Tuyến trùng hại lúa: triệu chứng, nguyên nhân và thuốc đặc trị

tuyen-trung-hai-lua

Tuyến trùng là loại động vật không xương sống, ký sinh ở tất cả các bộ phận của cây trồng. Tuyến trùng hại lúa là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh trên cây lúa như gây bướu rễ, khô đầu lá, hại cả thân lúa,…
Bà con đã biết cách nhận biết cây lúa bị tuyến trùng cũng như biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả chưa? Sau đây bà con cùng Phân thuốc sinh học Nông Nghiệp G2B tìm hiểu về bệnh tuyến trùng trên rễ, lá, thân cây lúa và các biện pháp khắc phục sâu bệnh này.

tuyen-trung-hai-lua
Tìm hiểu về bệnh tuyến trùng trên lúa

Tuyến trùng là gì?

Tuyến trùng là loại động vật không xương sống, thuộc họ giun tròn, kích thước của tuyến trùng nhỏ hơn 1mm. Bà con chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi. Tuyến trùng là thực vật sống và ký sinh ở tất cả các bộ phận của cây trồng bao gồm rễ, thân, lá và hoa. Vì vậy khi chúng ký sinh vào lúa gây ra rất nhiều bệnh trên lúa như: bướu rễ, khô đầu lá, khô thân lúa,…

tuyen-trung-tren-lua
Các cơ quan của tuyến trùng

Tuyến trùng tồn tại tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như độ ẩm đất, số lượng rễ cây, độ pH,… Khi rễ cây phát triển mạnh, tuyến trùng sẽ có mật độ cao và thường ký sinh theo 3 con đường chính bao gồm:

Nội ký sinh: Chui vào trong tế bào rễ rồi chích hút tế bào.
Ngoại ký sinh: Các cá thể tuyến trùng di chuyển bên ngoài môi trường đến khi cần thiết sẽ chích hút rễ mà không chui vào bên trong.
Bán nội ký sinh: Chui phần đầu vào trong rễ, phần thân bên ngoài môi trường.

Bà con có thể tham khảo bài viết Tuyến trùng là gì? Cách đặc trị tuyến trùng bằng biện pháp sinh học an toàn để hiểu rõ hơn về tuyến trùng.

Các tác hại do tuyến trùng gây ra

Bệnh bướu rễ trên lúa

Nguyên nhân và điều kiện phát triển bệnh

– Bệnh bướu rễ trên lúa do tuyến trùng Meloidogyne graminicola gây ra – đây là loại tuyến trùng nội ký sinh, ấu trùng có dạng con sán kim. Tuyến trùng cũng có giới tính đực và cái sau khi phát triển, con cái đổi hình dạng thành quả lê và đẻ trứng bên trong bướu trong khi đó con đực vẫn giữ nguyên hình dạng.

– Để xâm nhập được vào mô phân sinh rễ tuyến trùng cần khoảng 41 giờ, sau đó cần 72 giờ để làm cho các tế bào rễ nở to và sinh sản thành lập bướu.

– Một bướu bình thường có thể có đến 62 con tuyến trùng mà con cái chiếm đến 45 con cho thấy sự phát triển của chúng nhanh đến mức nào. Chúng có thể sống từ 26 đến 51 ngày tùy vào điều kiện môi trường.

Tuyến trùng hại rễ lúa như nào

– Sau khoảng 5 ngày gieo sạ, tuyến trùng đã có thể đục lỗ chui vào sinh sống bên trong rễ cây. Nếu trên ruộng có nguồn bệnh sẵn thì cây lúa khoảng 1 tháng tuổi thường bị tuyến trùng xâm hại.

– Khi chúng đã ký sinh được vào rễ cây tuyến trùng hại rễ lúa bắt đầu gây bệnh, lúa sẽ bị lùn, tăng trưởng chậm, lá hơi vàng, nhổ lên thấy rễ vẫn trắng nhưng bị ngắn lại, bướu xuất hiện ở nhiều đoạn của rễ hoặc ở chóp rễ, nơi có ổ tuyến trùng bị phù to tạo bướu 1-2mm.

tuyen-trung-hai-re-lua
Rễ lúa khi bị tuyến trùng xâm hại

– Khi bị tuyến trùng tấn công và ký sinh, cây lúa bị bệnh bướu rễ nên bón nhiều phân bón mà cây lúa vẫn phát triển kém.

– Giai đoạn đầu của lúa là thời gian tuyến trùng gây hại mạnh nhất, đặc biệt là ở những ruộng lúa thường xuyên khô hạn. Vì vậy tuyến trùng sẽ ngừng sinh trưởng trong môi trường ngập nước.

– Tuyến trùng có mật độ cao hơn ở những ruộng đất bị chua do bón nhiều lân từ những vụ trước hoặc đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha). Sau khi gieo cấy, thường xuyên giữ được nước trong ruộng thì sẽ ít bị tuyến trùng xâm hại.

Triệu chứng

– Ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển bệnh đã bắt đầu xuất hiện trên cây lúa làm giảm chồi gốc, đẻ nhánh ít, cây lúa chuyển sang màu vàng, hoa ra chậm so với bình thường từ 1 đến 2 tuần.

– Khi tuyến trùng đã hại rễ lúa trong một khoảng thời gian nhất định, nhổ cây lúa lên ta sẽ thấy rễ lúa có màu vàng nâu và thối.

Tuyến trùng khô đầu lá lúa

tuyen-trung-kho-dau-la-lua
Tuyến trùng xâm nhập gây bệnh làm khô đầu lá lúa

Triệu chứng

– Tuyến trùng gây hại trên lá lúa có triệu chứng rõ ràng nhất trong thời kỳ lúa đứng cái-trổ đòng.

– Tuyến trùng chui vào nách lá di chuyển lên trên hoa sau đó chui vào hạt và bắt đầu gây bệnh, cây lúa bị lùn, lá biến dạng: đầu lá khô tóp, chót lá chuyển màu trắng xám, lá xoắn lại, giai đoạn làm đòng thì lá đòng cổ bông xoắn, cổ bông chun lại, bông nhỏ, trổ không thoát, hạt lép gây giảm năng suất tới 50-80%.

Nguyên nhân

– Nguyên nhân gây bệnh là do tuyến trùng A.beseyi – có thân thon mảnh, thẳng.

– Tuyến trùng khô đầu lá lúa phát triển thuận lợi nhất ở 20 độ C, thấp nhất là 13 độ C và cao nhất là 43 độ C, chúng chỉ sống được từ 3-6 ngày ở nhiệt độ 25-31 độ C và 9-24 ngày ở 14-20 độ C.

– Tuyến trùng thích ẩm nên điều kiện thuận lợi cho chúng phát tán, di chuyển là khi trời mưa ẩm. Ruộng thiếu nước thường xuyên, đất pha cát, nhiễm phèn và bón thừa lân, đạm là điều kiện để tuyến trùng phát triển.

Tuyến trùng hại thân lúa

Triệu chứng

Khi tuyến trùng bắt đầu gây bệnh, sẽ xuất hiện các vết trắng lá từ gốc lá trở lên đến phần đọt bông. Bệnh nặng dần thì các vết trắng chuyển sang màu xanh nâu sau thành nâu thẫm và xoắn lại.

Khi tuyến trùng hại thân lúa lá non phát triển sẽ bị xoắn và không trổ được, thậm chí bị phá hủy, phần phía dưới chun xuống trông giống vết sâu năn.

tuyen-trung-hai-than-lua
Tuyến trùng gây bệnh làm hại thân lúa

Nguyên nhân

Tuyến trùng hại thân lúa là do D. Angutus – là loài ngoại ký sinh, hút các chất dinh dưỡng ở các bộ phận cây còn non. Có thể tìm thấy tuyến trùng xung quanh phần ngọn mới phát triển của mạ, ở những chỗ trũng có thể nhìn thấy chúng ở tất cả các bộ phận của cây.

Giữa vụ: tuyến trùng trú ngụ ngay trên gốc rạ khi nước ruộng đã khô cạn, chúng có thể hoạt động mạnh trên các chồi chết trên gốc rạ, những cây lúa dại xung quanh bờ hay những cây ký sinh chủ khác.

Cá thể tuyến trùng có thể hoạt động trở lại sau 7-15 tháng nhưng không xâm nhiễm vào cây, số lượng bị giảm đi sau mỗi lần thu hoạch lúa và thời gian nghỉ giữa các vụ.

Tuyến trùng mất khả năng hoạt động ít nhất 4 tháng ở điều kiện ngập úng nên giữa mỗi vụ chúng ta nên giữ nước ở trong ruộng để làm giảm sự tăng trưởng của chúng. Trong đất khô tuyến trùng cũng không sinh trưởng được, cần 2 tháng đất ẩm chúng mới sinh trưởng lại được.

Hiện nay hàng loạt giống lúa đã xuất hiện trở lại triệu chứng do tuyến trùng D.Angutus do chuyển đổi cơ cấu giống cây.

Các biện pháp khắc phục tuyến trùng trên lúa

Khi mới xuất hiện, tuyến trùng tồn tại trong đất nên thường khó phát hiện. Khi các biểu hiện của bệnh xuất hiện trên thân, lá thì đã lúa đã bị hại nặng, khó khăn hơn trong việc trị bệnh. Để phòng trừ tuyến trùng trên lúa chúng ta cần ra ruộng thường xuyên, cập nhật cho mình những kiến thức về bệnh tuyến trùng để phát hiện ra bệnh sớm hơn và phòng trừ kịp thời:

– Ở những chân ruộng bị nhiễm bệnh nặng cần đốt tàn dư sau khi thu hoạch đồng thời cày ải trước khi gieo trồng. Dọn sạch những cây lúa hoang, cỏ dại xung quanh ruộng để tuyến trùng không còn nơi ký sinh.

– Khi gieo mạ cần tránh những mảnh ruộng đã nhiễm tuyến trùng từ trước.

– Trước khi làm đất gieo sạ nên để ngập nước trong ruộng vài ngày. Sau khi gieo xong nửa tháng cố gắng giữ nước trong ruộng, không để khô hạn lâu.

– Khi phát hiện biểu hiện bệnh cần cho nước vào ruộng và giữ liên tục 5-7 ngày, sau đó sử dụng thuốc hoặc 1 số loại phân bón hữu cơ có thành phần acid humic để giúp lúa nhanh phục hồi, ra lá, rễ nhanh hơn.

– Đối với những ruộng lúa đã mắc tuyến trùng nhưng muốn lấy lại giống thì trước khi sản xuất cần xử lý nước nóng 52-54 độ C trong 15 phút sau đó phơi lúa dưới ánh nắng mặt trời trước khi bảo quản.

Nên dùng loại thuốc đặc trị tuyến trùng hại lúa nào

Khi tuyến trùng đã xâm nhập vào ruộng lúa thì sẽ rất khó để loại bỏ hoàn toàn nên chúng ta nên thường xuyên sử dụng các loại thuốc vi sinh – vừa có tác dụng phòng bệnh vừa cung cấp dinh dưỡng cho rễ cây, tăng độ tơi xốp và cải tạo đất khỏi quá trình chai hóa.

Padave Green – là tổ hợp các chủng vi sinh vật có lợi đặc hiệu tuyến trùng, theo khuyến cáo của các nhà khoa học, những chủng vi sinh vật có lợi này sẽ sinh trưởng, phát triển trong đất tạo ra các bẫy sinh học hay di chuyển trong đất bám vào đầu và cơ thể của tuyến trùng, thắt, lây nhiễm rồi phá hủy tuyến trùng và trứng.

thuoc-dac-tri-tuyen-trung-hai-lua
PADAVE GREEN – Thuốc đặc trị tuyến trùng hại lúa

Hướng dẫn sử dụng: Pha 50-100g chế phẩm cho 20l nước sau đó phun đều trên ruộng lúa.
Nên dùng thêm sản phẩm Ketomium và AT mebe, At cải tạo đất phòng trừ bệnh chết nhanh chết chậm, phục hồi bộ rễ và cải tạo đất lâu dài.

Kết luận

Để có một mùa vụ bội thu người nông dân hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những bệnh về lúa để có thể phát hiện ra bệnh sớm nhất. Nên phòng trừ bệnh từ trước để giảm chi phí, công sức khi chữa bệnh cho cây trồng.

Trên đồng ruộng,không chỉ có tuyến trùng gây hại mà các loại côn trùng, động vật cũng gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của lúa:

Đặc điểm của ốc bươu vàng hại lúa và các biện pháp phòng trị

Dấu hiệu khi bọ trĩ hại lúa và các biện pháp phòng trị bọ trĩ hiệu quả

Qua bài viết trên, chúng tôi hi vọng bà con đã có thêm những kiến thức về bệnh tuyến trùng trên cây lúa. Để mua thuốc trị bệnh, bà con hãy liên hệ với Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B qua hotline 09 622 41 635 để được tư vấn tận tình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *