Các tác hại của bệnh thán thư trên ớt, thuốc đặc trị thán thư ớt

benh-than-thu-tren-ot

Bệnh thán thư trên ớt thường gặp ở những ruộng ớt trái vụ, nhưng đây lại là vụ ớt khá hấp dẫn với người nông dân vì bán được giá cao và thu được lợi nhuận lớn. Sau đây hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về nguyên nhân, tác hại cùng biện pháp khắc phục bệnh thán thư trên cây ớt  nhé!

benh-than-thu-tren-ot
Tim hiểu về bệnh thán thư trên ớt

Triệu chứng của bệnh thán thư ớt

Bệnh thán thư trên ớt gây hại nhiều nhất ở lá, thân, quả và dưới đây là các triệu chứng nhận biết bệnh:

Bệnh thán thư trên lá ớt

Các vết bệnh xếp theo chiều dài của gân lá, không có hình dạng nhất định hoặc có hình tròn. Ban đầu đốm bệnh chỉ có màu nâu nhạt ở mặt dưới lá nhưng sau đó chuyển sang màu nâu sậm, có viền đỏ, lan rộng và lõm sâu.

benh-than-thu-tren-la-ot
Bệnh thán thư trên lá ớt

Bệnh thán thư trên ớt: cuống lá và thân cây

Trên cuống lá và thân cây vết bệnh sẽ lõm xuống tạo thành các vết dọc có màu nâu đen.  Khi bị nhiễm bệnh cây sẽ kém phát triển và lá bị vàng và rụng sớm.

benh-than-thu-ot
Bệnh thán thư làm cây bị kém phát triển, vàng lá

Bệnh thán thư trên trái ớt

Trên trái là thiệt hại nặng nhất, khi bệnh tấn công làm trái thối hàng loạt và thường phát triển trong đợt thu hoạch. Nếu cây giống đã nhiễm bệnh, bệnh sẽ gây hại trên cả trái non, ban đầu chỉ là những đốm tròn nhỏ có màu xanh đậm, lõm xuống, hơi ướt sau đó vết bệnh lớn dần có hình thoi đến bầu dục, màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen, bên trong có nhiều vòng đồng tâm và gây rụng trái, trái bị teo quắt lại, năng suất có thể giảm từ 70-80%.

than-thu-ot
Bệnh thán thư làm thối trái

Không chỉ bệnh thán thư làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của ớt mà các bệnh sương mai, xoăn lá cũng gây hại làm giảm sức đề kháng của cây, thậm chí làm cho cây bị chết đột ngột, bà con có thể tham khảo bài viết sau:

Những dấu hiệu của bệnh sương mai trên cây ớt, giải pháp như thế nào?

Các biện pháp phòng trừ ớt bị xoăn lá hiệu quả

Nguyên nhân xuất hiện thán thư ớt

Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. 

Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao bệnh phát sinh mạnh. Gió, côn trùng, nước tưới là con đường giúp bào tử nấm phát tán. Sau khi phát tán, bào tử nấm có thể nảy mầm trong nước sau 4 giờ và nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ là 28-30 độ C.

Ở nước ta bệnh phát triển mạnh vào tháng 5-10 khi cây ớt đang trong thời kỳ thu hoạch quả. 

Đặc biệt, bệnh phát triển mạnh ở những ruộng mất cân đối dinh dưỡng, độ ẩm cao, trũng thấp, kém thoát nước. Bón đạm nhiều cũng làm cho bệnh phát sinh và gây hại.

Loại nấm bệnh này có thể tồn tại trong hạt giống, tàn dư thực vật hoặc trong đất từ 1-2 năm.

Cách phòng và trị bệnh thán thư trên cây ớt và thuốc trị thán thư ớt

Những phương pháp phòng bệnh thán thư trên cây ớt hiệu quả

Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt bệnh thường phát sinh và lây lan rất nhanh làm giảm năng suất của cây ớt trầm trọng. Trước đây, nấm bệnh chủ yếu xuất hiện trong mùa mưa và khi trái đã già chín nhưng thời gian gần đây bệnh có chiều hướng phát triển và gây hại nặng cả trong mùa khô nếu gặp sương mù hay tưới nước liên tục làm ruộng có độ ẩm cao. Và khi trái còn non cũng có thể bị rụng.

Sau đây là một số biện pháp để hạn chế tác hại của nấm bệnh:

– Không trồng ớt với mật độ quá dày, dọn dẹp sạch sẽ để đồng ruộng luôn thông thoáng khô ráo, không ẩm thấp đặc biệt là vào mùa mưa.

– Bà con nên sử dụng giống lai F1, hạt giống có chất lượng tốt có bán tại các cửa hàng giống cây trồng. Tuy nhiên, ở một số địa phương bà con còn sử dụng những giống địa phương đã được thuần hóa. Trong trường hợp này bà con không nên lấy hạt giống từ các ruộng đã bị bệnh ở mùa trước để làm giống cho vụ sau vì nấm bệnh tồn tại rất lâu trên cây, trong hạt cây bệnh và trong đất.

– Trên cùng một mảnh đất không nên trồng ớt liên  tục nhiều năm hoặc những mảnh đất trước đó đã trồng nhiều vụ những giống cây dễ bị nhiễm loại nấm này như cà chua, cà pháp, bầu bí,… nên sau một vài vụ trồng ớt nên luân canh các loại cây trồng khác.

– Đối với phân bón nên tăng cường bón các loại phân bón hữu cơ được ủ hoại mục hoặc phân hữu cơ vi sinh và không nên bón quá nhiều phân đạm.

– Bà con nên thường xuyên kiểm tra ruộng ớt để thu gom cỏ dại, những trái và tàn du của cây đã bị bệnh để đem đi tiêu hủy để hạn chế tối đa mầm bệnh lưu tồn và lây lan.

– Không nên tưới cây nhiều lần trong ngày nhất là vào buổi chiều tối dễ gây độ ẩm không khí cao vào ban đêm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, đặc biệt là vào thời kỳ cây sắp thu hoạch.

– Vào mùa mưa nên phun thuốc phòng bệnh thán thư định kỳ và chuẩn bị tốt hệ thống thoát nước.

Các loại thuốc đặc trị bệnh thán thư ớt

Đối với những bà con làm nông nghiệp thì những ruộng ớt là thu nhập chính của mình nên để có một vụ mùa bội thu và mang lại lợi nhuận bà con nên sử dụng các loại thuốc để phòng bệnh định kỳ. Ớt chủ yếu được ăn sống vì vậy bà con nên hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học, thay vào đó nên sử dụng các dòng thuốc sinh học để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và người tiêu dùng.

FUGI – Thuốc trị thán thư ớt sử dụng nấm đối kháng và kháng sinh do nấm tạo ra để diệt trừ nấm gây bệnh. Không chỉ diệt nấm bệnh các vi sinh vật có trong thuốc còn tiết ra các chất kháng sinh giúp cây tăng sức đề kháng  và ức chế các loại nấm bệnh nguy hiểm.

Sau khi đã tiêu diệt được nấm bệnh, các chủng vi sinh sẽ ngăn ngừa không cho nấm bệnh xâm nhập lại rễ và giúp hệ rễ phục hồi nhanh và phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thu, giúp cây xanh lá, dày lá, phát triển mầm chồi mạnh mẽ.

thuoc-tri-than-thu-ot
FUGI – Thuốc đặc trị bệnh thán thư trên ớt

Hướng dẫn sử dụng: pha 25ml cho 20-25 lít nước, bà con có thể phun hoặc tưới.

  • Phòng bệnh: tưới vùng dưới tán cây để phòng trừ các tác nhân gây bệnh và cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, tùy vào tình trạng thời tiết và chu kỳ bệnh hại mỗi lần phun cách nhau từ 15-30 ngày.
  • Trị bệnh: phun đều trên lá, trong tất cả các giai đoạn của cây đều phun được và sử dụng định kỳ, mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày cho đến khi cây khỏi hẳn.

Kết luận

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hóa học trị bệnh thán thư nhưng tàn dư của nó để lại rất lâu. Trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe của bà con người trực tiếp tiếp xúc với thuốc sau đó là ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và làm chai hóa đất trồng.

Bà con hãy theo dõi Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B để hiểu thêm về các loại bệnh trên cây trồng khác. Để mua thuốc, liên hệ đến hotline 0962241635 để được tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *