Bệnh nấm hồng trên cây có múi gây hại như thế nào và một số biện pháp phòng trị

benh-nam-hong-tren-cay-co-mui

Bệnh nấm hồng trên cây có múi gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của cây do nấm bệnh tấn công trên vỏ thân và cành làm cho cây không vận chuyển được nước, chất dinh dưỡng. Thời gian nấm bệnh gây hại lâu dần khiến cho cây bị suy kiệt, không thể nuôi trái, bệnh nặng có thể làm cho quả bị rụng, chết cành. Sau đây bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh và một số biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả được các bà con trồng vườn chia sẻ nhé!

benh-nam-hong-tren-cay-co-mui
Một số thông tin về bệnh nấm hồng trên cây có múi

Nguyên nhân phát triển nấm hồng trên cây có múi

Bệnh nấm hồng trên cây có múi hay còn có tên gọi khác là bệnh mốc hồng. Và loại bệnh này có tên khoa học là Corticium salmonicolor.

Nấm bệnh xuất hiện ở hầu hết các khu vực trồng cây có múi và tơ nấm trắng bạc phát triển từ vết bệnh lây lan từ cành, thân sau đó lây lan nhanh chóng trong vườn và khu vực vườn lân cận nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời.

Điều kiện thuận lợi cho nấm hồng phát triển là thời tiết trong giai đoạn nóng ẩm, mưa nhiều và lượng mưa cao trên 250mm/tháng. Và điều kiện khí hậu tại Nam bộ trong mùa mưa rất thích hợp cho nấm bệnh phát sinh, phát triển gây hại. 

Biểu hiện của bệnh nấm hồng 

Nấm bệnh tồn tại trong tàn dư những cây bị bệnh từ vụ trước và khi gặp điều kiện thời tiết phù hợp sẽ tiếp tục phát triển gây hại.

Nấm bệnh tấn công chủ yếu trên thân và cành của những cây đã trưởng thành và nấm bệnh thường phát triển tại những vị trí phân cành và cành mọc ngang. 

tri-nam-hong-tren-cay-co-mui
Nấm hồng gây hại trên thân

Ban đầu khi nấm bệnh mới phát sinh trên cây bà con sẽ thấy các sợi dạng chỉ màu trắng nhỏ của lớp khuẩn ty bao quanh cành, thân. Khi chúng gặp điều kiện thời tiết thuận lợi chúng sẽ phát triển và lây lan nhanh chóng. Lớp khuẩn ty này sẽ ngày càng dày lên và có màu phấn trắng rồi về sau chuyển sang màu hồng phấn. Đến giai đoạn cuối của nấm bệnh, chúng chuyển sang màu xám trắng.

nam-hong-tren-cay-co-mui
Nấm hồng gây hại trên cành

Trong suốt quá trình nấm bệnh lây lan, nấm ký sinh vào vỏ thân, cành rồi phá vỡ các mạch dẫn và mạch tượng làm tổn thương, chết vỏ cây. Điều này làm cản trở quá trình vận chuyển nước, chất dinh dưỡng của cây, các cành phía trên sẽ không nhận được chất dinh dưỡng sau đó sẽ khô héo và chết dần.

Quan sát kỹ hơn bà con sẽ thấy trên những vết bệnh do nấm hồng gây ra thường bị nứt và có nhựa chảy ra. 

Biện pháp phòng trị bệnh nấm hồng trên cây có múi và thuốc đặc trị nấm hồng

Biện pháp trị nấm hồng trên cây có múi

Khi trồng vườn bà con nên tìm hiểu và tham khảo kỹ thuật trồng cây, khoảng cách giữa các cây sao cho phù hợp bởi khi cây quá um tùm và khoảng cách quá gần cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh lây lan nhanh chóng. Đặc biệt vào những giai đoạn mưa nhiều bà con nên sử dụng thuốc để phòng bệnh.

Để vườn luôn được thông thoáng và thoát nước tốt vào mùa mưa thì hệ thống mương máng cũng cần phải được đảm bảo.

Thăm vườn thường xuyên là công việc vô cùng cần thiết để sớm phát hiện ra mầm bệnh sau đó có biện pháp xử lý thích hợp, hiệu quả. 

Khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh bà con nên cắt bỏ những cành nhiễm sâu bệnh nặng ra khỏi vườn sau đó tiêu hủy. Còn đối với những phần mới bị thì nên cạo sạch lớp nấm đi sau đó sử dụng thuốc diệt nấm.

Khuyến khích bà con sử dụng phân hữu cơ kết hợp với nấm vi sinh vào đầu và cuối mùa mưa để kháng các loại nấm xâm nhiễm gây hại cho cây trồng.

Ở giai đoạn nuôi trái cây cần rất nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy để tăng sức đề kháng cho cây bà con không chỉ cần bón phân hóa học mà còn phải cân bằng kết hợp với humic.

Thuốc trị bệnh nấm hồng trên cây có múi

Cây có múi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và là nguồn thu nhập chính của người nông dân vì vậy để đạt năng suất và chất lượng tốt thì việc sử dụng thuốc phòng và trị bệnh là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên các loại thuốc hóa học hiện nay hầu hết đều để lại tồn dư trên trái cây gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng, vì vậy việc chuyển đổi sang sử dụng các loại thuốc sinh học là vô cùng cần thiết.

Fugi – Thuốc trừ nấm bệnh sinh học với các thành phần chính gồm Chaetomium  và Trichoderma giúp tiêu diệt nấm bệnh theo nguyên lý nấm đối kháng, tăng tính kháng của cây và tăng độ tơi xốp của đất, cải tạo đất giúp rễ phát triển tốt. Fugi không chỉ diệt nấm mà có thể phòng được các bệnh về nấm khi bà con phun định kỳ cho vườn nhà mình.

thuoc-tri-benh-nam-hong-tren-cay-co-mui
Fugi – Thuốc đặc trị nấm hồng trên cây có múi

Hướng dẫn sử dụng: 25ml thuốc bà con có thể pha với bình 20-25 lít nước rồi phun hoặc tưới cho cây.

– Khi nấm bệnh đã lây lan ra diện rộng và gây hại nặng bà con nên sử dụng thuốc từ 2-3 lần và mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày.

– Còn để phòng bệnh bà con theo dõi tình hình thời tiết và chu kỳ của bệnh, chúng ta có thể phun từ 15-30 ngày/lần.

Kết luận

Bệnh nấm hồng trên cây có múi gây hại làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của nông sản nên vào mùa mưa bà con nên sử dụng thuốc để phòng bệnh để nấm bệnh không thể phát sinh gây hại. Qua bài viết trên bà con cũng đã thấy được một số biện pháp phòng trị bệnh và thuốc đặc trị bệnh nấm hồng trên cây có múi. 

Ngoài ra Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B rất mong nhận được những phản hồi từ bà con, nếu bà con có các biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả khác có thể để lại bình luận ở cuối bài để phanthuocsinhhoc.net hoàn thiện hơn. Và để giải đáp thắc mắc về các loại bệnh trên cây trồng và thuốc đặc trị bà con liên hệ đến hotline 0962241635 để được nhân viên tư vấn miễn phí 24/7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *