Nguyên nhân làm đất chua và một số biện pháp cải tạo đất chua hiệu quả

bien-phap-cai-tao-dat-chua

Để quyết định được loại cây trồng và cách chăm sóc, cải tạo đất sao cho hiệu quả trước hết bà con cần đo độ pH của đất. Đất chua là hiện tượng thường gặp trong sản xuất làm thay đổi độ pH của đất. Và trong bài viết ngày hôm nay Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B muốn cùng bà con tìm hiểu về các biện pháp cải tạo đất chua, phèn. Để biết thêm một số cách cải tạo đất hiệu quả để nâng cao năng suất cây trồng bà con hãy xem bài viết sau đây nhé!

bien-phap-cai-tao-dat-chua
Tìm hiểu về các biện pháp cải tạo đất chua, đất phèn

Đất chua là gì?

Đất phèn chua là đất bị thay đổi tính chất hóa học do quá trình canh tác hay do bị ảnh hưởng của vùng đất đặc thù. Đất phèn chua có độ pH từ 6,5 trở xuống và là đất có nhiều axit, chứa nhiều ion H+ hay ion sắt Fe3+, nhôm Al3+ tự do. Các ion này gây ra các bất lợi trong việc cung cấp và giữ gìn chất dinh dưỡng cho cây. Đồng thời làm cho đất càng ngày càng làm cho sinh học của đất bị suy kiệt.

dat-chua-la-gi
Đất chua là gì?

Bà con đo độ pH của đất để biết nồng độ ion H+ trong đất như thế nào sau đó dựa vào độ pH để biết tình hình của đất và có biện pháp xử lý phù hợp. Đất phèn chua là yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đất chua còn gây ức chế sự phát triển của cây và hoạt động của các loại vi sinh vật có lợi trong đất. Và các loại cây trồng không chống chịu được với môi trường đất chua thì sẽ không thể sinh trưởng được và bị chết. 

Để đảm bảo cây có môi trường đất phát triển thuận lợi bà con cần phải chú ý đến những sự thay đổi của đất trồng qua việc kiểm tra độ pH của đất thường xuyên để đảm bảo đất không bị phèn, chua.

Một số nguyên nhân làm đất bị phèn chua

Đất bị chua do tác động từ các yếu tố canh tác của người nông dân và quá trình tự nhiên. Và yếu tố canh tác được coi là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng đất chua. 

cach-xu-ly-dat-chua
Đất chua, đất phèn

– Trước hết là do đặc tính của đất như đất thịt, đất cát: khi gặp các trận mưa lớn hay khi tưới thừa quá nhiều nước làm trôi đi các chất có lợi trong đất như Canxi, Kali, Magie sẽ bị rửa trôi xuống các vùng thấp lân cận hoặc ngấm sâu xuống các tầng đất phía dưới. Các chất kiềm bị rửa trôi làm đất bị mất cân bằng khiến đất bị chua.

– Cây hút các chất vi lượng, khoáng chất trung lượng N, P, K trong thời gian dài nhưng không được bà con bổ sung thêm từ các loại phân bón và các nguồn khác. Vì vậy cần định kỳ bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng cho cây.

– Bà con sử dụng quá nhiều các loại thuốc trừ sâu hóa học, phân bón hóa học trong thời gian dài cũng làm cho đất bị chua, phèn. Đặc biệt là các loại phân bón có tính chua được bà con dùng lâu năm mà không biết để có các biện pháp cải tạo kịp thời. 

– Hoặc cũng có thể do quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tự nhiên sinh ra  các chất có tính axit làm hòa tan các chất kiềm trong đất.

Đất chua gây hại cho cây trồng

Đất chua làm ảnh hưởng đến cây trồng

Đất chua làm cây trồng khó hấp thụ được các khoáng chất đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây và ức chế hoạt động sinh trưởng của cây trồng. Điều này dẫn đến tình trạng cây bị thiếu hụt nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.

Khi cây bị thiếu chất dinh dưỡng, năng suất của cây sẽ bị giảm, đồng thời nồng độ độc tố Al tự do trong đất tăng cao có thể gây ngộ độc cho cây trồng. Chúng làm cho rễ cây bị bó lại và không thể phát triển được nữa. Đối với các giống cây không ưa đất chua thì cây có thể chậm ra hoa, tỷ lệ đậu quả thấp, cây phát triển còi cọc, thậm chí có thể chết. 

Các khu vực đất ruộng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn thì sẽ phát triển mạnh các bệnh đốm nâu, gạch nâu và cũng làm cho lúa bị bệnh lép vàng.

Đất chua còn làm ảnh hưởng đến vi sinh vật

Các loại vi sinh vật có lợi trong đất hầu hết đều không sinh trưởng và tồn tại được trong môi trường đất chua. Việc đất ngày càng chua làm giả sút số lượng vi sinh vật để lại nhiều hậu quả về sau. Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất khó tan cho cây hấp thụ nên khi không còn vi sinh vật cây sẽ khó hấp thụ được dinh dưỡng có trong đất. Điều này gây hại cho môi trường đất và cây trồng.

Các phương pháp cải tạo đất chua và cách xử lý đất chua bằng các chế phẩm

Cải tạo đất chua bằng cách nào

Bón vôi cho đất chua

Bón vôi là biện pháp khá phổ biến bởi chi phí tiết kiệm và hiệu quả. Đây là biện pháp giúp độ pH của đất được cân bằng, cải thiện chua nhanh chóng. Bà con cần đo độ pH của đất để sử dụng lượng vôi phù hợp.

bon-voi-cho-dat-chua
Rắc vôi để cải tạo đất chua

Ngoài ra bón vôi vào đất còn giúp các chất hữu cơ trong đất dễ hòa tan hơn, cải thiện cấu trúc đất và cung cấp các chất dinh dưỡng như Ca, Mg. 

Vôi cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại vi sinh vật có lợi và giúp trung hòa độ chua do phân bón gây ra. 

Trên thị trường có nhiều loại vôi khác nhau đều có thể sử dụng, tuy nhiên bà con nên sử dụng vôi xám, vôi bột, vôi nung, đá vôi nghiền,… vì có chứa nhiều thành phần Canxi và Magie có tính kiềm sẽ trung hòa axit có trong đất. Không chỉ trung hòa axit trong đất mà vôi còn giúp giảm thiểu độc tố cho cây trồng.

Bà con nên bón vôi trước khi gieo trồng một thời gian để vôi có đủ thời gian phản ứng với các axit trong đất. Bà con nên chú ý độ pH để sử dụng lượng vôi phù hợp và rải đều lượng vôi trên mặt đất.

Biện pháp cải tạo đất chua bằng cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ và biện pháp canh tác

Các loại phân xanh, phân chuồng không chỉ thân thiện với môi trường mà còn có tác dụng cải tạo đất chua. Phân hữu cơ hoại mục cải tạo làm đất tơi xốp và khi bón vào đất sẽ kết hợp với các độc tố trong đất làm hạ độc phèn và giảm độc tố với cây trồng.

Bà con nên tìm hiểu thành phần của các loại phân bón và không sử dụng các loại phân vô cơ có tính chua sinh lý, nên dùng các loại phân lân nung chảy, phân ure thay thế. Để hiệu quả hơn bà con có thể sử dụng kết hợp với phun phân bón lá có chứa lân.

Ngoài ra lượng nước tưới cho cây trồng cũng cần được quản lý chặt chẽ, không nên để dòng chảy quá mạnh vì có thể rửa trôi hết chất dinh dưỡng.

Như vậy, độ chua của đất có thể cải thiện được nhưng tác động chậm và bà con cần có phương án lâu dài. Nên sử dụng phân bón hữu cơ để thay thế cho các loại phân vô cơ, tuy có tác dụng chậm nhưng an toàn cho môi trường đất.

Đối với việc canh tác bà con nên cày sâu, phơi ải để quá trình chua hóa diễn ra, sau đó sẽ được nước mưa, nước tưới rửa trôi phèn. Bà con nên lật úp đất thành luống cao để lớp đất phèn bên dưới được lật lên rồi dùng gốc rạ hoặc cỏ dại úp xuống tạo thành lớp phân hữu cơ. 

Cách cải tạo đất chua bằng chế phẩm sinh học

Việc cải tạo đất mất khá nhiều thời gian và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng nên bà con cần theo dõi pH của đất thường xuyên và hạn chế sử dụng các loại phân hóa học. Hiện nay phân thuốc sinh học đang được bà con sử dụng khá phổ biến và chế phẩm sinh học cải tạo đất, giúp cân bằng pH đất được lựa chọn nhiều nhất là “AT cân bằng pH”. 

AT cân bằng pH có tác dụng thay vôi nâng pH, cân bằng ổn định pH lâu dài và tăng hiệu quả sử dụng phân bón cho cây trồng. Ngoài ra còn cải tạo môi trường đất giúp vi sinh vật có lợi phát triển tốt và giúp đất phân giải và hấp thụ các loại phân bón, dinh dưỡng cung cấp cho cây.

Hướng dẫn sử dụng: Chai 500ml có thể pha với 200-400 lít nước rồi tưới đẫm vùng gốc cây. Chế phẩm sinh học có thể sử dụng trong mọi giai đoạn của cây trồng. Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây bà con nên tưới từ 2-3 lần trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.

Chế phẩm sinh học không chỉ cải tạo được đất chua mà còn hỗ trợ bà con trong rất nhiều lĩnh vực khác, bà con có thể tham khảo trong bài viết: Chế phẩm sinh học là gì? Lý do bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học?

Kết luận

Đất trồng và dinh dưỡng trong đất là yếu tố quan trọng quyết định năng suất của cây trồng. Chính vì vậy bà con nên định kỳ kiểm tra độ pH của đất và cập nhật kiến thức về cây trồng thường xuyên. Hãy theo dõi phanthuocsinhhoc.net để cùng chúng tôi tìm hiểu các kiến thức về cây trồng nhé. Và để mua thuốc trị bệnh bà con hãy liên hệ đến hotline 0962241635 để được nhân viên tư vấn miễn phí 24/7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *