Chế phẩm sinh học là gì? Lý do bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học?

che-pham-sinh-hoc

Xã hội ngày càng phát triển, đi cùng với đó là sự ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Xuất phát từ việc bảo vệ sức khỏe cho chính mình, các công trình nghiên cứu các loại chế phẩm sinh học đã thành công nghiên cứu ra các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp và sử dụng cho một số hoạt động hàng ngày. Dưới đây là một số thông tin bà con nên biết về chế phẩm sinh học, bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu nhé!

che-pham-sinh-hoc
Tìm hiểu các thông tin về chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học là gì?

Chế phẩm sinh học là gì? Chế phẩm sinh học là những sản phẩm được chiết xuất từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên và có nguồn gốc từ thực vật, vi sinh vật,… Và các sản phẩm này được điều chế thông qua các nghiên cứu thực nghiệm. Đặc biệt, chế phẩm sinh học có độ an toàn cao, không độc hại cho con người và động vật, thủy sản, thân thiện với môi trường.

Trong chế phẩm sinh học có các chủng vi sinh vật sau đây:

– Nhóm 1: Các vi sinh vật thường được trộn vào thức ăn để kích thích tiêu hóa, tăng trưởng nhanh và các vi sinh vật này thường thuộc nhóm Bacillus, Lactobacillus,…

– Nhóm 2: Các vi sinh vật dùng để xử lý các chất thải hữu cơ và các khí độc trong ao hồ, sử dụng các vi sinh vật đối kháng với cơ chế cạnh tranh thức ăn với các loại vi sinh vật gây bệnh như Trichoderma, Bacillus spp.

– Nhóm 3: Các chế phẩm được dùng trong xử lý ao nuôi, sử dụng các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomnas sp, Nitrobacter,…

Ưu điểm của chế phẩm sinh học

Các loại chế phẩm sinh học thay thế được cho các loại thuốc trừ sâu hóa học gây hại cho sức khỏe của con người và môi trường.

Sản phẩm hoàn toàn an toàn với sức khỏe của con người, động vật và môi trường.

Trong đất có các vi sinh vật hữu hiệu cho đất nhưng khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học sẽ làm chết những loại vi sinh vật có lợi trong đất. Còn đối với chế phẩm sinh học, không gây hại cho các hệ sinh thái vi sinh vật trong đất.

Thông thường, thời gian cách ly của thuốc trừ sâu hóa học là từ 7-14 ngày nhưng lượng tồn dư trong đất, thực vật vẫn còn nên khi sử dụng lâu dài sẽ có tác động dần dần đến sức khỏe người sử dụng. Thời gian cách ly của chế phẩm sinh học hầu như bằng không, bà con có thể chăm sóc vườn ngay khi vừa mới sử dụng thuốc.

Chế phẩm sinh học không chỉ trị bệnh còn có tác dụng tăng sức đề kháng cho cây trồng nhờ các vi sinh vật có lợi.

Tác dụng của chế phẩm sinh học kéo dài hơn so với thuốc trừ sâu hóa học bởi các vi sinh vật tồn tại trong đất có khả năng lây lan và tồn tại một thời gian dài. Điều này giúp cho lượng thiên địch ký sinh trên đồng ruộng tăng lên nhằm hạn chế sâu gây bệnh hại.

Hiện nay, các loại bệnh trên cây trồng đều đã có chế phẩm sinh học để chữa trị và một loại thuốc có thể phòng trừ nhiều loại bệnh khác nhau.

Nhược điểm của chế phẩm sinh học

Bên cạnh những ưu điểm trên, chế phẩm sinh học có một số nhược điểm sau:

– Trừ bệnh hại chậm: bà con sau khi dùng chế phẩm sinh học từ 3-5 ngày mới thấy tác dụng rõ rệt của thuốc bởi sau khi xâm nhập vào cơ thể các loại sâu, côn trùng một thời gian thì mất thời gian để các vi sinh vật hoạt động và sản sinh các chất độc gây bệnh cho sâu bệnh hoặc ký sinh trên cơ thể sâu bệnh.

– Thời gian duy trì ngắn: hầu hết các loại thuốc đều bị phân hủy trong môi trường tự nhiên nên lượng tồn dư thuốc trên cây trồng hầu như không có.

– Điều kiện bảo quản nghiêm ngặt: chế phẩm sinh học dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường tự nhiên nên việc bảo quản yêu cầu nghiêm ngặt hơn các loại thuốc khác. Nếu để sản phẩm dưới ánh sáng trực tiếp hoặc nóng, ẩm quá đều làm giảm tác dụng của thuốc. 

Các nhược điểm trên hoàn toàn có thể khắc phục được chỉ cần người sử dụng lưu ý thực hiện đúng các kỹ thuật của từng loại thuốc.

Một số chế phẩm sinh học được sử dụng trong các lĩnh vực

Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi

Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có các cơ chế tác động sau

– Cạnh tranh với các vi khuẩn gây bệnh: Lợi khuẩn có khả năng bám dính và khu trú trên bề mặt niêm mạc ruột, từ đó tạo cơ chế bảo vệ chống lại mầm bệnh bằng cách cạnh tranh vị trí bám và thức ăn.

– Tạo ra các hoạt chất ức chế: Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các chủng probiotic(lợi khuẩn) có thể sản xuất thuốc diệt nấm chống lại các mầm bệnh phổ biến cho vật nuôi.

– Tăng cường hệ miễn dịch: Probiotics(lợi khuẩn) kích thích hệ thống miễn dịch của động vật. Các chất kích thích miễn dịch khác nhau tùy theo cơ sở và cách sử dụng.

– Một số dẫn xuất như polysaccharide, lipoprotein,… có khả năng làm tăng bạch cầu bằng cách kích hoạt các đại thực bào. Việc sử dụng Bacillus đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa dịch bệnh cho vật nuôi bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch.

Một số vai trò của Chế phẩm sinh học trên vật nuôi

che-pham-sinh-hoc-trong-chan-nuoi
Chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi

– Giúp ngăn chặn mầm bệnh và tăng sức đề kháng:

Chế phẩm sinh học chứa các chủng vi sinh vật có tác dụng đối kháng, ức chế và ngăn chặn mầm bệnh động thực vật.

Men vi sinh chứa các vi khuẩn có lợi, có thể cạnh tranh với các vi sinh vật gây bệnh về vị trí bám thức ăn trong thành ruột, ngăn không cho các vi sinh vật này bám vào cơ thể vật nuôi, giúp phòng bệnh và đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.

Sử dụng men vi sinh là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa mầm bệnh và kiểm soát dịch bệnh trên vật nuôi, thủy sản, từ đó hạn chế sử dụng kháng sinh.

– Cải thiện hệ tiêu hoá:

Men vi sinh là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và enzym cho hệ tiêu hóa của vật nuôi. Probiotics tạo ra các enzym ngoại bào như protease, amylase, lipase… và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển như vitamin, axit béo, axit amin…

Trong nuôi trồng thủy sản, các vi sinh vật như Bacteroides và Clostridium cung cấp chất dinh dưỡng cho cá, đặc biệt là axit béo và vitamin.

Ngoài ra, một số vi khuẩn có thể tham gia vào quá trình tiêu hóa nhuyễn thể hai mảnh vỏ bằng cách sản xuất các enzym ngoại bào như protease, amylase và lipase, đồng thời cung cấp vitamin, axit, axit béo, axit amin và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự phát triển.

Sử dụng chế phẩm sinh học với mục đích

– Giúp giữ ổn định chất lượng nước trong ao.

– Trong quá trình nuôi các khí độc được hình thành từ nền đáy ao, chế phẩm vi sinh giúp phân giải khí độc.

– Chế phẩm sinh học giúp phân giải khí độc và làm ổn định chất lượng nước ao nên giúp cải thiện hệ tiêu hóa trong đường ruột cá, tôm.

– Hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại và giảm khả năng gây bệnh cho vật nuôi.

– Các chất hữu cơ thừa tích tụ dưới đáy ao cũng được phân giải.

 Vì vậy, việc sử dụng men vi sinh có tác dụng phòng bệnh, tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất ao nuôi. Ngoài ra, việc sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý nông nghiệp còn có tác dụng hạn chế việc lạm dụng hóa chất, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái của môi trường và chất lượng sản phẩm.

Chế phẩm sinh học cho cây trồng

Trước hết chúng ta cần biết chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là gì?

Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là chế phẩm do vi sinh vật gây sâu bệnh hại làm nguyên liệu chính. Bản thân sâu bệnh cũng bị bệnh, do nhiều yếu tố khí hậu và các loại vi sinh vật làm cho sâu bệnh bị bệnh. Trên cơ sở đó, người ta sử dụng vi sinh vật gây hại cho côn trùng làm nguyên liệu chính để sản xuất các chế phẩm sinh học.

che-pham-sinh-hoc-cho-cay-trong
Chế phẩm sinh học dùng cho cây trồng

Chế phẩm sinh học cho cây trồng có vai trò gì?

Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, chất dinh dưỡng …) đặc biệt là trong môi trường đất và môi trường nước.

Việc bón các chế phẩm sinh học không làm phá hoại kết cấu của đất, không làm đất bạc màu, bạc màu mà còn giúp tăng độ phì nhiêu cho đất.

Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

Có tác dụng diệt sâu, giảm bệnh, nâng cao khả năng kháng bệnh của cây trồng, không ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc trừ sâu hóa học khác.

Có khả năng phân hủy và chuyển hóa bền vững chất hữu cơ, chất thải sinh học, chất thải nông nghiệp và công nghiệp, giúp làm sạch môi trường.

Tìm hiểu về chế phẩm sinh học xử lý nước thải

Chế phẩm sinh học tác động đến môi trường nước làm cho: 

– Nhanh chóng loại bỏ mùi hôi từ nước thải

– Phân hủy các chất hữu cơ và giảm BOD và COD đến mức an toàn cho phép thải ra môi trường

– Thủy phân protein, lipit, kitin, tinh bột, xenlulozo … thành các chất dễ tiêu 

– Trong hệ thống kỵ khí: chuyển chất thải thành khí thoát ra ngoài, ngăn không cho hầm biogas bị đầy

– Ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh: Salmonella, E. coli…

– Tiêu diệt mầm bệnh trong nước thải

– Giảm nhanh chất rắn lơ lửng (giảm TSS)

– Nâng cao khả năng lắng, lọc nước và xử lý nước của bùn hoạt tính 

Chế phẩm sinh học cải tạo đất

che-pham-sinh-hoc-cai-tao-dat
Chế phẩm sinh học dùng để cải tạo đất

– Không gây hại cho cây trồng và hiệu quả lâu dài: Phương pháp xử lý đất bằng chế phẩm sinh học trước khi trồng đem lại hiệu quả nhanh chóng. Hơn nữa, nó không độc hại đối với con người và thực vật.

– Đảm bảo an toàn cho môi trường, con người và vật nuôi: Hiện nay, nhiều người sử dụng men vi sinh với mục đích bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dùng, không gây độc hại cho con người. Trái lại, các loại thuốc hóa học vừa làm ảnh hưởng đến môi trường vừa tác động đến sức khỏe của con người và lâu dần làm ảnh hưởng đến môi trường đất, làm đất bị chai sần, thoái hóa. Vì vậy, để bảo vệ môi trường và sức khỏe của chính mình, bà con nên chuyển dần sang sử dụng các loại chế phẩm sinh học.

– Giúp độ phì nhiêu của đất được tăng lên mà không ảnh hưởng đến cấu trúc của đất: nhắc đến độ phì nhiêu, chúng ta sẽ nghĩ đến mật độ vi sinh vật có trong đất. Và để tăng độ phì nhiêu thì cần bổ sung các vi sinh vật cho đất để chúng tham gia vào các quá trình phân giải trong đất giúp đất tăng độ phì nhiêu.

– Giúp cân bằng hệ sinh thái của môi trường đất: Trước khi trồng cây, bà con không xử lý đất thì khả năng cây bị nhiễm bệnh rất cao. Bởi hệ sinh thái trong môi trường đất chưa cân bằng và các nấm bệnh trong đất chưa được xử lý làm cho cây dễ bị nhiễm bệnh. Khi bà con sử dụng chế phẩm sinh học, đất sẽ được bổ sung các loại vi sinh vật giúp cân bằng hệ sinh thái đồng thời cũng cải tạo tình hình đất bị thoái hóa.

– Các chất hữu cơ khó tan được phân giải: Trong đất có một số các hợp chất hữu cơ, vô cơ dạng ion, mà rễ cây lại khó hấp thụ các ion này vì vậy cần có các vi sinh vật để phân giải chúng giúp cây dễ dàng hấp thụ.

– Giúp giảm thiểu sâu, bệnh hại: Trong chế phẩm sinh học cũng có chứa các vi sinh vật giúp tiêu diệt các loại sâu, côn trùng gây hại đồng thời cũng giúp tăng tính kháng cho cây trồng.

Ngoài ra cũng có một số loai  chế phẩm sinh học giúp cải tạo đất phèn, đất chua, bà con có thể tìm hiểu trong bài viết Biện pháp cải tạo đất chua

Chế phẩm sinh học xử lý rác hữu cơ bằng cách nào?

che-pham-sinh-hoc-xu-ly-rac-huu-co
Chế phẩm sinh học phân hủy rác thải hữu cơ

– Phân hủy nhanh phân gia súc, gia cầm, ấu trùng ruồi lính đen, phế thải nông nghiệp, rác hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng dễ tiêu, kháng nấm và tuyến trùng hại cây trồng.

– Chuyển hóa các chất khó tiêu thành dạng dễ tiêu để cây trồng hấp thụ. 

– Chế tạo các chất kháng sinh, men tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.

– Diệt nấm, trứng giun, hạn chế ruồi muỗi. Giảm thiểu mùi hôi của phân và nước thải.

– Xử lý tắc cống, tắc bể phốt (hầm biogas)

– Tạo thành chất kích thích sinh trưởng cây trồng giúp cây phát triển tốt.

– Sản xuất phân hữu cơ vi sinh với nấm đối kháng để phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh.

– Giảm đáng kể các chỉ tiêu BOD, COD, H2S, NH3, NO2 trong nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và công nghiệp.

Kết luận

Qua bài viết trên bà con đã thấy được các ưu điểm của chế phẩm sinh học. Và vẫn còn một số hạn chế, tuy nhiên vẫn có thể khắc phục được. So với các loại thuốc hóa học gây nhiều tác hại cho môi trường và sức khỏe con người thì các loại chế phẩm sinh học là một phương án hữu hiệu nhất. 

Để cập nhật kiến thức về Nông nghiệp thường xuyên, bà con hãy theo dõi phanthuocsinhhoc.net để cùng chúng tôi tìm hiểu hàng ngày nhé. Và để biết thêm thông tin về các loại thuốc và có vấn đề cần giải đáp bà con liên hệ đến hotline 0962241635 để nhân viên tư vấn tận tình 24/7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *