Bệnh đạo ôn trên lúa gây hại như thế nào, có thuốc đặc trị không?

benh-dao-on-tren-lua

Lúa là lương thực quan trọng và góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Nhưng hiện nay có rất nhiều các bệnh hại làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của ruộng lúa. Bệnh đạo ôn trên lúa là bệnh phổ biến và thường xuất hiện gây hại nhiều nhất vào vụ Đông-Xuân. Hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh nhé!

benh-dao-on-tren-lua
Tìm hiểu về bệnh đạo ôn trên lúa

Bệnh đạo ôn là gì?

Ở nước ta, một người Pháp tên là Vincens đã phát hiện bệnh đạo ôn ở Nam Bộ vào năm 1921. Năm 1951, Roger đã xác định sự xuất hiện của chúng ở vùng Bắc Bộ.

Hiện nay, bệnh đạo ôn đã phát sinh gây hại nghiêm trọng ở nhiều nơi nước ta như Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình. Theo Padmanabhan, khi lúa đạo ôn cổ bông 1% thì năng suất có thể bị giảm từ 0,7-17,4% tùy thuộc vào các yếu tố liên quan.

Có hai loại đạo ôn gây bệnh

Pyricularia oryzae thuộc họ Moniliaceae, bộ Moniliales – lớp nấm bất toàn, đây là loại nấm có hình thức sinh sản vô tính tạo ra cá thể mới mà không cần bào tử đực và cái kết hợp.

Magnaporthe grisea thuộc lớp nấm túi ( thường không có ngoài tự nhiên), loại nấm bệnh này sinh sản hữu tính tạo ra cá thể mới bằng cách kết hợp giao tử đơn bội hình thành do tế bào đực và cái kết hợp.

Đặc điểm hình thái

Bào tử có hình quả lê, có 2 vách ngăn ngang, có khi 1-3 vách ngăn và có màu xanh nhạt hoặc không có màu.

Nấm đạo ôn phát triển, sinh sản tốt nhất ở 28 độ C và ở nhiệt độ này bào tử sinh sản và giảm dần sau 9 ngày. Trong nhiệt độ 16, 20, 24 độ C bào tử được sinh ra chậm nhưng có chiều hướng gia tăng ngay sau 15 ngày.

Bào tử sẽ chết trong nước nóng 50 độ C từ 13-15 phút, nhưng nếu trong không khí khô ở 60 độ C bào tử có thể sống đến 30 giờ. .

Bào tử nảy mầm khi độ ẩm không khí bão hòa hay có lớp nước tự do, trên bề mặt nước 80% lượng bào tử có thể nảy mầm được và có thể sinh sản được sau 24 giờ.

Nấm bệnh đạo ôn hại lúa bắt đầu sinh bào tử vào 6 ngày sau khi chúng xâm nhập vào cây, tốc độ sinh sản tăng khi độ ẩm không khí tăng và nếu độ ẩm không khí dưới 93%, nấm sẽ không sản sinh bào tử được.

Một vết bệnh có thể sinh 2000-6000 bào tử/ngày, cao điểm là ở ngày 3-8 sau khi lộ vết bệnh ở lá và vào 10-20 ngày sau khi lộ vết bệnh ở gié. Các bào tử sinh ra từ các lá bên trên có thể lây vào gié ở giai đoạn trổ.

Việc sinh sản và phóng thích bào tử xảy ra chủ yếu vào ban đêm, nhất là từ 2-6 giờ sáng bởi bào tử muốn phóng thích phải có nước hoặc sương. Khi gặp nước, hầu hết bào tử được phóng thích trong vòng 2 phút, nhất là trong 30 giây đầu tiên. Gió mạnh có thể làm bào tử phát tán trong một phạm vi hẹp và gió càng mạnh bào tử càng phát tán xa, tuy nhiên mưa lại làm bào tử giảm khả năng phát tán.

Ở vùng nhiệt đới, bào tử nấm đạo ôn phát tán quanh năm trong không khí, thời điểm cao điểm nhất vào khoảng tháng 5-6 và tháng 11-12. Nấm cũng lây lan qua các hạt đã bị nhiễm, rơm lúa bệnh, bào tử rơi trong dòng nước.

Nguồn bệnh

Nấm gây bệnh đạo ôn hại lúa tồn lưu chủ yếu trong rơm lúa và hạt giống nhiễm bệnh. Ở vùng ôn đới, nhiệt độ phòng và không khí khô, nấm khuẩn có thể sống được ba năm, bào tử sống được một năm.

Ngoài đồng, nguồn bệnh lưu tồn chủ yếu ở trong các gốc rạ và rơm. Ở hạt, nấm lưu tồn trong phôi, phôi nhũ, vỏ hạt và có khi ở giữa lớp vỏ và hạt. Nấm cũng tồn tại trên các loại cây trồng và cỏ dại khác, có đến 38 loài cỏ dại thuộc 23 giống nhiễm với nấm này.

Nguyên nhân bệnh đạo ôn hại lúa

Nguyên nhân bệnh đạo ôn hại lúa là do nấm Pyricularia oryzae gây ra, chúng thuộc họ Moniliaceae, bộ Moniliales.

Trong điều kiện ẩm ướt, đạm quá nhiều sẽ xuất hiện các vết bệnh cấp tính có hình tròn hay hình bầu dục và có màu xanh tái do đài và các bào tử nấm phát triển trên đó, dạng thấm nước, về sau cũng chuyển thành dạng mãn tính điển hình.

Quá trình gây hại: khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm bệnh đạo ôn hại lúa sẽ xâm nhập vào cây và tiết ra một số độc tố như axit – picolinic và chất Pyricularin có tác dụng kìm hãm hô hấp và phân hủy các enzyme chứa kim loại của cây, kìm hãm sự phát triển của cây lúa.

Nấm bệnh đạo ôn hại lúa tồn tại chủ yếu ở dạng sợi nấm tồn tại trong rơm rạ và hạt giống bị bệnh. Ngoài ra nấm còn tồn tại trên ký chủ mọc quanh ruộng như các loài cỏ lồng vực, đuôi phụng, múa ma, lúa mọc lại gốc rạ, lúa chết,… sinh sản và phát triển quanh năm.

Vị trí nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa

hinh-anh-benh-dao-on-hai-lua
Nấm đạo ôn gây hại trên lúa

Nấm bệnh đạo ôn hại lúa có thể tấn công trên tất cả các bộ phận của cây lúa như: trên lá, trên cổ bông(cổ gié) hoặc trên hạt.

– Trên lá: Nấm đạo ôn gây hại nhiều nhất ở giai đoạn mạ hoặc lúa đang đẻ nhánh. Nếu bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau có thể làm cháy khô lá lúa, cây lụi tàn.

– Trên cổ bông: Nấm đạo ôn tấn công vào cổ bông làm cản trở quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng của cây để nuôi lên bông, lên hạt sẽ khiến cho hạt bị lép lửng.

– Trên hạt: Vết bệnh làm cho lúa bị lem lép hạt, nếu bệnh gây hại từ sớm mà không được phát hiện thì có thể bị lép hoàn toàn.

Triệu chứng bệnh đạo ôn hại lúa và hình ảnh của bệnh đạo ôn hại lúa

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, bệnh đạo ôn có thể gây hại ở bất cứ giai đoạn nào. Theo một số nhà khoa học, căn cứ vào tính chất và vị trí nhiễm bệnh thì sẽ chia bệnh đạo ôn thành 5 dạng là đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá, đạo ôn đốt thân, đạo ôn cổ bông(cổ gié) và đạo ôn hạt. Dưới đây là các triệu chứng bệnh đạo ôn hại lúa trên mạ và trên lúa:

Bệnh trên mạ

Trên lá mạ xuất hiện những vết bệnh hình bầu dục nhỏ sau đó phát triển tạo thành hình thoi nhỏ hoặc dạng tương tự như hình thoi và có màu nâu hoặc màu vàng.
Nếu không phát hiện ra sớm để diệt trừ thì các vết bệnh nối nhau tạo thành một mảng lớn làm mạ bị héo khô hoặc chết.

Bệnh trên lúa

Đạo ôn lá

Theo độ tuổi của cây, điều kiện thời tiết và chất lượng của hạt giống, các đặc điểm của các vết bệnh trên lá có thể thay đổi.

lua-bi-dao-on-phun-thuoc-gi
Đạo ôn trên lá lúa

Trên lá, các vết bệnh ban đầu chỉ là đốm úng nước nhỏ có màu xám xanh. Sau đó vết bệnh lan ra tạo thành các vết to hơn có hình thoi và màu nâu nhạt hoặc một quàng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu tro xám.

Trên các giống kháng đạo ôn, vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ có hình dạng không đặc trưng. Tùy thuộc vào mức độ kháng đạo ôn mà vết bệnh có các kích thước khác nhau:

– Trên giống lúa kháng mạnh, vết bệnh là những đốm nâu nhỏ có kích thước chỉ từ 1-2mm.
– Còn ở các giống kháng vừa, vết bệnh có hình tròn hay trứng, tâm vết bệnh sáng trắng, có viền nâu và kích thước từ 2-3mm.

Nếu lúa bị nhiễm đạo ôn từ sớm lúa có thể bị lùn, khi bệnh nặng thì các vết bệnh liên kết với nhau làm cháy lá.

Đạo ôn cổ lá

Vết bệnh phát triển khum theo chiều cong giữa cổ lá và phiến lá, từ cổ lá vết bệnh lan ra bẹ lá và phiến lá làm lá lúa bị khô và gãy gục.

benh-dao-on-hai-lua
Đạo ôn cổ lá

Đạo ôn đốt thân

Ban đầu khi bệnh xuất hiện chỉ là một đốm nhỏ màu nâu sau đó lan rộng thành một vành tròn bao quanh đốt thân làm cho thân bị lõm tóp lại và có màu đen. Khi gặp nước mưa hoặc sương mù ẩm, thân sẽ bị mềm nhũn dễ bị gãy gập.

trieu-chung-benh-dao-on-hai-lua
Đạo ôn đốt thân

Đạo ôn cổ bông và gié lúa

Tại vị trí cổ bông và gié lúa, vết bệnh ban đầu cũng chỉ là những đốm nhỏ sau đó lan ra làm cả đoạn cổ bông khô tóp và có màu nâu xám.

Nếu ngay sau giai đoạn trổ bông lúa đã bị nhiễm bệnh thì toàn bộ bông lúa sẽ bị lép trắng.

Nếu lúa bị nhiễm bệnh muộn vào thời kỳ bắt đầu chín hạt thì sẽ gây ra hiện tượng bông lúa nhỏ, có nhiều hạt bị lép lửng, lúa dễ gãy, rụng dẫn đến giảm năng suất lúa.

benh-dao-on-hai-lua
Đạo ôn cổ bông làm lép hạt

Đạo ôn hạt

Trên hạt các vết bệnh không đồng nhất về hình dạng mà có dạng đốm tròn hoặc không định hình và có màu nâu đen hoặc xám.

Nấm bệnh đạo ôn hại lúa ký sinh ở vỏ trấu và có thể ăn sâu vào trong hạt. Nếu sử dụng những hạt giống này thì đây sẽ là nguồn bệnh lây truyền từ vụ này sang vụ khác.

Một số bệnh khác cũng làm lúa bị lép, thậm chí là làm cho lúa không trổ bông được, bà con nên tham khảo qua các bệnh:

Tuyến trùng hại lúa: triệu chứng, nguyên nhân và thuốc đặc trị

Tìm hiểu về bệnh lép vàng trên lúa, bệnh có gây hại nghiêm trọng không?

Điều kiện phát sinh

Trong điều kiện thời tiết âm u, sáng sớm có sương mù hay mưa phùn kéo dài, nhiệt độ trong khoảng từ 18-26 độ C là điều kiện thích hợp nhất để nấm bệnh phát triển. Đặc biệt là trong vụ Đông Xuân bệnh đạo ôn gây hại nặng nhất, ở vụ Hè Thu và Thu Đông gặp điều kiện thuận lợi thì nấm bệnh vẫn phát triển.

Các yếu tố khác như hạt giống, lúa có mật độ dày, bón thừa phân đạm, lá lúa nằm ngang, ruộng thiếu nước, cỏ dại nhiều cũng là điều kiện để cho nấm đạo ôn phát sinh.

Ở những chân ruộng trũng, khó thoát nước bệnh dễ bị nặng hoặc bón phân, đạm quá nhiều, quá muộn hay vào lúc nhiệt độ không khí thấp và cây còn non cũng đều làm bệnh nặng. Khi lúa đã bị nhiễm bệnh, bà con bón thêm kali trên nền đạm cao sẽ làm bệnh tăng thêm.

Điều kiện nhiệt độ thất thường cũng gây ra bệnh đốm nâu trên lúa.

Cách phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa

Sau mỗi vụ nên vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại quanh bờ và mương máng, làm kỹ đất để đất có thời gian nghỉ ngơi hoặc luân canh cây trồng,… để diệt trừ nguồn bệnh.

Chọn các giống lúa có khả năng kháng nấm bệnh đạo ôn tốt.

Không nên gieo sạ quá dày để cây lúa được khỏe mạnh, kháng bệnh tốt hơn, mật độ phù hợp nhất là 80-100kg/ha.

Bón phân cân đối các thành phần đạm, lân, kali bởi khi bị thừa đạm lá có màu xanh đậm và phiến lá sẽ không đứng thẳng mà nằm ngang khiến lá khó quang hợp và đây là điều kiện lý tưởng để nấm đạo ôn phát triển.

Nên bón các loại phân bón có chứa canxi, silic để giúp lúa cứng cây hơn, lá lúa đứng thẳng để bào tử nấm không nảy mầm xâm nhập vào bên trong.

Dọn sạch cỏ ở ruộng vì cỏ dại là ký chủ quan trọng của nấm gây bệnh đạo ôn.

Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, nhất là giai đoạn cuối đẻ nhánh và sau trổ, không để ruộng bị thiếu nước.

Khi thấy dấu hiệu của bệnh thì không bón thêm các loại phân đạm, phân bón lá, thuốc kích thích sinh trưởng.

Kết luận

Qua bài viết trên bà con đã biết được các nguyên nhân, triệu chứng của nấm bệnh đạo ôn hại lúa. Lúa không chỉ mắc bệnh đạo ôn mà còn mắc nhiều loại bệnh hại khác nữa nên bà con hãy theo dõi Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B để cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về các loại bệnh về cây trồng.

Để mua thuốc trị bệnh bà con hãy liên hệ đến hotline 09 622 41 635 để được tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *