Cách phòng trừ bệnh xì mủ trên cây sầu riêng và thuốc đặc trị

benh-xi-mu-tren-cay-sau-rieng

Sầu riêng là loại trái mang lại lợi nhuận kinh tế cao và chủ yếu được trồng ở miền Nam nước ta. Chúng có giá trị dinh dưỡng cao và được khá nhiều người yêu thích. Tuy nhiên để thu được lợi nhuận từ vườn sầu riêng thì bà con phải tốn rất nhiều công sức và chi phí bởi loại cây này có khá nhiều bệnh và phổ biến là bệnh xì mủ. Bệnh xì mủ trên cây sầu riêng nếu không được phát hiện và chữa kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của cây. Hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về loại bệnh này nhé!

benh-xi-mu-tren-cay-sau-rieng
Tìm hiểu về bệnh xì mủ sầu riêng

Nguyên nhân sầu riêng bị xì mủ

Nguyên nhân chính làm sầu riêng bị xì mủ là do nấm Phytophthora sp gây ra. Chúng tồn tại trong đất, gây hại trên cây ở các giai đoạn từ lúc ươm cây đến khi trưởng thành, đặc biệt là những cây đang đến mùa thu hoạch. Chúng phát triển mạnh nhất khi mật độ cây trồng cao và hệ thống thoát nước kém, môi trường ẩm ướt.

Do đất bị thoái hóa, thiếu chất hữu cơ và không thoáng khí.

Loại nấm bệnh này có thể tồn tại trong tàn dư những cây đã chết từ trước, khi gặp điều kiện thuận lợi thì sẽ tiếp tục phát tán và gây hại cho cây trồng.

Do người làm vườn bón nhiều phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hóa chất độc tính cao, không sử dụng các loại phân hữu cơ, dinh dưỡng không cân đối,… vì thế đất trở nên chua, chai cứng.

Bà con không sử dụng các loại thuốc phòng sâu bệnh hại nên một số loại tuyến trùng, sâu,… cắn phá rễ, tạo điều kiện cho các bệnh hại xâm nhập và phát triển.

Gốc cây không thông thoáng do cây bị trồng sâu, cổ rễ bị chôn lấp trong đất nên thường xuyên bị đọng nước.

Do pH của đất thấp (<5) cùng với việc cây đang trong thời kỳ xiết nước xử lý ra hoa, cây dồn hết sức để ra hoa, trái nên sức đề kháng kém, đây là điều kiện thích hợp để nấm tấn công và gây hại.

Ở những vườn cây lớn, bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng thường xuất hiện vào mùa khô, sau giai đoạn ra hoa, trái, sức khỏe cây suy giảm, sức đề kháng kém tạo điều kiện để sâu, mọt tấn công dễ dàng. Trong giai đoạn này bà con nên chú ý kỹ vườn cây nhà mình do cây đang bị đuối sức, sâu bệnh dễ tấn công và tạo điều kiện cho nấm bệnh gây hại. Dựa vào các dấu hiệu là xén tóc đục thân và mọt đục thân tấn công để phát hiện ra xì mủ để xử lý kịp thời.

Nguyên nhân khác là do mọt, ấu trùng xén tóc đục thân tấn công. Chúng thường tấn công vào những nơi sần sùi ở vỏ, chạng ba giữa cành và thân chính,… tạo điều kiện cho nấm phytop sẽ phát triển theo sau.

Điều kiện phát triển bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng

Ở những nơi có điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng thường phát triển tốt. Nấm bệnh phát sinh mạnh khi cành lá um tùm, không tỉa cắt cho thông thoáng, đặc biệt là vào mùa mưa vi khuẩn gây hại dễ phát triển và lan rộng ra thân cành.

Những vườn cây sầu riêng thường xuyên bị ngập úng, mật độ cây dày, không bón vôi hay phân hữu cơ xì mủ cũng thường xuất hiện và lây lan rất nhanh.

Nấm làm sầu riêng bị xì mủ phát triển mạnh trong nhiệt độ từ 16-32 độ C, độ ẩm không khí từ 80-95%, đặc biệt thuận lợi trong mùa mưa.

Mầm bệnh đã ủ sẵn trong đất trồng cây do trước đây mầm bệnh đã ký sinh vào các ký chủ của nấm Phytophthora như các cây cao su, hồ tiêu, cà phê, dừa,…

Ở rễ có các vết thương do tuyến trùng và một số loại rệp gây ra, nấm sẽ tấn công trực tiếp vào các vết thương đó tạo vết xì mủ cổ rễ và lan dần lên thân. Hoặc chúng có thể tấn công trực tiếp từ các vết tổn thương trên thân cây và di chuyển theo các vết nước xuống dưới cổ rễ. Thời gian lâu dần nấm bệnh sẽ tấn công toàn bộ cây, nếu nặng cây có thể chết.

tri-benh-xi-mu-cay-sau-rieng
Tuyến trùng gây ổ bệnh ở rễ cây

Thông thường có một số bà con trị hoài mà không hết là do chưa trị đúng ổ bệnh của cây, ổ bệnh chính tập trung nằm ở phần cổ rễ, các vết chảy mủ trên thân thực tế chỉ là phụ hoặc chỉ xử lý đơn giản chưa triệt để mầm bệnh.

Cổ rễ được tính khoảng 30-40cm từ gốc trở lên và nấm thường gây hại ở trong phần cổ rễ này, các phần rễ tơ bên ngoài không bị ảnh hưởng. Vì vậy khi xử lý bệnh nên tập trung vào phạm vi nói trên.

Dấu hiệu nhận biết bệnh xì mủ trên cây sầu riêng

Thông thường bà con có thể gặp 2 loại xì mủ và cần phân biệt là xì mủ ướt và xì mủ khô, có các dấu hiệu nhận biết sau đây:

Dấu hiệu nhận biết của xì mủ ướt

sau-rieng-bi-xi-mu
Sầu riêng bị xì mủ ướt

Trên cổ rễ: các vết thương tổn ở rễ bị nấm tấn công trực tiếp gây xì mủ cổ rễ, thối rễ và lan lên thân, cành.

Trên thân, cành

– Trên bề mặt vỏ cây các vết bệnh ướt do có nhựa màu nâu chảy ra.

– Khi bệnh nặng hơn, nấm xâm nhập vào thân cây gây ra nhiều vết thối trên vỏ, tạo ra những vết nứt theo chiều dọc của thân để lộ ra phần gỗ, có màu nâu.

– Bệnh lan dần vào bó mạch làm vỏ thân cây bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng.

– Khi cạo lớp vỏ sầu riêng bị nhiễm bệnh ra ta thấy phần gỗ chuyển sang màu nâu sẫm.

– Sau thời gian dài, nấm bệnh lan nhiều, các vết bệnh sẽ phát triển lây lan xung quanh thân làm cho cây suy giảm sức sinh trưởng, còi cọc và có thể chết dần.

Dấu hiệu nhận biết xì mủ khô

Các triệu chứng của bệnh thường tập trung tại thân và cành nơi có sâu, mọt thường đục. Các triệu chứng mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết là:

– Ở các vết sâu đục xuất hiện mủ.
– Lớp vỏ xung quanh vết đục chuyển sang màu nâu sẫm, các vết mủ sau khi khô lại chuyển sang màu đen.

sau-rieng-bi-xi-mu
Sầu riêng bị xì mủ khô

Cách trị bệnh xì mủ cây sầu riêng và thuốc đặc trị

Phòng trừ bệnh xì mủ ở cây sầu riêng

Khi đã phát hiện có vết bệnh hại, bà con cần làm những thao tác sau: Dùng dao đục theo các vết mạch phá trên thân cây để bắt hết sâu gây bệnh sau đó quét thuốc trị xì mủ sầu riêng để diệt cả trứng sâu bệnh.

cach-tri-benh-xi-mu-cay-sau-rieng
Cạo sạch vết bệnh xì mủ ở trên thân sầu riêng

Sau khi xử lý xong phần thân, chúng ta cần phải cho phần cổ rễ lộ ra bên ngoài sau đó cạo sạch vết bệnh cả ở gốc và dưới rễ để cố định vết bệnh, ngăn chặn bệnh lan rộng ra. Sau đó sử dụng kết hợp các phân hữu cơ vi sinh để bổ sung dinh dưỡng cho cây nhanh phục hồi.

cach-tri-benh-xi-mu-cay-sau-rieng
Cách xử lý phần gốc cây sầu riêng bị xì mủ

Sau khi xử lý vết bệnh cần lưu ý những việc làm sau để cây không tái phát lại:

– Dùng phân bón lá sinh học phun tán để dưỡng lại bộ lá và bộ rễ mạnh, khỏe.

– Đối với những thửa đất có pH chưa phù hợp cần xử lý năng pH đất, bón nhiều phân hữu cơ chất lượng.

– Khi trồng cần để mặt bầu ngang mặt đất, trồng ở mô đất trồng cao ráo, nếu đã lỡ trồng sâu rồi thì cần tạo bồn rãnh thoát nước, tránh nước đọng ở trong gốc.

– Đối với các vùng trồng, khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng khác nhau nên chọn giống cây phù hợp, có khả năng kháng bệnh cao.

– Trước khi trồng nên làm đất kỹ, xử lý đất sạch bệnh cũ, trồng cây đúng kỹ thuật, hố trồng không được quá sâu.

– Cây đang trong quá trình phát triển, bà con nên thường xuyên tỉa cành, tạo dáng cho cây, đảm bảo vườn luôn thông thoáng.

– Khi bắt đầu vào mùa mưa, đây là mùa các loại nấm bệnh dễ phát triển nhất, bà con nên sử dụng định kỳ các loại chế phẩm sinh học vào đầu, giữa, cuối mùa mưa để bổ sung các loại nấm đối kháng đặc trị nấm bệnh đồng thời cũng bổ sung và duy trì lượng vi sinh vật có lợi trong đất nhằm kiểm soát tốt môi trường đất.

Nấm gây bệnh xì mủ không chỉ gây hại trên cây sầu riêng mà trên cây ăn quả, cây có múi cũng phát triển rất nhiều, để có biện pháp phòng bệnh cho cây có múi bà con có thể tham khảo bài viết: Nguyên nhân gây ra bệnh xì mủ trên cây có múi, dấu hiệu và biện pháp khắc phục

Thuốc trị xì mủ sầu riêng

Khi bị xì mủ, nấm bệnh ăn vào trong thân, rễ cây nên phải mất một thời gian dài để chữa bệnh cũng như phục hồi lại sức đề kháng của cây. Khi cây còn chưa có dấu hiệu mắc bệnh bà con nên phun thuốc phòng ngừa định kỳ để luôn đảm bảo năng suất cho vườn cây nhà mình.

Fugi – thuốc được đông đảo bà con tin dùng vừa có thể phòng vừa có thể chữa bệnh xì mủ cho cây sầu riêng. Ngoài ra, đây cũng là sản phẩm trị và phòng hiệu quả bệnh nấm trên các cây trồng khác.

thuoc-tri-xi-mu-sau-rieng
Fugi – Thuốc đặc trị bệnh xì mủ sầu riêng

Hướng dẫn sử dụng:
– Trị bệnh: hòa 25ml Fugi cho 20-25 lít nước và có thể phun hoặc tưới, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày và phun 2-3 lần.
– Phòng bệnh: tùy tình trạng thời tiết bà con phun định kỳ từ 15-30 ngày/lần.

Kết luận:

Để có một vườn sầu riêng ít sâu bệnh và mang lại năng suất cao, bà con hãy theo dõi những bài viết của chúng tôi để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây bệnh và có các biện pháp phòng ngừa cho mình. Bà con nên hạn chế sử dụng các sản phẩm thuốc trừ sâu hóa học để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, môi trường và đất canh tác.

Để mua thuốc trị bệnh, bà con hãy liên hệ với Phân thuốc sinh học Nông Nghiệp G2B qua hotline 09 622 41 635 để được tư vấn tận tình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *