Các cách trị bệnh xì mủ trên cây đào hiệu quả

cach-tri-benh-xi-mu-tren-cay-dao

Trong những ngày tết, đặc biệt là ở miền Bắc nước ta đào là một loại cây không thể thiếu, chúng luôn mang đến không khí ấm áp, tươi mới.

Tuy nhiên để trồng được những cây đào này cũng không đơn giản, đào cũng mắc các bệnh cây trồng và một vấn đề mà nhiều nhà vườn cũng như những người chơi đào đang gặp phải hiện nay đó chính là hiện tượng xì mủ trên cây đào. Nhưng không phải ai cũng biết cách trị bệnh xì mủ trên cây đào, sau đây bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng trị bệnh xì mủ trên cây đào nhé!

cach-tri-benh-xi-mu-tren-cay-dao
Tìm hiểu về bệnh xì mủ trên cây đào

Nguyên nhân cây đào bị xì mủ

Bệnh xì mủ trên cây đào phát sinh gây hại là do vi khuẩn gây nên. Lấy dao cạo vỏ bên ngoài lớp xì mủ bà con sẽ thấy mạch dẫn của cây có màu thâm, đây là hiện tượng do vi khuẩn xâm nhập phá vỡ ống dẫn của cây làm nhựa chảy ra. Có rất nhiều lý do dẫn đến vi khuẩn phát triển trên cây nhưng chủ yếu có 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan và khách quan:

benh-xi-mu-tren-cay-dao
Vết xì mủ, chảy nhựa trên cây đào

– Nguyên nhân chủ quan: là do người trồng chưa chăm sóc cẩn thận và chưa áp dụng đúng kỹ thuật, phương pháp trồng trọt nên cây mới bị xì mủ. Bà con trồng quá mật độ dày, đào hố thấp làm nước đọng ở gốc và bón thừa đạm thì mật độ của vi khuẩn gây bệnh càng nhiều và phát triển nặng hơn.

– Nguyên nhân khách quan là do điều kiện thời tiết có sương muối trong nhiều ngày, nhiệt độ quá thấp so với nhiệt độ thích hợp của cây đào hay do sâu đục vỏ, đất trồng quá chặt cũng là một lý do làm xuất hiện xì mủ trên cây đào.

Biểu hiện của bệnh xì mủ trên cây đào

Bệnh xì mủ không làm cây đào chết ngay nhưng nếu để bệnh phát triển lâu ngày sẽ khó chữa và có thể làm chết cây. Khi cây bắt đầu bị bệnh bà con có thể nhận thấy các triệu chứng bệnh ở thân, cành, đặc biệt ở vị trí phân cành.

cay-dao-bi-xi-mu
Thân cây đào bị xì mủ

– Khi cây đào bị xì mủ, vỏ cây sẽ tách ra, mủ cây đào rơi xuống đất hay có thể đọng lại trên cây. Mủ cây ban đầu có màu trắng tụ thành khối rồi khô dần chuyển sang màu hổ phách.

– Khi bệnh nặng, cạo hết lớp chảy nhựa bên ngoài chúng ra sẽ thấy thân cây đào bị khô, mục nát. Nếu không chữa trị kịp thời cây sẽ bị vàng, rụng lá, hậu quả nặng nhất là làm chết cây.

Cách phòng và chữa bệnh xì mủ cây đào

Cách trị bệnh xì mủ trên cây đào

Bà con cần lưu ý các yếu tố sau:

– Vị trí trồng đào: nên trồng ở nơi có vị trí cao để có thể thoát nước tránh tình trạng nước ứ đọng tại gốc làm độ ẩm quá cao tạo điều kiện khiến các loại nấm bệnh, vi khuẩn phát sinh.

– Xử lý đất ruộng: để cân bằng pH và khử trùng môi trường đất bà con nên xử lý đất bằng vôi bột trước khi vào vụ và khi kết thúc vụ.

– Chăm sóc cây cẩn thận, đúng kỹ thuật: Trong thời gian chăm sóc cây, bà con nên hạn chế tối đa việc tạo vết thương trên cây để hạn chế vi khuẩn, sâu bệnh tấn công. Ưu tiên cắt tỉa cây vào những lúc thời tiết nắng ráo, tránh những ngày có độ ẩm cao vì vào những lúc thời tiết ẩm ướt vết cắt sẽ rất lâu khô, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

– Thường xuyên quan sát cây để phát hiện những vị trí có dấu hiệu bị xì mủ. Những nơi bị rỉ nhựa rất dễ nhận biết vì khi nhựa chảy ra tiếp xúc với oxi trong không khí sẽ tạo thành những đám nhầy trên thân, khi khô lại sẽ cứng lại như kẹo gôm.

Bệnh xì mủ không chỉ gây hại cho cây đào, vi khuẩn gây bệnh còn gây hại cho các cây ăn quả như cây sầu riêng, cây có múi, cây dưa hấu,…

Cách phòng trừ bệnh xì mủ trên cây sầu riêng và thuốc đặc trị

Nguyên nhân gây nứt thân xì mủ dưa hấu và các biện pháp phòng ngừa

Nguyên nhân gây ra bệnh xì mủ trên cây có múi, dấu hiệu và biện pháp khắc phục

Thuốc đặc trị bệnh xì mủ trên cây đào

Hoa đào chủ yếu được buôn bán vào dịp tết mà thời gian này là lúc có điều kiện thời tiết thích hợp để vi khuẩn xì mủ phát triển gây bệnh. Vì vậy để đảm bảo cây được khỏe mạnh bà con nên phun thuốc phòng bệnh định kỳ. Bà con nên ưu tiên sử dụng thuốc sinh học, vừa đảm bảo an toàn về sức khỏe cho mình khi chăm sóc vừa không gây hại cho đất trồng.

Fugi – Thuốc đặc trị xì mủ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh theo nguyên lý đối kháng giúp cây khỏe tăng sức đề kháng của cây trồng. Không chỉ trị và phòng bệnh còn giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp, giúp rễ phát triển tốt.

thuoc-dac-tri-benh-xi-mu-tren-cay-dao
FUGI – Thuốc đặc trị xì mủ cây đào

Hướng dẫn sử dụng: Pha 25ml vào bình 20-25 lít nước, phun lên cây hoặc quét lên vết bệnh:
– Phòng bệnh: tùy vào điều kiện thời tiết, phun phòng định kỳ mỗi lần cách nhau từ 15-30 ngày.
– Trừ bệnh: phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày.

Kết luận

Qua bài viết trên chúng ta đã thấy được những nguyên nhân, biểu hiện của bệnh xì mủ ở cây đào để phòng và chữa bệnh kịp thời. Bà con hãy theo dõi Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B để hiểu thêm về các bệnh ở cây trồng khác. Để mua thuốc, liên hệ đến hotline 0962241635 để được tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *