Nguyên nhân gây ra bệnh xì mủ trên cây có múi, dấu hiệu và biện pháp khắc phục

benh-xi-mu-tren-cay-co-mui

Bệnh xì mủ trên cây có múi  là loại bệnh nguy hiểm và khó trị bởi bệnh làm cho sức sinh trưởng của cây bị giảm, cây sẽ còi cọc, chết dần nếu bà con không phòng trị kịp thời. Sau đây bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và các biện pháp phòng trị bệnh xì mủ hiệu quả nhé!

benh-xi-mu-tren-cay-co-mui
Tìm hiểu về bệnh xì mủ trên cây có múi

Một số tác nhân gây bệnh xì mủ trên cây có múi

Bệnh nứt thân, xì mủ trên cây có múi do nấm Phytophthora spp gây ra. Khi trên cây có các vết nứt, nấm sẽ xâm nhập vào các vết nứt đó và các vết nứt này cho thấy cây đang bị thiếu canxi. 

Ngoài lây lan qua các vết nứt trên thân cành, nấm Phytophthora trong đất bám vào bộ rễ mềm của cây, khi gặp điều kiện thích hợp: nhiệt độ và độ ẩm cao thì những bào tử nấm sẽ phóng thích bào tử động có hai roi. Chúng nhiễm vào chóp rễ và dần dần lây lan toàn bộ phần rễ cây.

Nấm gây bệnh xì mủ trên cây có múi phát triển mạnh trong nhiệt độ từ 16-32 độ C, độ ẩm không khí trong khoảng 80-95%. Và ở nhiệt độ dưới 10 độ C hay trên 35 độ C nấm bệnh không phát triển được.

Điều kiện phát triển nấm bệnh xì mủ

Vườn cây rậm rạp hay những chùm quả khuất trong tán lá gặp điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều là môi trường để cho nấm bệnh phát triển và gây hại. Ở những thân, cành, quả có vết côn trùng cắn cũng là nơi để nấm bệnh dễ dàng xâm hại. 

Nấm bệnh xì mủ cây có múi thường lưu tồn trong đất, chúng có khả năng tồn tại và thích ứng trong môi trường không thuận lợi. Ngoài ra bào tử nấm còn tồn tại trong các vết bệnh trên thân, cành và quả bị bệnh và khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển và gây bệnh trở lại.

Nấm bệnh phát triển mạnh ở những nơi có độ ẩm cao nên vào mùa mưa, những vườn canh tác lâu năm, thường xuyên bị ngập úng, điều kiện vệ sinh vườn kém, mật độ dày và ít sử dụng phân hữu cơ nấm bệnh sẽ phát sinh gây hại nặng. 

Sợi nấm từ các vết bệnh sinh sản rất nhiều bào tử trong điều kiện mưa gió, lũ lụt và lây lan rất nhanh.

Không chỉ cây có múi bị bệnh xì mủ mà các cây công nghiệp, cây cảnh và các cây dây leo họ bầu bí cũng có thể mắc bệnh xì mủ, bà con có thể tham khảo trong các bài viết:

Nguyên nhân gây nứt thân xì mủ dưa hấu và các biện pháp phòng ngừa

Các cách trị bệnh xì mủ trên cây đào hiệu quả

Cách phòng trừ bệnh xì mủ trên cây sầu riêng và thuốc đặc trị

Một số triệu chứng của bệnh xì mủ trên cây có múi

Nấm xì mủ gây bệnh trên cổ rễ, trên thân

Khi nấm bệnh xì mủ trên cây có múi tấn công thì các vết bệnh sẽ làm cho vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng không có hình dạng sau đó nứt khô và chảy mủ. Sau đó vỏ cây bong ra, phần gỗ nằm bên dưới bị thối nâu, vết bệnh cứ lan dần ra xung quanh rồi lan xuống tấn công bộ rễ làm cho rễ cây không thể hút được nước và dinh dưỡng để nuôi cây. 

benh-xi-mu-cay-co-mui
Vết bệnh xì mủ trên thân, cành

Khi cây không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, lá cây sẽ vàng và rụng dần, đọt non không mọc được, cành chết dần và thân cây không thể quang hợp được rồi dần trở nên xơ xác, chết dần.

Ở các vết bệnh trên thân, nhựa màu vàng chảy ra thành từng vệt dài, sau đó hóa đen. Một số cây  sẽ bị thối rễ và vỏ rễ tuột khỏi lõi, bà con sẽ ngửi thấy có mùi hôi.

Một số cây bị bệnh trên lá và cành làm cho gân chính của lá bị vàng, cành bị chết. Nếu cây bị chảy nhựa nhiều tán là sẽ bị xơ xác và rụng lá. 

Một số cây bị nhiễm bệnh trên lá và cành khiến gân chính của lá bị vàng, cành bị chết ngược, tán lá xơ xác, cây bị chảy nhựa.

 

Nấm gây hại trên trái

Nấm bệnh không chỉ tấn công trên thân và rễ cây mà chúng còn gây hại cả trái. Bệnh làm thối những trái ở dưới thấp gần mặt đất, những trái đã trưởng thành và nằm trong tán cây. Nấm bệnh sẽ làm cho trái mất màu dần từ dưới lên cuống, chuyển từ màu úng nước sang màu xám đen và khi độ ẩm cao sẽ xuất hiện một lớp màu trắng mỏng phủ trên vết bệnh. Sau khi nấm bệnh tấn công khoảng ⅓ đến ½ diện tích của trái thì trái sẽ bị rụng.

 

cach-tri-benh-xi-mu
Vết bệnh xì mủ trên trái

Tác hại của bệnh xì mủ trên cây có múi

Nấm bệnh lây lan rất nhanh nên nếu bà con không kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện mầm bệnh và phòng trị kịp thời thì bệnh sẽ lan rộng và rất khó chữa.

Bệnh xì mủ trên cây có múi làm tổn thương thân cây sau đó ngăn cản quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và nước lên để nuôi cây. Làm cho cây kém phát triển và còi cọc, lâu ngày cây sẽ bị chết.

Nếu cây đang trong giai đoạn nuôi trái mà cây bị nhiễm bệnh thì rất có thể trái sẽ bị rụng và làm giảm năng suất, thiệt hại về kinh tế.

 

Các biện pháp phòng bệnh và thuốc đặc trị hiệu quả

Các cách trị bệnh xì mủ

Khi trồng các loại cây có múi, bà con nên trồng với mật độ phù hợp, tỉa cành, tán và vệ sinh vườn trồng định kỳ để vườn cây được thông thoáng, tránh nấm bệnh phát sinh gây hại.

Vườn trồng phải chọn nơi có chân đất cao, nếu thấp thì nên đảm bảo hệ thống thoát nước, tránh tình trạng ngập úng tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

Khi trồng bà con không nên phủ rơm rạ và cỏ xung quanh gốc cây đồng thời không nên gây ra các vết thương trên gốc và rễ để nấm có cơ hội xâm nhập gây hại.

Ngoài ra phân bón cũng là một yếu tố quan trọng để cây có đủ chất dinh dưỡng giúp cây phát triển mạnh và sinh trưởng phát triển tốt, tăng sức đề kháng của cây để chống chịu với các tác động xấu của môi trường. Bà con nên sử dụng cân đối các thành phần trong phân bón và nên sử dụng nhiều phân bón hữu cơ.

Bà con không nên sử dụng quá nhiều phân chuồng tươi do phân chưa được ủ hoại thường chứa nhiều vi sinh vật gây hại và khi bón cho cây sẽ làm đất bị nhiễm độc và thoái hóa làm cây dễ mang mầm bệnh. Thay vào đó bà con nên dùng các dòng phân hữu cơ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.

 

Thuốc trị bệnh xì mủ trên cây có múi được tin dùng

Bà con trồng cây có múi chủ yếu với mục đích kinh doanh nên để đảm bảo năng suất, chất lượng của nông sản bà con nên định kỳ sử dụng các loại thuốc phòng bệnh cho cây trồng. Nếu cây đã bị bệnh thì nên sử dụng thuốc ngay và tìm nguồn thuốc uy tín.

Fugi – Thuốc trừ nấm bệnh sinh học đặc trị xì mủ. Thuốc tiêu diệt nấm bệnh theo nguyên lý nấm đối kháng, không chỉ chữa được bệnh xì mủ còn giúp cây tăng sức đề kháng, cải tạo đất giúp đất tơi xốp và rễ cây phát triển tốt.

thuoc-tri-benh-xi-mu-tren-cay-co-mui
FUGI – Thuốc đặc trị xì mủ, thối rễ

Hướng dẫn sử dụng: pha 25ml thuốc với 20-25 lít nước sau đó bà con có thể phun hoặc tưới cho cây.

  • Phòng bệnh: Tùy theo điều kiện thời tiết bà con có thể phun phòng định kỳ từ 15-30 ngày/lần.
  • Trị bệnh: Để trị bệnh bà con nên phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày.

Kết luận

Các loại cây có múi thường mắc nhiều loại bệnh khác nhau mà hầu hết đều ảnh hưởng đến năng suất nông sản nên bà con hãy cập nhật các kiến thức về cây trồng thường xuyên. Theo dõi phanthuocsinhhoc.net để cùng chúng tôi tìm hiểu nhé. Để mua thuốc đặc trị và tư vấn miễn phí bà con hãy liên hệ đến hotline 0962241635 để gặp nhân viên của chúng tôi 24/7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *