Các biện pháp phòng trị bệnh đốm nâu trên lúa bà con nên biết

benh-dom-nau-tren-lua

Lúa là loại nông sản mắc rất nhiều bệnh và đây cũng là loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cho bà con, đồng thời góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta. Bệnh đốm nâu trên lúa là bệnh thường gặp và làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của ruộng lúa. Sau đây bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu của bệnh và các biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhé!

benh-dom-nau-tren-lua
Một số thông tin về bệnh đốm nâu trên lúa

Một số thông tin về bệnh đốm nâu ở lúa

Bệnh đốm nâu được coi là một căn bệnh mãn tính trên cây lúa và hầu như chưa có giống lúa nào chống chịu được với loại bệnh này. Trong thực tế từ lúc gieo trồng đến lúc thu hoạch không có khu vực nào là không bị loại bệnh này tấn công.

Các chuyên gia nghiên cứu đã ví bệnh đốm nâu trên lúa giống như bệnh giun sán ở người và giun sán thì ai cũng có dù ít hay nhiều. Tuy nhiên chỉ khi bệnh lây lan và xuất hiện nhiều thì năng suất mới bị ảnh hưởng còn nếu bệnh chỉ xuất hiện ít thì ruộng lúa không bị ảnh hưởng quá nhiều.

dom-nau-tren-lua
Lá lúa bị đốm nâu

Đặc biệt  bệnh đốm nâu ở lúa chỉ xuất hiện và gây hại được ở các bộ phận ở trên mặt đất của lúa là thân, lá lúa, bông và bộ phận gây hại chủ yếu là lá và hạt lúa. Đây là một trong những nguyên nhân làm vỏ trấu bị đốm đen và gây ra hiện tượng lem lép hạt lúa.

Nguyên nhân gây ra bệnh đốm nâu trên lúa

Bệnh đốm nâu ở lúa có thể do nhiều loại nấm gây ra nhưng chủ yếu là do hai loại nấm Helminthosporium oryzae và Curvularia lunata gây ra. 

hinh-anh-benh-dom-nau-hai-lua
Nguyên nhân gây bệnh đốm nâu trên lúa

Nấm bệnh phát sinh gây hại do điều kiện môi trường thay đổi thất thường, nhiệt độ và độ ẩm cao thấp không ổn định. Hoặc cũng có thể do bà con không đáp ứng đủ dinh dưỡng và nước cho ruộng lúa. Và nấm bệnh đặc biệt gây hại nặng vào giai đoạn lúa làm đòng, sắp trổ bông, chúng tấn công nhiều trên lá, gié và hạt lúa.

Dấu hiệu và hình ảnh bệnh đốm nâu hại lúa

Có nhiều loại nấm gây bệnh nhưng hầu hết loại nấm gây bệnh nào cũng gây ra các đốm nhỏ trên lá, thân và hạt lúa. Ở các giống lúa kháng bệnh, đốm bệnh ngắn, hẹp và có màu nâu đậm, kích thước khoảng 2-10 x 1 mm. Còn đối với những giống chưa kháng được bệnh thì vết bệnh rộng và dài hơn, có màu nâu nhạt, ở giữa có màu sáng. 

benh-dom-nau-hai-lua
Dấu hiệu của bệnh đốm nâu trên lúa

Nấm Helminthosporium oryzae gây ra các vết bệnh chỉ nhỏ như đầu mũi kim màu nâu nhạt sau đó lan rộng ra thành hình bầu dục gần giống như hình hạt mè, nâu đậm ở cả hai mặt vết bệnh và xung quanh có quầng màu vàng rất nhỏ. Và nếu nấm bệnh gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì các vết bệnh sẽ phát triển lớn hơn và lây lan nhanh hơn.

Còn nấm Curvularia lunata gây ra các vết bệnh hình sọc ngắn hay các đốm không định hình màu nâu tím hoặc nâu xám. Đôi khi là những chấm tròn nhỏ màu nâu tím, nâu hay nâu xám. 

Điều kiện phát sinh bệnh đốm nâu hại lúa 

Ở các vùng đất phèn, đất cát bán sơn địa ven chân núi hay các vùng đất bị ngộ độc hữu cơ làm rễ lúa phát triển kém sẽ tạo điều kiện cho bệnh đốm nâu phát triển mạnh. 

Ngoài ra những vùng đất bị úng nước hay quá khô hạn cũng làm cho bộ rễ bị giảm khả năng hút dinh dưỡng làm cho cây sinh trưởng kém. Nấm bệnh phát triển thích hợp nhất trong điều kiện môi trường có độ ẩm thấp và nhiệt độ cao, đặc biệt là ở những ruộng bậc thang nghèo dinh dưỡng, thiếu phân bón làm cho lúa không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ. 

Rễ lúa bị ảnh hưởng cũng có thể gây ra bệnh tuyến trùng hại lúa

Các biện pháp phòng trừ và thuốc đặc trị đốm nâu trên lúa

Các biện pháp phòng trừ đốm nâu trên lúa

Nấm bệnh có thể làm ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng cho nên để hạn chế tác hại của nấm bệnh bà con có thể kết hợp nhiều biện pháp để áp dụng vào ruộng lúa nhà mình. Biện pháp được áp dụng nhiều nhất là các biện pháp canh tác, cung cấp dinh dưỡng cho cây và tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng để chống chịu với mầm bệnh. 

Trong quá trình làm đất bà con nên cày bừa, xới đất kỹ và những ruộng đất cát, đất bạc màu cần bón thêm nhiều phân chuồng để tăng cường dinh dưỡng cho đất.

Đối với gieo sạ bà con không nên gieo quá dày, dễ làm ruộng lúa kém phát triển do thiếu dinh dưỡng sinh trưởng từ đó làm phát sinh bệnh.

Đặc biệt những ruộng lúa có chân đất bị nhiễm phèn hoặc xác hữu cơ dư thừa cần bón thêm vôi bột, phân lân,… để nâng cao pH cho đất và thúc đẩy quá trình phân giải hữu cơ tạo môi trường thuận lợi cho lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

Vào vụ hè-thu thời tiết khô hạn, bà con phải luôn cung cấp đủ nước cho ruộng lúa. Nếu vụ mùa này bị thiếu nước thì phèn sẽ từ tầng đất dưới xì lên tầng đất đang canh tác làm cho rễ cây bị ngộ độc dẫn đến tình trạng cây lúa sinh trưởng kém và nấm bệnh dễ dàng tấn công.

Bà con cần lưu ý khi bón phân cần phải cân đối các thành phần trong phân đạm, tuyệt đối không được để cây bị thiếu đạm, thiếu dinh dưỡng dẫn đến cây kém phát triển.

Không chỉ phòng trừ nấm bệnh trong vụ mà bà con còn phải áp dụng các biện pháp khác để nấm bệnh không lây truyền qua các vụ sau. Sau khi thu hoạch cần dọn dẹp sạch sẽ tàn dư cây lúa và không lấy hạt giống ở khu vực đã nhiễm bệnh để làm giống cho vụ sau.

Nếu bà con sử dụng hạt giống để lại từ vụ trước thì trước khi ngâm ủ cần phơi khô, loại bỏ sạch những hạt lép lửng bởi những hạt này có khả năng mang mầm bệnh. Và do nấm bệnh thường tồn tại ngay trên vỏ trấu nên để diệt trừ nguồn bệnh một cách triệt để thì cần xử lý hạt giống bằng nước nóng ở 54 độ C hoặc ngâm ủ trong các loại thuốc trừ bệnh.

Để có một vụ mùa bội thu và tiêu tốn ít chi phí, bà con tham khảo thêm các cách phòng bệnh trên cây lúa trong các bài viết:

Bệnh đạo ôn trên lúa gây hại như thế nào, có thuốc đặc trị không?

Nguyên nhân gây bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa, triệu chứng và biện pháp khắc phục

Thuốc đặc trị bệnh đốm nâu hại lúa

Để đảm bảo năng suất và thu nhập bà con cần theo dõi ruộng đồng thường xuyên, phát hiện ra nấm bệnh sớm để có các biện pháp phòng trị hiệu quả. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc hóa học trị ngay nhưng khi lạm dụng quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, làm chết các vi sinh vật có lợi và ảnh hưởng cả đến sức khỏe của bà con.

G-ONE – thuốc đặc trị bệnh đốm nâu trên lúa, sử dụng nấm đối kháng Chaetomium có khả năng khống chế các loại nấm bệnh.

thuoc-dac-tri-benh-dom-nau-hai-lua
G-ONE – Thuốc đặc trị đốm nâu trên lúa

Hướng dẫn sử dụng: pha 500gam G-ONE với 200-400 lít nước.

  • Phòng bệnh: vào mùa khô nên phun định kỳ từ 45-60 ngày/ lần, còn vào mùa mưa nên phun từ 15-30 ngày/lần.
  • Trị bệnh: bà con có thể sử dụng kết hợp với Nano Đồng để tăng hiệu quả của thuốc, sử dụng 2-3 lần liên tiếp và mỗi lần cách nhau tử 3-5 ngày.

Kết luận

Khi bà con trồng bất cứ loại nông sản nào thì việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng bởi khi cây bị nhiễm bệnh thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của nông sản, nếu bệnh nặng bà con còn mất thời gian và chi phí để phục hồi cây trồng. 

Để cập nhật các kiến thức về phòng trị bệnh trên cây trồng bà con hãy theo dõi phanthuocsinhhoc.net để cùng chúng tôi tìm hiểu nhé. Và để hiểu rõ hơn về các loại thuốc trị bệnh bà con hãy liên hệ đến hotline 0962241635 để được nhân viên tư vấn miễn phí 24/7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *