trưởng thành thì các cành sẽ càng nằm ngang tạo nên cây hình dạng tháp.

Hoa sầu riêng

Hoa sầu riêng thường mọc theo chùm với mỗi chùm từ 1-15 hoa và thường mọc treo trên cành. Mùi của chúng rất mạnh và nồng. 

Thường mất từ 3-4 tuần trong điều kiện thích hợp để có thể kích thích sầu riêng ra hoa đậu quả. Và hoa thường nở từ 15 giờ chiều đến 6 giờ sáng ngày hôm sau, từ 19 giờ đến 23 giờ bao phấn sẽ nứt ra để thụ phấn cho phôi nhưng trong khung giờ này thì nhụy hoa đã chuyển sang tàn nên thụ phấn không đạt 100%.

ky-thuat-trong-sau-rieng
Hoa sầu riêng

Vì vậy một chùm sầu riêng có rất nhiều hoa nhưng tỉ lệ đậu quả lại rất thấp. Một chùm sầu riêng trung bình chỉ có một nửa số hoa thụ phấn thành công thành quả. Hầu hết các loại thực vật không tự thụ phấn được đều phải nhờ tác động từ ngoại lực như gió, côn trùng,… Và tỉ lệ đậu quả cũng phụ thuộc vào cách trồng sầu riêng, cách chăm sóc cây sầu riêng của người nông dân.

Quả sầu riêng

Sau khi thụ phấn thành công thì quả sầu riêng có hình dạng như một vật mỏng màu trắng. Sau một thời gian nó hình thành dần dần một lớp mỏng bao phủ hoàn toàn màu trắng để hình thành phần thịt. 

ky-thuat-trong-sau-rieng
Quả sầu riêng

Trong giai đoạn trưởng thành đến khi quả chín, quả sầu riêng có rất nhiều hình dạng, đa phần có hình bầu dục với lớp vỏ bên ngoài là lớp gai mọc chi chít. Trong quá trình này gai sẽ chuyển từ xanh đậm đến xanh lá, cứng cáp khi quả sầu riêng đến mùa thu hoạch. Và chất lượng của quả phần lớn phụ thuộc vào cách chăm sóc cây sầu riêng của bà con.

Kỹ thuật trồng sầu riêng

Tiêu chuẩn chọn giống cây đạt chuẩn

cach-cham-soc-cay-sau-rieng
Cây giống sầu riêng

Điều đầu tiên bà con cần lưu ý là điều kiện thích nghi của các giống sầu riêng với điều kiện khí hậu mỗi vùng miền sẽ có cách chăm sóc cây sầu riêng khác nhau. Giống sầu riêng bản địa thường phát triển tốt hơn so với giống được nhập từ các vùng khác. Thông thường giống cây bản địa sẽ cho trái ổn định sau 5 năm còn những cây được mang về từ nơi khác có thể 10 năm vẫn chưa cho trái ổn định.

Thứ hai là bà con nên chọn giống sầu riêng gốc ghép, có thể ghép cành hoặc ghép mắt mà không trồng cây giống từ hạt.

– Đối với cây ghép nên chọn cây to thẳng vết ghép có đường kính từ 1-1,5cm, tán đều bốn bên, không bị lệch về một bên.

– Cây phải có ít nhất 3 cành cấp 1 trở lên, các lá ngọn đã trưởng thành và đã có hình dáng đặc trưng của giống. Chiều cao của cây phải từ 80cm trở lên.

Thứ ba, mua giống ở những cửa hàng uy tín để tránh mất công chăm sóc nhưng cho năng suất thấp. 

 Đất trồng

Đất thích hợp để trồng sầu riêng là đất pha cát, đất thịt, đất phù sa, đất đỏ bazan,… Những loại đất cát không thích hợp để trồng sầu riêng bởi đất cần phải cung cấp nhiều chất hữu cơ cho cây. 

Vị trí trồng sầu riêng cần là nơi dễ thoát nước để cây không bị ngập úng gây thối rễ và mực nước ngầm từ 1-1,2 mét. Độ pH trong đất nên đạt từ 5-7 và xung quanh vườn đào rãnh để dễ dàng thoát nước vào mùa mưa lớn.

Thời vụ trồng

Thời điểm trồng sầu riêng thích hợp nhất là từ đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

Tuy nhiên ở một số vùng có điều kiện thời tiết thuận lợi, cung cấp đủ nước tưới thì sầu riêng có thể trồng quanh năm.  

Mật độ, khoảng cách trồng sầu riêng

Vì sầu riêng là cây lâu năm, ưa sáng nên bà con cần trồng thưa để vườn luôn được thông thoáng và khô ráo để không gây các bệnh nấm mốc, vi khuẩn,… Để cây khỏe mạnh bà con nên đảm bảo khoảng cách trồng sầu riêng là 6-8 mét một cây với mật độ 120-200 cây/ha.

Nếu trồng xen với các loại cây khác thì khoảng cách trồng sầu riêng thích hợp theo quy trình của Bộ nông nghiệp là 12x12m với mật độ 69 cây/ha hoặc 12x15m với mật độ 55 cây/ha.

Đào hố, bón lót

Hố được đào trong các tháng mùa khô từ tháng 4 đến tháng 5 có kích thước hố là 60x60x60cm.

Bà con nên bón lót trước khi trồng từ 20-30 ngày và bón khoảng 20-30kg phân chuồng hoại mục, 0,5kg lân nung chảy và 0,5 kg vôi.

cach-trong-sau-rieng
Cách đặt sầu riêng trong hố

Cách trồng sầu riêng

Bước 1: Đào hố và đảo phân trong hố từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong cho phân được phân bố đều khắp hố và đảm bảo khoảng cách trồng sầu riêng.

Bước 2: Trong hố tạo điểm đặt cây sầu riêng, tùy theo kích thước của bầu để tạo hố thích hợp. Ở giữa hố đào một lỗ sâu khoảng 20cm, đường kính rộng hơn bầu ươm từ 1-2cm.

Bước 3: Đặt bầu ươm vào hố đã đào sẵn rồi lấp đất và không nên trồng sâu, cây sẽ dễ bị ngập úng.

Bước 4: Cắm cọc để giữ cây mọc thẳng.

Bước 5: Sau khi trồng xong tưới nước định kỳ cho cây.

Bước 6: Cây con mới trồng không nên để ánh nắng trực tiếp chiếu vào và che nắng không quá 50% ánh nắng mặt trời đồng thời giữ ẩm cho cây.

Cách chăm sóc sầu riêng

Tưới nước

Bước 1: Xác định thời điểm tưới nước cho sầu riêng

– Giai đoạn cây con

– Giai đoạn cây ra hoa và cho quả

+ Lúc sầu riêng ra hoa cần tưới nước 2 ngày 1 lần để hạt phấn được khỏe mạnh, nhưng một tuần trước khi ra hoa cần phải giảm ⅔ lượng nước so với mình thường.

+ Sau khi sầu riêng đã đậu quả, bà con tiến hành tưới tăng dần lượng nước trở lại mức bình thường để quả phát triển khỏe.

Bước 2: Xác định nhu cầu của cây và độ ẩm của đất

Dùng tay hoặc máy đo độ ẩm để kiểm tra độ ẩm của đất trong từng giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định lượng nước tưới thích hợp.

Quan sát độ căng nước của cành lá, đặc biệt là ở các đọt non. Thời điểm quan sát thích hợp nhất là giữa trưa lúc cây thoát hơi nước nhiều nhất và nếu thiếu ẩm thì lá cây sẽ héo.

Nếu giai đoạn cây con mà độ ẩm đất là 50% thì phải tưới lên 65-80%, nhưng giai đoạn chín mà độ ẩm là 80% thì phải tưới ngay.

Bước 3. Các phương pháp tưới nước

Nước tưới ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của vườn sầu riêng. Tùy theo điều kiện của bà con mà chọn phương pháp tưới phù hợp. Sau đây là một số phương pháp tưới nước cho sầu riêng:

– Tưới nước bằng các dụng cụ thủ công: Dùng thùng, xô,… tưới cho từng gốc.

– Tưới nước bằng dụng cụ bán thủ công: Dùng máy bơm có dây nhựa mềm để phun nước vào từng gốc cây.

– Tưới béc: Đây là phương pháp tưới mưa dưới gốc, còn được hiểu là tưới phun mưa cục bộ, bán kính nhỏ thường từ 0,5m đến 3m và béc tưới được đặt dưới gốc cây. Đây là phương pháp tưới kết hợp giữa tưới nhỏ giọt và phun mưa.

– Tưới nhỏ giọt: Đây là phương pháp tưới ngấm nước từ từ vào trong đất, thấm ngay vào hệ thống rễ và không lãng phí nước vào những vùng đất không có cây sinh trưởng.

Bước 4. Chuẩn bị nguồn nước để tưới

Đảm bảo nguồn nước từ sông, hồ, kênh mương, đập nước hay giếng không bị nhiễm mặn hay phèn.
Đặc biệt nguồn nước không bị nhiễm độc từ các nhà máy, chất thải công nghiệp.

Bước 5. Tưới nước cho sầu riêng

Bà con cần tưới nước phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của sầu riêng.

– Tưới nước sau khi trồng:

+ Tưới nhẹ nhàng quanh gốc bằng thùng tưới có gắn vòi hoa sen

+ Nước tưới vừa đủ ấm, không được tưới bằng các ống nước có dòng nước xối mạnh làm tróc gốc, đất bị váng, cây khó ra rễ.

+ Trong 4 tháng đầu nên tưới mỗi ngày một lần.

+ Ủ rơm, cỏ vào gốc cây sẽ giảm được công tưới nhưng mùa mưa nên bỏ ra vì ẩm ướt dễ gây bệnh và chứa mối nguy hại cho sầu riêng.

– Tưới nước giai đoạn kiến thiết cơ bản: Khi thấy cây có hiện tượng thiếu nước cần tưới nước ngay.

+ Lượng nước tưới tùy theo phương pháp tưới, thông thường tưới 20-30 lít nước cho một cây trong một lần tưới.

+ Cách 15-25 ngày  tưới lại một lần, nếu số lần tưới càng nhiều thì lượng nước tưới ít lại.

– Tưới nước giai đoạn kinh doanh(ra hoa và cho trái):

+ Mỗi lần tưới bằng phương pháp thủ công bà con sẽ mất khoảng 60-80 lít nước cho một cây, còn tưới bằng phương pháp nhỏ giọt thì chỉ cần 15-20 lít nước. 

+ Thời gian giữa hai lần tưới phụ thuộc vào điều kiện môi trường và giai đoạn sinh trưởng của cây. Đặc biệt ở giai đoạn ra hoa và hình thành quả nên tưới nhiều hơn nhưng đến giai đoạn quả gần chín tưới nhiều cơm sầu riêng sẽ bị nhão.

+ Ở giai đoạn một tháng trước khi thu hoạch áp dụng biện pháp phủ plastic xung quanh gốc để ngăn cản không cho nước mưa xâm nhập vào vùng rễ. Việc này sẽ làm giảm tỉ lệ sượng cơm và hạt có nước.

+ Mương máng trong vườn luôn giữ mực nước ở độ sâu 60-80 cm sau khi cây đậu quả.

+ Sau các đợt mưa lớn, bơm nước ra khỏi vườn để không làm tăng mực nước trong mương và trong liếp.

ky-thuat-trong-sau-rieng
Đào rãnh thoát nước cho vườn sầu riêng

Bón phân

Hạn chế sử dụng các loại phân hóa học và tăng cường sử dụng phân hữu cơ. Phân hữu cơ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây phát triển, làm cho cành lá xanh tốt. Và cũng giúp cho quá trình ra hoa đậu quả đạt tỉ lệ cao hơn.

Nên bón phân vào xung quanh tán cây, dùng các vật dụng nông nghiệp trộn phân bón với đắp mặt. Cách làm này vừa giúp cho lượng phân bón không bị hao hụt bởi các tác động bên ngoài vừa hạn chế được những ảnh hưởng trực tiếp lên bộ rễ cây sầu riêng.

Giai đoạn kết hoa là giai đoạn cây cần nhiều dinh dưỡng nhất để hình thành hạt phấn chuẩn bị cho quá trình đậu quả. Nên giai đoạn này cần cung cấp các nguyên tố vi lượng, trung lượng cho cây.

Tuy nhiên nếu không sử dụng hợp lý cuống hoa sẽ bị dài, yếu ớt ảnh hưởng đến quá trình nuôi trái. Đặc biệt bà con không nên sử dụng phân bón gốc.

Bà con có thể dùng G2B 06 có tác dụng chống rụng trái non, khô trái, giúp cây thụ phấn tốt, tăng đậu trái, nuôi dưỡng hạt và chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt.

ky-thuat-trong-sau-rieng
G2B 06 – Thuốc tăng đậu trái

Trong quá trình chăm sóc cây sầu riêng sẽ mắc phải rất nhiều bệnh, bà con phải lưu ý kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện ra các dấu hiệu bệnh để có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Sâu đục thân sầu riêng: nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp khắc phục

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng? Có thuốc đặc trị không?

Cách phòng trừ bệnh xì mủ trên cây sầu riêng và thuốc đặc trị

Bệnh thán thư trên sầu riêng có những biểu hiện như thế nào? Cách điều trị và phòng tránh?

Tạo hình cho cây sầu riêng

Thời điểm tỉa cành, tạo dáng cho sầu riêng

Giai đoạn vườn ươm: khi sầu riêng còn nhỏ, bà con nên tiến hành cắt đi các cành mọc sai vị trí, tạo tán cho cây và định hình khung. Tuy nhiên giai đoạn này không nên cắt tỉa quá nhiều để đảm bảo cây con có đủ sức sống và phát triển tốt.

Giai đoạn trồng cây con: sau một thời gian phá bầu để chuyển cây con vào vườn bà con nên lưu ý việc tạo dáng, cắt cành hợp lý sau đó lựa những cành tốt nhất để làm khung. Lúc này việc cần chú trọng nhất là  bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển bộ rễ khỏe mạnh.

Giai đoạn cây trưởng thành: khi cây trưởng thành là lúc cây đã phát triển toàn diện về cành nhánh, bộ rễ và lá cũng đã hoàn thiện nên chỉ cần cắt cành cho cây thông thoáng.

Giai đoạn cây cho quả: Lúc cây cho quả to bằng nắm tay, kết hợp cắt tỉa cành và quả để dồn dinh dưỡng cho những cành, quả chính nhằm nâng cao chất lượng cây trồng. 

Giai đoạn sau thu hoạch: Giai đoạn này cần loại bỏ những cành bị sâu bệnh, già yếu cũng như những cành vượt che khuất ánh sáng cho cây. Đồng thời bón phân để cây phục hồi nhanh chóng.

Giai đoạn cây già: khi cây già bộ rễ hoạt động yếu khó đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây nên cần phải cắt tỉa nhiều và sử dụng phân bón cải tạo đất.

Cắt tỉa cành, tạo dáng cho sầu riêng

Không  nên tỉa bỏ ngọn cây của các cây sầu riêng còn nhỏ, chỉ tỉa bỏ cành trên thân. Bỏ hết các chồi gốc, cành đầu tiên cách mặt đất trên 50cm để tránh sâu bệnh gây hại. Khi còn nhỏ khoảng cách giữa các cành trên thân chính là 8-10cm còn khi trưởng thành khoảng cách sẽ lớn hơn 30cm. Nếu một vị trí có 2 cành thì bà con nên cắt đi một cành.

Trong quá trình cây phát triển, những cành mọc ngang, phát triển khỏe mạnh, nằm ở vị trí hợp lý là những cành nên được để lại mang quả. Nếu cành ngang mọc ra vượt ra khỏi tán cần được tỉa ngắn để tất cả các cành của cây đều nhận được ánh sáng quang hợp tốt nhất.

Khi cây cao hơn 7m bắt đầu ra quả bà con nên cắt bớt ngọn để giảm chiều cao của cây giúp dinh dưỡng của cây được tập trung nuôi hoa và quả tốt hơn. Đồng thời cũng tiện cho quá trình chăm sóc và thu hoạch. Nên để cây ở độ cao 5-5,5m hoặc cắt 1,5-2 mét tính từ ngọn xuống.

Tạo dáng cân đối cho cây, mỗi tầng cách nhau 40-60cm và cành cấp 1 có 3-4 cành tỏa đều ra các hướng. 

Sau khi thu hoạch loại bỏ những cành mọc đứng hoặc mọc ngược vào trong tán và những cành nằm cách mặt đất thấp hơn 1m cũng cần được loại bỏ vì những cành thấp thường ẩm thấp dễ bị sâu bệnh.

Bà con nên giữ lại những cành bơi vì nó cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi trái phát triển và là cành dự bị khi cành chính bị gãy.

Tỉa hoa, tỉa trái

Để cây tập trung nuôi dưỡng những hoa có tỉ lệ đậu quả cao thì tỉa bớt hoa là một trong những cách dễ dàng nhất. Vì vậy bà con nên loại bỏ những hoa nằm ở những vị trí không cần thiết và những hoa có tỉ lệ kết trái kém.

Thời điểm tỉa hoa thích hợp là khi chùm hoa đã dài khoảng 8-10cm. Bà con chỉ cần tỉa đi những bông hoa mọc ở đầu và để lại những bông hoa mọc cùng đợt, cuống khỏe mạnh và không bị nhiễm sâu bệnh. Bà con cũng không nên để lại quá nhiều hoa ở một chùm, thích hợp nhất là dưới 10 bông.

Khi nào được thu hoạch sầu riêng?

Tùy theo các loại cây giống, cách chăm sóc cây sầu riêng và điều kiện khí hậu mà thời điểm thu hoạch sẽ dài ngắn khác nhau. Nếu trồng cây sầu riêng được gieo bằng hạt thì thời gian cho quả từ 9-10 năm nhưng trái nhỏ và không đạt hiệu quả kinh tế cao. Các giống địa phương cho thu hoạch trong khoảng 105-110 ngày tính từ lúc xả nhị.

Còn những cây sầu riêng được nghiên cứu, cấy ghép tiêu chuẩn thì mất 5-6 năm để cho quả và thời gian để thu hoạch thường kéo dài từ 15-17 tuần khi hoa nở. Trong vòng 2 tuần thì trái sầu riêng sẽ chín và có thể thu hoạch.

Kết luận

Trên đây là những kiến thức bà con cần phải biết khi có ý định canh tác, kinh doanh sầu riêng. Để quá trình trồng sầu riêng thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao bà con nên tham khảo thêm các bài biết khác của phanthuocsinhhoc.net về cách trồng trồng sầu riêng, cách chăm sóc cây sầu riêng bởi trong quá trình canh tác sầu riêng rất dễ mắc nhiều bệnh hại làm giảm chất lượng cây trồng.

Để giải đáp thắc mắc về bệnh trên cây sầu riêng và mua thuốc trị bệnh bà con liên hệ đến hotline 0962241635 để được tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *