Một số thông tin cần biết về bệnh sương mai trên hoa lan

benh-suong-mai-tren-hoa-lan

Nhiều hộ gia đình chọn trồng lan để kinh doanh bởi loại cây này mang lại giá trị kinh tế khá cao. Tuy nhiên lan cũng như các loại cây khác, bị nhiễm khá nhiều loại bệnh và làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng của cây trồng. Bệnh sương mai trên hoa lan là bệnh mà chúng tôi muốn nhắc đến hôm nay, hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về một số thông tin liên quan đến bệnh sương mai và biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhé!

benh-suong-mai-tren-hoa-lan
Tìm hiểu về bệnh sương mai trên hoa lan

Một số thông tin về bệnh sương mai trên hoa lan

Bệnh sương mai trên hoa lan phát sinh chủ yếu do nấm gây ra và phát triển gây bệnh mạnh ở điều kiện độ ẩm cao và nhiệt độ thấp.

Nấm bệnh lây lan và gây hại chủ yếu được mô tả qua quá trình sau:

– Các bào tử nấm bệnh gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và lây lan nhanh chóng.

– Khi mầm bệnh gặp điều kiện thời tiết có độ ẩm cao, bào tử nấm phát triển nhanh chóng. Và độ ẩm càng cao nấm bệnh càng phát triển mạnh.

benh-suong-mai-tren-lan
Lan bị vàng lá

Trên đây là các lý do làm cho bệnh sương mai trên hoa lan thường xuất hiện tại các khu vực miền Trung và Nam bởi chiều tối và đêm nhiệt độ thường xuống thấp. Và việc tưới nước vào buổi chiều làm cho lá bị ẩm ướt do đọng nước khiến cho nấm bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển gây hại.

Nguyên nhân của bệnh sương mai trên cây lan

Bệnh sương mai trên cây lan do nấm Peronospora parasitica phát sinh và gây hại. Đây là một loại nấm gây bệnh phổ biến và thường xuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau bởi chúng phát triển thuận lợi trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao và nhiệt độ thấp.

Thời tiết mưa phùn kéo dài, sương mù dày cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển gây hại.

Thời tiết thay đổi đột ngột cây cũng có thể bị sốc nhiệt, những cây có sức đề kháng kém có thể bị nhiễm bệnh.

Cũng có thể do tốc độ phát triển của cây, không tiêu hóa hết lượng phân thuốc mà chủ vườn bón hoặc cây thiếu dinh dưỡng, độ ẩm cao kéo dài là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh và lây lan.

Bệnh sương mai cũng gây hại cho hoa hồng nên khi trong vườn có nhiều loại cây cảnh khác nhau bà con nên chú ý khi chăm sóc và kiểm tra thường xuyên.

Triệu chứng của bệnh sương mai trên lan

Các dấu hiệu của bệnh sương mai trên lan rất dễ nhận biết, là khi lá cây dần chuyển sang màu vàng và các đốm đen xuất hiện trên lá. Và lá khi vàng rất nhanh rụng, chỉ trong 2-3 ngày cây có thể bị rụng hết lá. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa bắt đầu lạnh ở miền Bắc, đây là thời điểm nấm bệnh bắt đầu xuất hiện.

benh-suong-mai-hoa-lan
Dấu hiệu nhận biết lan bị vàng lá

Nấm bệnh lây lan rất nhanh và chỉ sau 4-5 ngày các cây lân cận có thể mắc bệnh nếu không được phun phòng bệnh và cách ly kịp thời. Tùy thuộc vào thời gian nhiễm bệnh, cây sẽ có các biểu hiện nặng nhẹ khác nhau.

Khi mới nhiễm bệnh 2 mặt lá cây xuất hiện những đốm màu vàng nhạt hoặc màu trắng và lâu dần các đốm bệnh này sẽ lan rộng làm cho là cây bị vàng và rụng.

Điều  kiện phát sinh bệnh sương mai hoa lan

Nấm bệnh sương mai hoa lan phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, gốc cây không được dọn dẹp khô thoáng. Trên cây có các vết chích hút từ côn trùng cũng khiến cho nấm bệnh dễ dàng lây lan.

Nhiệt độ thích hợp để nấm bệnh phát triển là từ 24-30 độ C nhưng ở nhiệt độ khoảng 10-13 độ C các bào tử nấm bệnh vẫn phát triển được. Ngoài ra để các bào tử nấm lây lan gây bệnh thuận lợi thì độ ẩm từ 80% trở lên. 

Trong điều kiện nhiệt độ thấp nấm bệnh có thể phóng ra động bào nang nhiều hơn khiếm mầm bệnh lây lan phát triển mạnh hơn.

Còn trong điều kiện độ ẩm cao lan sinh trưởng tốt nhưng bào nang phóng ra nhiều động bào tử – đây là loại dễ dàng xâm nhập vào cây trồng nhất, đặc biệt là trong nhiệt độ từ 18-22 độ C và tối thiểu là 12 độ C.

Vào đêm mát có nhiệt độ khoảng 15-18 độ C là nhiệt độ thích hợp cho lan phát triển nhưng đồng thời đêm cũng có nhiều sương mù tạo các màng nước đọng trên các tán lá cũng góp phần làm cho các bào tử nấm nảy mầm, xâm nhập và sinh sản vào trong cây trồng.

Tác hại do bệnh gây ra

Khi nấm bệnh lây lan cây vẫn phát triển bình thường nhưng lá cây sẽ rụng rất nhanh và làm mất khả năng quang hợp.

Lan trồng với mục đích là cây cảnh nên khi bị nhiễm mầm bệnh sẽ làm cho lá hoa lan sẽ trở nên xấu xí, có màu sắc khác thường và cây trở nên yếu ớt, mất cân đối dinh dưỡng, đặc biệt là mất tính thẩm mĩ.

Về mặt giá trị của cây sẽ bị giảm mạnh do nhiễm phải loại  bệnh này. Bệnh sương mai làm cho cây lan bị chết dần chết mòn và bà con sẽ khó phát hiện bởi khi nhiễm bệnh cây vẫn ra rễ, phát triển và vẫn nở hoa như bình thường.

 

Đến giai đoạn lá bắt đầu rụng lan sẽ mất dần khả năng quang hợp, điều này làm cho khả năng tổng hợp dinh dưỡng của cây bị hạn chế và dĩnh dưỡng, nước từ dưới rễ lên sẽ không đáp ứng được nhu cầu của cây.

Và việc dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ sẽ làm cho lá lan có màu khác thường, cây gầy guộc, yếu ớt gây mất thẩm mỹ.

Biện pháp khắc phục bệnh sương mai ở lan

Để khắc phục bệnh sương mai ở lan, trước hết bà con nên ngừng tưới nước và bón phân cho cây. Sau đó đem những cây nghi ngờ mắc bệnh ra khỏi vườn để tránh lây lan cho các cây còn lại. 

 

Sau khi đã cách ly việc phun thuốc phòng trị nấm bệnh là vô cùng cần thiết bởi kích thước của các bào tử nấm bệnh là vô cùng  nhỏ bé nên mắt thường bà con không thể nhìn thấy được. Vì vậy cần phun thuốc cho tất cả vườn lan và dọn dẹp sạch cỏ ở xung quanh vườn.

Một số bệnh cũng thường mắc trên hoa lan bà con cần lưu ý phòng bệnh như:

Bệnh thán thư trên lan là bệnh gì? Nguyên nhân và tác hại?

Biện pháp cứu lan bị thối rễ và thuốc đặc trị hiệu quả

Một số loại thuốc đặc trị hiệu quả bệnh sương mai trên hoa lan

Để lan luôn được khỏe mạnh, bà con nên tham khảo một số loại thuốc phòng nấm bệnh trong các đợt điều kiện thời tiết không thuận lợi. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc khác nhau nhưng để tìm được sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và không gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường thì rất khó.

 

Phân thuốc sinh học được sản xuất từ những chế phẩm của các loài vi sinh vật có ích như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn,… và còn chứa các nhóm vi sinh vật cố định đạm, phân giải các chất hữu cơ và giúp tăng sức đề kháng cho cây thúc đẩy cây tăng trưởng, phát triển.

G-ONE – thuốc đặc trị nấm sương mai được nhiều bà con tin dùng. Thuốc có thành phần chính là nấm Chaetomium và theo nghiên cứu của các nhà khoa học nấm Chaetomium có khả năng tiêu diệt các loại nấm gây bệnh bằng cơ chế tiết kháng sinh và giúp cây tăng sức đề kháng trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

benh-suong-mai-tren-cay-lan
G-ONE – Thuốc đặc trị bệnh sương mai trên cây lan

Hướng dẫn sử dụng: pha 500 gram thuốc với 200-400 lít nước.

– Phòng bệnh: bà con phun định kỳ để phòng bệnh. Nấm bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa nên khoảng 15-30 ngày bà con phun phòng bệnh một lần. Còn vào mùa khô nóng mỗi lần phun phòng có thể cách nhau từ 45-60 ngày.

– Trị bệnh: Bà con có thể sử dụng thuốc kèm với Nano Đồng để giúp thuốc có hiệu quả nhanh hơn. Bà con tiến hành phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày. Phun đều lên lá, thân cây và các bụi cây có trong vườn bởi nấm bệnh có thể lây lan rất nhanh.

Kết luận

Qua bài viết trên chúng ta đã biết được một số thông tin về bệnh sương mai trên hoa lan, nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện và các biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả. Để biết thêm nhiều thông tin về các bệnh trên lan bà con hãy theo dõi phanthuocsinhhoc.net để cùng chúng tôi tìm hiểu nhé. Và để mua thuốc đặc trị bà con liên hệ đến hotline 0962241635 để được nhân viên tư vấn miễn phí 24/7 nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *