Nguyên nhân xuất hiện bệnh thán thư trên xoài, biện pháp phòng trị bệnh

benh-than-thu-tren-xoai

Bệnh thán thư trên xoài thường gây hại vào lúc cây bắt đầu ra hoa hoặc lúc chuẩn bị thu hoạch nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của người nông dân. Bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện và thuốc đặc trị nhé!

benh-than-thu-tren-xoai
Tìm hiểu về bệnh thán thư hại xoài

Một số nguyên nhân gây bệnh thán thư hại xoài

Bệnh thán thư hại xoài là do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, thuộc họ Melanconiaceae, bộ Melanconiales, lớp Nấm Bất toàn. Giai đoạn hữu tính là Colletotrichum cingulata thuộc lớp Nấm Túi.

Nấm gây bệnh thán thư có thể ký sinh và gây hại chủ yếu ở các loại cây trồng như xoài, chanh, bơ, cam, bưởi, quýt, đu đủ, khoai sọ, chuối,… nên nấm bệnh ở các vườn lân cận có thể lây lan sang vườn xoài gây hại.

Đặc điểm phát sinh bệnh thán thư hại xoài

Ở các tỉnh miền bắc nấm bệnh gây hại mạnh nhất vào tháng 3 và 4 tiếp đến là những tháng 2,5,7, 8. Còn đối với các tỉnh phía Nam nấm bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và bệnh sẽ thuyên giảm, ít gây hại vào tháng 11, 12 hàng năm.

Khi thời tiết có độ ẩm và nhiệt độ cao nấm bệnh sẽ phát triển mạnh. Chúng có thể sinh trưởng ở 4 độ C và nhiệt độ thích hợp nhất là 25-29 độ C.

Nấm bệnh gây hại hầu hết các tháng trong năm, bệnh hại nhất là ở giai đoạn vườn ươm. Ở các vườn kinh doanh, giai đoạn ra hoa, đậu trái là giai đoạn quan trọng của cây, đây là giai đoạn mức gây hại cao nhất. Bệnh gây hại nặng nhất vào tháng 3 và tháng 7 do điều kiện độ ẩm không khí cao thuận lợi cho sự phát triển của bệnh.

Nguồn bệnh có thể lan truyền qua gió, mưa, nước tưới, côn trùng,…tồn tại trong hạt, cây ký chủ phụ, tàn dư cây bệnh và sương mù chính là yếu tố làm tăng tỷ lệ bệnh trên đồng ruộng

Triệu chứng bệnh thán thư trên xoài

Nấm bệnh gây hại trên toàn bộ các bộ phận của cây, tuy nhiên ở các bộ phận khác nhau sẽ có các triệu chứng khác nhau:

Bệnh thán thư trên lá xoài

Những lá non là lá mẫn cảm với nấm bệnh nhất. Đầu tiên là những đốm đen nhỏ nằm rải rác trên lá sau đó lớn dần tạo thành những mảng lớn có hình tròn hoặc góc cạnh màu nâu tối.

benh-than-thu-tren-la-xoai
Bệnh thán thư làm hại lá xoài

Khi vết bệnh thán thư trên lá xoài già thì các vết đó sẽ chuyển sang màu trắng xám và lá sẽ bị rách, thủng và rụng dần. Nếu cây đã bị nhiễm bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau sẽ khiến cho lá xoài bị vặn vẹo, xoắn cong.

Bệnh thán thư trên bông xoài

Cũng giống như ở trên lá, bào tử nấm xâm nhập tại những gié non tạo thành những chấm đen nhỏ nằm rải rác trên trục và nhánh hoa. Các vết bệnh lớn dần khiến cho các bông hoa không nở và thụ phấn được.

Nấm bệnh càng sinh trưởng càng khiến hoa bị rụng nhiều hơn, các cành hoa, ré hoa bị thối đen, khô héo và chết dần.

benh-than-thu-tren-bong-xoai
Bệnh thán thư làm hoa xoài bị rụng

Trên thán thư trên thân cành

Nấm bệnh gây hại chủ yếu trên các cành non mới ra. Ban đầu chỉ là các vết đốm màu nâu vàng nhỏ sau đó liên kết với nhau tạo thành vết bệnh có màu nâu tối. Các vết bệnh này gặp điều kiện ẩm ướt sẽ lây lan rộng ra, khi gặp trời khô vết bệnh bao bọc quanh thân cành làm cành khô héo.

Bệnh thán thư trên quả xoài

Nấm bệnh tấn công khiến cho cuống trái bị thối và rụng. Lúc quả còn non nấm bệnh thường hình thành tại hõm của cuống quả.

benh-than-thu-tren-qua-xoai
Bệnh thán thư làm quả xoài bị thối và rụng

Những vết bệnh lan rộng làm cho quả không lớn được hay có thể gây méo mó, dị hình. Các đốm bệnh trên vỏ trái liên kết với nhau, thịt trái phía trong đốm bệnh bị khô đi và dính theo vỏ trái khi lột. Nếu bệnh nặng có thể gây rụng trái hàng loạt.

Quả sau khi thu hoạch có thể hình thành các vết đốm đen nhỏ sau lan rộng thành các vết bệnh lớn có hình dạng không đồng đều, chuyển từ màu nâu đậm tới màu đen.

Trong điều kiện ẩm ướt chúng ta có thể thấy các khối bào tử màu hồng gạch xuất hiện theo vòng đồng tâm trên mô bị bệnh.

Tương tự với xoài, thán thư gây bệnh trên cây na cũng gây hại trên thân, cành, lá và quả. Bà con có thể tham khảo thêm bài viết về bệnh thán thư trên cây na: Tác hại và cách điều trị tận gốc bệnh thán thư trên cây na

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên cây xoài và thuốc trị bệnh thán thư xoài

Các biện pháp phòng trừ

Để phòng trừ hữu hiệu bệnh thán thư trên bông xoài hữu hiệu thì bà con cần thực hiện nhiều công việc một lúc:

– Thường xuyên vệ sinh thu gom cành lá khô, trái non rụng trong vườn để tránh giữ nguồn bệnh trong vườn.

– Cắt tỉa bớt cành để vườn được thông thoáng sao cho ánh nắng có thể xâm nhập vào bên dưới tán cây. Ánh nắng làm ngăn ngừa sự sinh trưởng của nấm đồng thời khống chế chiều cao của cây để dễ dàng cho việc chăm sóc, thu hoạch.

– Sau khi xử lý hoa xong từ 45 đến 50 ngày bà con nên bao trái để ngăn ngừa bệnh thán thư và côn trùng gây hại.

– Bón phân đạm cân đối, tránh bón thừa đạm.

– Sau khi thu hoạch, ngâm trái trong nước nóng 51-55 độ C trong 20-30 phút sẽ tránh được bệnh cho đến khi trái chín. Đây là biện pháp dễ làm, ít tốn kém và rất hiệu quả, trái ngọt và có màu vàng hấp dẫn.

– Tránh xử lý hoa trong mùa mưa vì thời tiết này cây dễ bị nhiễm bệnh.

– Khi thu hoạch trong điều kiện ẩm ướt cũng yêu cầu thao tác cẩn thận để tránh làm cây bị tổn thương.

Cây xoài không chỉ bị bệnh thán thư, sâu đục thân cũng là một bệnh khá phổ biến, bà con tham khảo bài viết về Biểu hiện của sâu đục thân xoài và thuốc đặc trị để có các biện pháp phòng bệnh đồng thời, hạn chế thiệt hại.

Thuốc đặc trị thán thư xoài

Bệnh thán thư trên cây xoài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng của nhà vườn bởi bệnh có thể làm rụng hoàn toàn trái non và làm hỏng trái khi sắp thu hoạch. Để đảm bảo thu nhập bà con nên định kỳ phun thuốc phòng nấm thán thư.

Nếu phun thuốc hóa học thời gian cách ly sẽ từ 7-14 ngày mà bà con lại phải thường xuyên theo dõi, chăm sóc vườn nhà mình nên rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thuốc sinh học là loại thuốc sâu sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học, các chất do vi sinh vật tiết ra nên hoàn toàn an toàn với con người và môi trường.

Fugi – thuốc được bà con tin dùng, tiêu diệt nấm bệnh theo nguyên lý nấm đối kháng, giúp cây khỏe, tăng sức đề kháng. Ngoài ra còn giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp giúp rễ phát triển tốt.

thuoc-dac-tri-than-thu-tren-xoai
FUGI – Thuốc đặc trị thán thư xoài

Hướng dẫn sử dụng: Pha 25ml sản phẩm cho bình 20-25 lít nước và có thể phun hay tưới. Mỗi lần phun cách nhau từ 3-5 ngày và phun liên tiếp 2-3 lần.

Đối với phòng bệnh thì tùy theo điều kiện thời tiết và chu kỳ bệnh hại mà mỗi lần phun cách nhau từ 15-30 ngày.

Thời điểm lý tưởng để phun thuốc

Lần 1: tiến hành phun trước khi hoa nở 5 ngày để chủ động ngăn ngừa nấm tấn công thời kỳ hoa nở khiến thối hoa, rụng hoa và rụng các quả non.

Lần 2: phun thuốc khi hoa nở được 30-50% để bảo vệ những gié hoa còn lại và quả non vừa đậu.

Lần 3: phun trước khi thu hoạch 15 ngày để phòng bệnh gây hại trên quả, giúp cho vỏ quả sáng hơn, bóng đẹp hơn và hạn chế được bệnh gây thối cuống quả.

Kết luận

Qua bài viết trên bà con cũng đã thấy tác hại của bệnh thán thư trên xoài khi không được phòng bệnh và chữa trị kịp thời. Bà con nên sử dụng thuốc phòng bệnh định kỳ vừa để giảm thiệt hại vừa để tăng sức đề kháng và cải tạo đất của vườn.

Bà con hãy theo dõi Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B để cùng chúng tôi tìm hiểu về các bệnh trên cây trồng. Để mua thuốc bà con hãy liên hệ đến hotline 0962251635 để được tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *