Nguyên nhân gây bệnh cháy lá lúa và đặc điểm gây hại như thế nào?

benh-chay-la-lua

Bệnh cháy lá lúa là một bệnh khá phổ biến trên cây lúa đồng thời cũng gây hại làm ảnh hưởng đến quá trình làm đồng, trổ bông của cây lúa. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng của ruộng lúa. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng cháy lá lúa bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng trị nhé!

benh-chay-la-lua
Bệnh cháy lá lúa do nguyên nhân gì

Nguyên nhân gây bệnh cháy lá lúa

Theo nghiên cứu, cháy lá lúa là bệnh do vi khuẩn Xanthomonas 0ryzae pv. Oryzae gây ra. Điều kiện thời tiết thuận lợi cho chúng gây hại là vào giai đoạn độ ẩm không khí cao, mưa nhiều, thời tiết âm u và đặc biệt là vào mùa bão, mưa dông kéo dài. Đặc biệt, chúng có thể dễ dàng lây lan trong điều kiện nhiệt độ khoảng 26-30 độ C và độ ẩm không khí lớn hơn 90%.

Còn trong trường hợp khi nhiệt độ môi trường xuống thấp mà bà con vẫn thấy lá lúa bị cháy đầu lá, xoăn và khô lại thì đây là biểu hiện của bệnh sinh lý, lá lúa sẽ trở lại bình thường khi nhiệt độ tăng lên.

nguyen-nhan-benh-chay-la-lua
Cháy bìa lá lúa

Biểu hiện của bệnh cháy bìa lá trên cây lúa và hình ảnh lúa bị cháy lá

Bất cứ bệnh nào trên cây lúa nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp đặc trị thì đều sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản. Vì vậy việc phát hiện ra bệnh sớm từ việc thăm đồng thường xuyên và nắm được những biểu hiện bệnh là vô cùng cần thiết. Bà con có thể tham khảo thêm một số triệu chứng của bệnh cháy bìa lá trên cây lúa ở dưới đây:

lua-bi-chay-dau-la
Lúa bị cháy lá

– Khi vi khuẩn gây bệnh bắt đầu phát triển và gây hại thì chúng sẽ bắt đầu xuất hiện ở chóp lá trước sau đó lan dần xuống dưới và hai bên bìa lá.

– Hoặc bà con có thể nhìn vào màu sắc các vết bệnh trên lá để nhận biết, ban đầu trên lá sẽ xuất hiện các vết nhỏ trong suốt nằm giữa các gân lá, sau đó vi khuẩn lan dần và phát triển thành các vết bệnh lớn hơn và có màu vàng nâu.

– Ngoài ra bên trong các vết bệnh có chứa dịch vi khuẩn, dịch này sẽ chảy ra ngoài vào lúc chiều tối, ban đêm và sáng sớm. Các vết bệnh này làm cho lá lúa bị khô và dần mất khả năng quang hợp. Mà như bà con đã biết khi cây không thể quang hợp thì cũng không thể sống được.

– Thời kỳ cây đứng cái, làm đòng, trổ bông là giai đoạn cây dễ nhiễm bệnh nhất và khi bệnh nặng bà con sẽ quan sát thấy ở hai bìa lá có đường gợn sóng.

Một số cách phòng trị bệnh cháy lá lúa và thuốc trị cháy lá lúa

Cách phòng trị lúa bị cháy đầu lá

Chữa bệnh khó thì phòng bệnh cũng vậy, đòi hỏi bà con cần phải kết hợp thực hiện các biện pháp canh tác, biện pháp bón phân, chăm sóc đúng quy trình. Dưới đây là một số biện pháp chúng tôi thu thập được trong quá trình nghiên cứu, canh tác cùng với bà con:

– Giống lúa là yếu tố rất quan trọng, quyết định phần lớn cây có mắc nhiều bệnh hại hay không nên bà con hãy sử dụng những giống lúa khỏe, có khả năng kháng bệnh tốt và chống chịu được với điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

– Các loại vi khuẩn gây bệnh có khả năng tồn tại từ vụ trước đến vụ sau nhờ ký sinh vào các loại có xung quanh bờ ruộng nên việc vệ sinh đồng ruộng là nhiệm vụ cần thiết. 

– Về việc bón phân bà con chú ý chỉ bón đủ lượng cần thiết, không nên bón dư thừa quá nhiều ra đồng ruộng và bón phân cân đối dựa theo màu của lá lúa. Mực nước trong ruộng nếu có thể thì bà con nên giữ khoảng 5-10cm.

– Khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh cháy lá lúa, nếu trong ruộng còn nước thì bà con nhanh chóng tháo nước đi sau đó tiến hành rải vôi đều trên mặt ruộng, khoảng 10-20kg/1000m2.

– Vậy để có thể phát hiện ra dấu hiệu bệnh sớm và có biện pháp đặc trị kịp thời thì bà con cần phải kiểm tra đồng ruộng thường xuyên.

Thuốc đặc trị cháy bìa lá lúa

Hiện nay rất nhiều bà con sử dụng các loại thuốc hóa học để trị bệnh, chúng ta không thể phủ nhận tác dụng của thuốc hóa học tuy nhiên phun thuốc hóa học làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người trực tiếp phun. Không chỉ ảnh hưởng đến người phun mà còn ảnh hưởng đến môi trường do lượng thuốc tồn đọng trong đất và trôi nổi trong môi trường nước. Phân thuốc sinh học đang là một giải pháp hiệu quả để khắc phục những hạn chế, tác hại của thuốc trừ sâu hóa học. 

Nano Chitosan + Nano Bạc – Nano với kích thước  nhỏ có tính sát khuẩn có thể giúp phá vỡ màng tế bào, tiêu diệt nấm và vi khuẩn gây hại. Đồng thời cũng có tác dụng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây trồng từ các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn và giúp cây tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

Lưu dẫn hai chiều - Xâm nhập cực nhanh - Nano Chitosan + Nano Bạc (Ag) 500ml
Lưu dẫn hai chiều – Xâm nhập cực nhanh – Nano Chitosan + Nano Bạc (Ag) 500ml

Hướng dẫn sử dụng: 500ml pha được với 200 lít nước sau đó phun đều lên mặt ruộng.

– Phòng bệnh: phun định ỳ từ 30-45 ngày/lần.

– Trị bệnh: nếu cây bị bệnh nặng bà con phun liên tiếp 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.

Kết luận

Bệnh cháy lá lúa là bệnh khá phổ biến và rất thường gặp phải vào đợt thời tiết mưa nắng thất thường. Trên đây là một số thông tin chúng tôi thu thập được về bệnh cháy bìa lá lúa bà con có thể tham khảo rồi áp dụng cho ruộng nhà mình.

Mọi ý kiến đóng góp của bà con phanthuocsinhhoc.net xin được nhận ở phần bình luận bên dưới. Nếu bà con có thắc mắc về bệnh trên cây trồng và thuốc đặc trị bà con liên hệ đến hotline: 0962241635 để được tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *