Nguyên nhân cà phê bị vàng lá và biện pháp khắc phục

ca-phe-bi-vang-la

Hiện nay, tại nhiều địa phương cà phê là nguồn thu nhập chính của bà con, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố bất lợi từ môi trường làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của cà phê, điển hình là hiện tượng cà phê bị vàng lá. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của bà con bởi chất lượng cà phê không tốt sẽ rất khó bán được giá tốt. Để hạn chế những tác động xấu từ môi trường đến cây cà phê, bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh và biện pháp khắc phục hiệu quả nhé!

ca-phe-bi-vang-la
Tìm hiểu nguyên nhân cà phê bị vàng lá

Một số nguyên nhân cà phê bị vàng lá thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho cây cà phê bị vàng lá và sau đây là 2 nguyên nhân chính gây bệnh vàng lá trên cây cà phê.

Cây cà phê bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng hình ảnh cây cà phê thiếu trung vi lượng 

 

Cà phê cần cung cấp đủ rất nhiều các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali, magie, canxi, lưu huỳnh, sắt, kẽm, mangan,… Khi bà con bón phân bón không đủ nhu cầu của cây và thiếu một trong các thành phần trên thì đều có thể làm cho cây cà phê bị vàng lá, rụng trái ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến năng suất.

hinh-anh-cay-ca-phe-thieu-trung-vi-luong
Cây bị cháy lá do thiếu dinh dưỡng

– Thiếu đạm: Khi cây cà phê bị thiếu đạm, cà phê bị vàng lá già, bắt đầu từ phần giữa lá sau đó lan ra toàn bộ lá rồi vàng dần đến các lá non làm cho chồi kém phát triển, cây cằn cỗi. Điều này làm cho cây cà phê ít trái, trái nhỏ do cành dự trữ ngắn.

– Thiếu lân: Đối với những cây bị thiếu lan, các lá già không sáng bóng, bị xỉn màu và chồi non kém phát triển. Đồng thời hoa và trái cũng ra ít hơn.

– Thiếu kali: Khác với biểu hiện của cây thiếu đạm, đối với những cây cà phê thiếu kali lá sẽ bị vàng dần từ mép lá vào trong rồi từ chóp lá trở xuống. Nếu để tình trạng này kéo dài lá sẽ bị khô héo và rụng sớm. Đặc biệt là khi vào mùa mưa trái to dần, tăng trưởng mạnh dễ gây ra tình trạng thiếu kali làm lá rụng hàng loạt bởi trái tăng trưởng nhu cầu về kali của cà phê tăng cao và cây cần tập trung dinh dưỡng để nuôi trái. 

– Thiếu magie: Khi cây thiếu magie sẽ có những biểu hiện rõ ràng mà bà con có thể kiểm tra thấy được: gân trên lá chuyển sang màu đen rồi lan dần ra và xuất hiện cả những vệt màu vàng ở vùng thịt lá. Cây thường bị thiếu magie ở những vùng đất chua, có tầng canh tác mỏng và nhiều quặng boxit, đặc biệt là vào giai đoạn cuối mùa mưa. Thực tế, cây cà phê bị thiếu magie thường xuất hiện tại các vùng cà phê như Đăk Nông và Bình Phước. 

– Thiếu canxi: Những vùng cà phê được trồng trên các loại đất chua, đất dốc, ít bón vôi thường bị thiếu canxi. Khi cây bị thiếu canxi các lá già thường mỏng, dễ rách, chuyển sang màu vàng trắng, thiếu canxi nên cành dễ bị gãy và vỏ trái bị nứt. 

– Thiếu lưu huỳnh: Những cây thiếu lưu huỳnh thì những lá non mọc ra sẽ chuyển sang màu vàng, rìa lá bị uốn cong, lá dễ bị rách và chết từ ngoài vào trong lá. Ngoài ra khi bón quá nhiều lưu huỳnh cũng làm cây bị vàng lá, thối rễ do lưu huỳnh hòa tan các kim loại độc như sắt, nhóm làm rễ cây bị tổn thương.

– Thiếu kẽm: Khi cây cà phê bị vàng lá do thiếu kẽm, ngọn non sẽ bị xù ra và không nở lớn được, gân lá non vẫn còn màu xanh nhưng phần thịt lá chuyển sang màu vàng. Đặc biệt khi cây bị thiếu kẽm, cành dự trữ của cây sẽ không phát triển được làm ảnh hưởng đến năng suất của cây.

– Thiếu Bo: Khi bà con thấy các chồi non của cây bị chết, lá biến dạng, cong queo, lá chuyển sang màu xanh đen thẫm hoặc ngả vàng thì cây có thể đang bị thiếu Bo. Bón thừa Bo cũng không tốt, khi cây bị thừa Bo thì các lá non cũng chuyển sang màu nâu rồi rụng.

– Thiếu mangan: Về đặc điểm chung, khi cây thiếu bất cứ nguyên tố dinh dưỡng nào trong thời gian dài hoặc trong thời kỳ cây nuôi trái thì đều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng của hạt cà phê. Khi cây thiếu mangan các lá non sẽ chuyển sang màu vàng trắng còn khi thừa mangan thì lá cây sẽ có hiện tượng vàng lá gân xanh, nặng thì ngọn cây sẽ bị chết.

– Thiếu sắt: Thực tế hiện tượng thiếu sắt không quá phổ biến, chỉ xuất hiện tại các vườn bón quá nhiều lân và vôi. Khi cây bị thiếu sắt bà con sẽ thấy đọt non chuyển sang màu bạch tạng trong khi các lá dưới vẫn còn là màu xanh.

Theo nhiều nghiên cứu của các viện Nông nghiệp thì thiếu dinh dưỡng cũng có thể làm cho cà phê bị yếu dần suy kiệt nên sâu bệnh dễ dàng tấn công. Thực tế tại các nhà vườn thì những vườn cà phê bị thiếu dinh dưỡng thường có nhiều sâu bệnh tấn công hơn. Ở một số vườn, bà con bón phân khá đầy đủ nhưng vẫn có các biểu hiện thiếu dinh dưỡng như ở trên là do đất tại vườn đã bị chua nên rễ kém phát triển làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng.

 

Cà phê bị vàng lá thối rễ do bị nhiễm sâu bệnh

 

Cây cà phê có thể bị nhiễm rất nhiều các loại nấm bệnh, vi khuẩn khác nhau và chúng gây ra hiện tượng vàng lá, rụng lá trên cây, điển hình như bệnh khô cành, khô quả, gỉ sắt, nấm hồng, rệp sáp, tuyến trùng,… Các loại bệnh sẽ có các loại thuốc đặc trị khác nhau, tuy nhiên có nhiều bà con có thói quen sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc, điều này sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc do các loại thuốc có thể phản ứng với nhau. 

ca-phe-bi-vang-la-thoi-re
Cây bị vàng lá do thối rễ

Bệnh tuyến trùng thối rễ vàng lá cà phê có chữa được không?

 

Hiện nay bệnh tuyến trùng đang gây hại tại rất nhiều vườn cà phê, loại sâu bệnh này làm cho rễ cà phê bị biến vàng sau đó chuyển sang màu nâu rồi dẫn đến thối rễ làm cho cây bị còi cọc, các đoạn thân bị ức chế sinh trưởng mạnh, nhánh non có thể bị chết và nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến chết cây. 

benh-tuyen-trung-thoi-re-vang-la-ca-phe
Rễ cây cà phê bị tuyến trùng

Thời gian mang bệnh kéo dài, chúng sẽ di chuyển lên phía trên thân và các phần mô khỏe sau đó chích hút các rễ sinh trưởng rồi hủy diệt chúng làm cho cây ngừng phát triển, lá chuyển sang màu vàng do tuyến trùng cản trở quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng lên nuôi cây.

Một số phương pháp trị vàng lá thối rễ ở lan và thuốc đặc trị cà phê bị vàng lá

Cách trị vàng lá thối rễ

 

– Tình trạng thiếu các thành phần dinh dưỡng như magie, đạm, lân,… chủ yếu xuất hiện vào giai đoạn cuối mùa mưa làm cho vườn cà phê bị vàng lá rất nhiều. Khi thấy các biểu hiện như đã nêu ở trên thì bà con cần bổ sung đúng và kịp thời để không làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của vườn cà phê. 

– Tuy nhiên việc quản lý thành phần dinh dưỡng của vườn cũng rất khó, từ khâu chọn đất trồng đến thiết kế lô trồng, che bóng, chắn gió, chọn giống, tỉa cành đòi hỏi phải hợp lý, đúng kỹ thuật. 

 

– Ngoài ra để hạn chế sâu bệnh hại bà con thực hiện luân canh cây trồng hoặc trồng xen canh các cây họ đậu để làm sạch sâu bệnh hại tồn dư qua các vụ mùa. 

– Thu gom tàn dư các cây bị bệnh cũng là một công tác quan trọng bởi đó là nơi sâu bệnh hại tồn tại , duy trì đến vụ mùa sau, sau đó lại tiếp tục lây lan, phát triển gây hại. 

– Bà con có thể kết hợp bón phân chuồng để hạn chế bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê.

– Lựa chọn giống cà phê phù hợp với điều kiện vùng miền cũng là một việc quan trọng. 

Thuốc đặc trị tuyến trùng cà phê

 

Không chỉ thực hiện các biện pháp phòng bệnh mà điều quan trọng nhất là sử dụng thuốc phòng trị bệnh. 

 

Nematoz – P – Thuốc đặc trị tuyến trùng sinh học – Là tổ hợp các chủng sinh vật có lợi giúp tiêu diệt tuyến trùng, chúng di chuyển trong đất rồi bám vào cơ thể tuyến trùng, thắt, lây nhiễm rồi phá hủy cả trứng và tuyến trùng. Không chỉ diệt được tuyến trùng mà Nematoz còn giúp tăng độ tơi xốp cho đất, phục hồi bộ rễ và cung cấp dinh dưỡng cho rễ phát triển nhanh.

thuoc-dac-tri-tuyen-trung-ca-phe
Nematoz-P – Thuốc đặc trị tuyến trùng cà phê

Hướng dẫn sử dụng: 500ml Nematoz pha được với 200-400 lít nước rồi tưới đẫm vùng gốc dưới tán cây. Để phòng bệnh bà con nên tưới 2-3 lần/năm còn để trị bệnh bà con cũng tưới 2-3 lần và mỗi lần cách nhau từ 15-20 ngày.

Thuốc đặc trị nấm hại cà phê bị vàng lá

 

Ngoài sâu bệnh hại, trong tự nhiên cũng có rất nhiều loại nấm bệnh gây hại cho cây trồng.

 

Fugi – Thuốc trừ nấm bệnh sinh học – có chứa thành phần chính gồm Chaetomium spp và Trichoderma spp giúp tiêu diệt nấm bệnh theo nguyên lý đối kháng giúp tăng sức đề kháng cho cây trồng. Ngoài ra cũng giúp đất tơi xốp, rễ phát triển tốt.

tri-vang-la-thoi-re
Fugi – Thuốc đặc trị vàng lá thối rễ

Hướng dẫn sử dụng: 25ml Fugi pha được với 20-25 lít nước, bà con có thể phun hoặc tưới cho cây. 

– Phòng bệnh: tùy điều kiện thời tiết để phun phòng bệnh cho cây, trung bình 15-30 ngày tiến hành phun 1 lần.

– Trị bệnh: bà con phun liên tiếp 2-3 lần, mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày.

Phân bón cho cây cà phê

 

Phân bón là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với cây trồng, việc bổ sung phân bón đúng lúc, đúng liều lượng giúp cây khỏe, tăng năng suất và chất lượng. 

 

Nutri – cop – Phân bón sinh học, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, giúp cây bung rễ mạnh, đi đọt nhanh và cải tạo đất khỏi chai hóa. Ngoài ra trong thuốc còn có thành phần giúp giải độc hữu cơ, giải độc phèn và tiêu độc cho đất.

cach-tri-vang-la-thoi-re
Nutri-Cop – Phân bón sinh học

Hướng dẫn sử dụng: pha 25-50ml Nutri – cop cho 16-20 lít nước

– Cây công nghiệp, cây ăn trái: phun vào giai đoạn trước khi cây ra hoa, sâu khi đậu trái, phân hóa mầm hoa và sau khi thu hoạch.

– Cây lương thực và cây khác: sau khi cây gieo trồng được 15 ngày bà con tiến hành phun thuốc và phun định kỳ 15-20 ngày/lần.

Kết luận

 

Cà phê bị vàng lá do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng của vườn cà phê. Bài viết trên đây đã thu thập một số biện pháp để phòng trị cây cà phê bị vàng lá, bà con có thể áp dụng cho vườn nhà mình. Mọi ý kiên, đóng góp của bà con phanthuocsinhhoc.net xin nhận ở phần bình luận và mọi thắc mắc về bệnh trên cây trồng bà con hãy liên hệ đến hotline 0962241635 để được giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *