Dấu hiệu, triệu chứng và biện pháp phòng trị bệnh sương mai trên hoa hồng

benh-suong-mai-tren-hoa-hong

Bệnh sương mai trên hoa hồng, là một trong những loại bệnh phổ biến nhất của hoa hồng và thường xảy ra vào mùa đông. Nếu không phát hiện bệnh và điều trị kịp thời thì có thể khiến cho cây hoa bị hạn chế phát triển, dẫn đến cây còi cọc, ít hoa hoặc thậm chí không có hoa.

Bệnh này cũng có thể xảy ra vào mùa hè khi thời tiết mát mẻ có những cơn mưa giông hay mưa như hiện tại chẳng hạn.
Để hiểu được về loại bệnh sương mai trên hoa hồng này hãy đồng hành cùng Phân Thuốc Sinh Học Nông Nghiệp G2B trong bài viết dưới đây…

benh-suong-mai-tren-hoa-hong
Tìm hiểu về bệnh sương mai trên hoa hồng

Cách nhận biết bệnh sương mai ở hoa hồng

Một số triệu chứng mà bà con có thể quan sát thấy khi hoa hồng bị sương mai là lá hoa hồng bị mốc sương:

– Lá sẽ bị cong lại, các đốm nhỏ màu vàng hoặc xám nhạt xuất hiện trên lá. Thời gian bệnh lâu dần thì các đốm bệnh sẽ lan nhanh và chuyển sang màu nâu tím.

– Khi bệnh nặng, dưới các đốm xuất hiện một đốm bông dày, ăn mòn lá làm hoại tử và rụng lá.

benh-suong-mai-o-hoa-hong
Dấu hiệu của bệnh sương mai trên lá hoa hồng

– Đốm bệnh không chỉ lan trên lá mà còn lây xuống thân canh và phát triển thành các mảng hoại tử với nhiều mảng màu nâu, nhìn qua cây giống như bị cháy sém.

Nguyên nhân khiến cho hoa hồng bị sương mai

Hoa hồng bị sương mai là do tình trạng không khí ẩm kết hợp với nhiệt độ mát của những ngày đầu xuân làm nấm Peronospora Sparsa (tên gọi khác là Pseudo Peronospora sparsa) phát triển và lây lan gây hại.

Nấm gây bệnh sương mai phát triển mạnh theo mùa, nhất là vào cuối đông – đầu xuân lúc điều kiện thời tiết có không khí ẩm, nhiều sương và man mát.
Vào mùa hè, nấm bệnh xuất hiện và lây lan nhanh vào các đợt mưa kéo dài, nhiệt độ mát mẻ làm vàng lá và rụng lá hoa hồng.

Hoa hồng không chỉ bị nấm bệnh gây hại, chúng còn bị các loại côn trùng gây hại:

Bọ trĩ hoa hồng là bệnh gì? Có nguy hiểm cho cây trồng hay không?

Đặc điểm của rệp vảy hoa hồng, nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng trị bệnh

Nhện đỏ hoa hồng: Dấu hiệu và biện pháp phòng trị hiệu quả

Thời điểm cho bệnh sương mai ở hoa hồng phát triển mạnh

Hoa hồng có thể bị bệnh sương mai quanh năm nhưng có một số thời điểm bệnh trở nặng hơn bình thường là:

– Thời điểm giao mùa đông xuân có khí hậu ẩm ướt kèm sương mù chính là điều kiện thuận lợi để bệnh sương mai phát triển và lây lan mạnh nhất.
– Thời tiết nhiều sương mù làm đọng nước trên lá cây cũng là nguyên nhân làm bệnh phát triển nặng.

Tác hại của bệnh sương mai 

Khi hoa hồng bị  sương mai sẽ gây ra các tác hại sau:

– Sau khi bị nhiễm bệnh lá cây sẽ bị biến dạng: lá cong, khô đi và vàng lá, héo dần và rụng hàng loạt.
– Không chỉ bị rụng lá mà thân cây còn trở nên còi cọc làm hoa ít nở, khó nở,…
– Hoa ít nở làm giảm năng suất của vườn hồng.
– Sau khi bệnh bắt đầu xuất hiện sẽ lây lan rất nhanh, chúng tấn công khiến vườn hồng bị rụng lá và chết hàng loạt chỉ sau vài ngày.

hoa-hong-bi-suong-mai
Bệnh sương mai có thể làm chết cây hoa hồng

Các biện pháp phòng trị bệnh sương mai hoa hồng và thuốc đặc trị

Biện pháp kỹ thuật

Nếu trồng hoa trong chậu thì nên để ở nơi thoáng gió, đón được nhiều ánh nắng mặt trời để tránh tình trạng đọng hơi sương. Đặc biệt loại nấm bệnh này rất kỵ với ánh nắng trực tiếp, chỉ cần nhiệt độ trên 27 độ C là nấm bệnh tự chết và cây tự khỏi bệnh.

Khi trồng cần đảm bảo mật độ trồng vừa phải để các tán lá không phủ đè lên nhau.

Cắt tỉa lá, cành bị tàn, hoa khô thường xuyên để tạo sự thông thoáng cho cây, đồng thời cũng vệ sinh cỏ vườn lá rụng để không tạo mầm bệnh sương mai và các bệnh khác như bọ trĩ, rỉ sắt, rệp sáp,… Khi dọn các cành, lá bị nhiễm bệnh thì nên mang ra khỏi vườn và tiêu hủy.

Bà con nên thăm đồng thường xuyên để phát hiện ra bệnh sớm để giảm thiệt hại do bệnh gây ra.

Trong giai đoạn phát hiện cây bị bệnh nên tránh sử dụng hệ thống tưới phun mưa bởi vì sẽ tạo điều kiện cho bào tử nấm bệnh lây lan.

Khi tỉa cây ở các vườn khác nhau thì bà con nên khử trùng các dụng cụ cắt tỉa để tránh lây nhiễm từ vườn bệnh sang vườn khỏe.

Biện pháp sinh học

Tuy loại nấm này gây hại nghiêm trọng đến năng suất nhưng lại khá dễ chữa trị, vì vậy trước hết là hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Để tiết kiệm chi phí và an toàn cho hoa hồng và sức khỏe bà con có thể tự làm các loại phân bón tự nhiên như chuối, trứng gà đậu phụ, nha đam, bã chè,…

Biện pháp hóa học(Thuốc trị bệnh sương mai trên hoa hồng)

Trồng hoa mất rất nhiều công chăm sóc nên để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh bà con nên sử dụng thuốc để phòng các bệnh thường gặp. Hoa dùng để trang trí nhà cửa, là quà tặng mọi người nên bà con hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, thay vào đó hãy sử dụng thuốc sinh học – hoàn toàn an toàn đối với con người và môi trường.

G-ONE – thuốc đặc trị bệnh sương mai trên hoa hồng, Sử dụng nấm đối kháng mạnh Chaetomium và hoạt chất sinh học do vi nấm tạo ra có khả năng khống chế nấm gây bệnh sương mai. Ngoài ra còn phòng trị được các bệnh khác như thối rễ vàng lá, thối thân xì mủ, nấm hồng, rỉ sắt,…

thuoc-tri-benh-suong-mai-tren-hoa-hong
G-ONE – Thuốc đặc trị bệnh sương mai trên hoa hồng

Hướng dẫn sử dụng

– Phòng bệnh: Pha 500g sản phẩm G-ONE với 200 – 400 lít nước. Nấm bệnh phát triển chủ yếu vào thời tiết ẩm ướt nên vào mùa mưa cách 15-30 ngày nên phun phòng 1 lần, còn vào mùa khô từ 45-60 ngày phun 1 lần.

– Trị bệnh: Pha 500g sản phẩm với 200 lít nước, phun đẫm vùng cây bị nhiễm bệnh và phun quanh gốc để phòng trừ lây lan. Mỗi lần phun cách nhau 3-5 ngày và phun từ 2-3 lần để cây hoàn toàn khỏi bệnh.

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng ta đã biết được những triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng trị bệnh sương mai trên cây hoa hồng. Ngoài bệnh sương mai, cây hoa hồng còn có thể bị các bệnh khác nên bà con hãy theo dõi Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B để biết thêm nhiều thông tin hữu ích và cây trồng. Để mua thuốc bà con hãy liên hệ đến hotline 0962241635 để được tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *