Tuyến trùng là gì? Cách đặc trị tuyến trùng bằng biện pháp sinh học an toàn

tuyen-trung-la-gi

Làm nông nghiệp là công việc chưa khi nào dễ dàng, không chỉ chịu tác động từ thời tiết mà còn chịu ảnh hưởng từ các loại bệnh trên cây trồng. Một trong những căn bệnh khó trị và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng là bệnh tuyến trùng. Vậy tuyến trùng là gì? bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về đặc điểm gây bệnh và các biện pháp phòng trừ nhé!

tuyen-trung-la-gi
Tìm hiểu về các tác hại do tuyến trùng gây ra và phương pháp phòng trị

Tuyến trùng là gì?

Tuyến trùng là loại động vật không xương sống, ngành giun tròn, kích thước của chúng nhỏ hơn 1mm bà con không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường.

tuyen-trung-re
Cấu trúc của tuyến trùng

Nhà khoa học F.Needham đã phát hiện ra loại động vật này vào năm 1745. Ông phát hiện chúng khi đang quan sát lúa mì qua kính hiển vi, tại các vị trí biến dạng của lúa ông thấy các sinh vật như giun đang hoạt động.

Đặc điểm

Về cơ bản tuyến trùng được chia thành 2 loại chính: tuyến trùng có lợi và có hại(ký sinh ở thực vật). Chúng thường bắt đầu gây bệnh từ rễ của cây trồng, chích, hút rồi bơm độc vào rễ cây làm cho rễ cây bị nghẽn mạch rồi phình tto tạo các khối u sần, hoại tử làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sinh trưởng.

Tuyến trùng có lợi: những loại tuyến trùng có lợi sẽ chống lại những vi sinh vật gây hại như mọt, bọ chét, giun đất, sâu bọ trắng,… chúng tiêu diệt bằng cách tiêm các vi khuẩn vào cơ thể côn trùng hoặc xâm nhập vào cơ thể vi sinh vật gây hại ký sinh ăn cơ thể của vật chủ.

Tuyến trùng có hại: chúng chuyên ký sinh trên thực vật, chúng gây hại bằng cách ăn bề mặt các bộ phận chúng bám lên. Phổ biến nhất là những loại tuyến trùng sống trong đất gây hại cho rễ cây. Ngoài ra tuyến trùng còn gây hại cả thân, tán lá và hoa của cây trồng.

Tuyến trùng tồn tại phụ thuộc vào các yếu tố của môi trường như độ ẩm đất, độ pH, oxy trong đất,… và các hoạt động canh tác như bón phân, tưới nước,… Trong đất khô chúng không thể tồn tại được nhưng với đất có độ ẩm 100% thì sinh trưởng vô cùng nhanh. Chúng cũng sinh trưởng với mật độ cao khi rễ cây phát triển mạnh.

Tuyến trùng thường ký sinh theo 3 con đường chính, bao gồm:

Nội ký sinh: chích hút ở bên trong tế bào rễ làm cho các tế bào rễ bị trương phình tạo ra các nốt sần nên người ta còn gọi loại này là tuyến trùng nốt sần.

Ngoại ký sinh: chúng tồn tại ở bên ngoài môi trường không chui vào trong tế bào rễ, chỉ khi cần thiết mới chích hút rễ. Nhóm này còn được gọi với cái tên khác là tuyến trùng gây thối nhũn.

Bán nội ký sinh: chúng chui vào rễ một nửa phần đầu, còn phần thân ở ngoài môi trường.

Vòng đời tuyến trùng

Vòng đời của chúng gồm 6 giai đoạn: trứng, ấu trùng có 4 tuổi và giai đoạn trưởng thành, qua mỗi tuổi chúng đều phải lột xác. Sau mỗi lần lột xác chúng sẽ tăng lên một tuổi, phần lớn chúng lột xác lần thứ nhất ở trong trứng nên khi ra ngoài chúng đã 2 tuổi.

tri-tuyen-trung-re
Vòng đời của tuyến trùng

Sinh sản

Có 2 kiểu sinh sản ở tuyến trùng:

Sinh sản đơn tính(amphimictic): có cả con đực và con cái

Sinh sản lưỡng tính(parthenogenetic): Con đực không có chức năng sinh sản hoặc không có con đực. Một số loài có con đực nhưng rất ít, hiếm và con đực không có vai trò bất buộc trong kiểu sinh sản này.

Hầu hết các tuyến trùng đều đẻ từng trứng vào đất hoặc các mô thực vật. Các loại tuyến trùng nội ký sinh như Meloidogyne thường đẻ hàng loạt vào túi gelatin do chúng tiết ra và số lượng trứng có thể tới gần 3000.

Tuyến trùng rễ là gì?

Tuyến trùng rễ hay còn gọi là Meloidogyne spp có kích thước rất nhỏ từ 0,6-2mm, chúng thường ký sinh ở các mô tế bào rễ. Chúng gây hại bằng cách hút chích, bơm các loại độc tố vào rễ cây làm cho rễ cây bị tắc nghẽn mạch sau đó bị phình ra tạo thành các khối u sần, nặng hơn rễ cây sẽ bị hoại tử.

Các triệu chứng của bệnh tuyến trùng rễ

Tuyến trùng rễ gây hại  làm cho cây trồng không thể phát triển toàn diện được dẫn đến cây bị còi cọc, héo úa, thiếu sức sống, cây trồng trong vườn sẽ không phát triển đồng đều.

tuyen-trung-re
Bệnh tuyến trùng rễ

Rễ là nơi hút nước để vận chuyển lên thân nên khi tuyến trùng xâm hại chúng sẽ cản trở sự hút nước và dinh dưỡng của cây làm cây bị xoắn lá, vàng lá, rụng lá và chết mầm.

Tuyến trùng rễ gây hại tạo ra các vết thương tạo điều kiện cho các nấm bệnh khác xâm nhập như thối rễ, héo rũ,…
Khi thấy cây không phát triển như bình thường, bà con quan sát phần rễ sẽ thấy những nốt sần làm rễ còi cọc.

Tác hại của tuyến trùng rễ là gì?

Khi tuyến trùng tấn công vào rễ chúng sẽ gây ra các tác hại sau:
– Gây ra những nốt sần trên rễ
– Làm cho rễ cây bị thối nhũn
– Cây bị héo úa, kém sức sống
– Lá bị xoắn lại, vàng lá và rụng sớm
– Mầm sẽ bị chết dần

benh-tuyen-trung-re
Dấu hiệu cây bị tuyến trùng

Thực tế tuyến trùng rễ không thể làm chết cây ngay sau khi chúng xâm nhập nhưng chúng làm cho cây không thể phát triển như bình thường dẫn đến còi cọc, thiếu sức sống. Những triệu chứng ở trên sẽ không xuất hiện đồng loạt nên ban đầu bà con khó mà phán đoán bệnh cho cây nhà mình.

Tuyến trùng rễ không chỉ làm cây héo úa mà còn gián tiếp tạo điều kiện cho các sinh vật có hại khác tiếp tục tấn công xâm nhập vào cây trồng gây hại.

Vậy chúng ta có thể thấy tuyến trùng là nền tảng dẫn tới nhiều bệnh ở cây trồng. Chúng làm hệ miễn dịch của cây yếu đi nên cây không có sức chống lại được các căn bệnh khác.

Bà con có thể tham khảo bài viết Tuyến trùng hại lúa: triệu chứng, nguyên nhân và thuốc đặc trị để thấy được tác hại do tuyến trùng gây ra trên cây trồng.

Biện pháp phòng trị tuyến trùng rễ và thuốc trừ tuyến trùng

Biện pháp canh tác

Biện pháp canh tác đầu tiên và đơn giản nhất là chọn giống cây sạch bệnh, bà con nên ưu tiên giống cây có khả năng chịu bệnh tốt.

Vệ sinh đồng ruộng cẩn thận và các nông cụ khi sử dụng cần xử lý để tránh chứa các vi khuẩn gây hại.

Tăng cường bón phân hữu cơ, không nên sử dụng quá nhiều phân hóa học đa lượng(đạm, lân, kali) để thúc cây lớn nhanh.

Nên kiểm tra độ pH định kỳ cho vườn cây bằng giấy quỳ tím đặc biệt là đối với các loại cây ăn quả để đất không bị chua bởi đây là loại đất có điều kiện môi trường thuận lợi cho tuyến trùng phát triển và sinh sản.

Một số bà con cho biết rằng khi làm đất canh tác bà con nên giữ cỏ trong vườn, đây là bí quyết giúp phân tán mật độ tuyến trùng rễ tấn công vào cây trồng. Trong một số nghiên cứu những loại cỏ bản địa còn mang trong mình những vi sinh vật, hoạt chất đối kháng tiêu diệt nấm, vi sinh vật gây hại. Thậm chí cỏ còn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi sinh vật tốt phát triển, tạo độ tơi xốp cho đất.

Biện pháp vật lý

Theo như nghiên cứu, tuyến trùng khá mẫn cảm với nhiệt độ, hầu hết tuyến trùng sẽ không chịu được khi nhiệt độ trong môi trường sinh sống của chúng chạm ngưỡng 600 độ C.

Đây là phương pháp thực hiện dựa vào sự tương thích của tuyến trùng và môi trường giúp hạn chế sự phát triển và tiêu diệt tuyến trùng.

Tuy nhiên biện pháp này có chi phí khá cao và thời gian thực hiện dài.

Biện pháp xử lý sinh học (thiên địch của tuyến trùng)

Biện pháp này dựa theo nghiên cứu thiên địch của tuyến trùng, việc này có tầm quan trọng cực kỳ lớn nhằm xác định các thiên địch có thể làm giảm mật độ quần thể và ngăn chặn tác hại do tuyến trùng gây ra. Hiểu một cách đơn giản hơn là sử dụng các loại cây có tính kháng tuyến trùng để trồng. Các loại cây thiên địch của tuyến trùng như vạn thọ, sao nhái,…

Biện pháp hóa học (Thuốc tuyến trùng rễ)

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc hóa học để trị tuyến trùng, tuy nhiên thuốc trừ sâu hóa học có thời gian cách ly từ 7-15 ngày và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Ngoài ra, khi sử dụng lâu dài dễ gây chai đất, kém dinh dưỡng và tiêu diệt cả những vi sinh vật có lợi trong đất.

Thuốc trị tuyến trùng rễ

Khi công nghệ ngày càng hiện đại thì càng có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Thay vì sử dụng thuốc trừ sâu hóa học bà con nên nghiên cứu, tìm hiểu các loại phân thuốc vi sinh – có chứa những chế phẩm của những loài vi sinh vật có lợi như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn,… đặc biệt còn chứa các vi sinh vật có chức năng kích thích sinh trưởng cây trồng.

PADAVE GREEN – thuốc trị tuyến trùng sinh học, là tổ hợp các chủng vi sinh vật có lợi đặc hiệu tuyến trùng, theo khuyến cáo của các nhà khoa học, những chủng vi sinh vật có lợi này sẽ sinh trưởng, phát triển trong đất tạo ra các bẫy sinh học hay di chuyển trong đất bám vào đầu và cơ thể của tuyến trùng, thắt, lây nhiễm rồi phá hủy tuyến trùng và trứng.

thuoc-tri-tuyen-trung-re
PADAVE GREEN – Thuốc đặc trị tuyến trùng rễ

Hướng dẫn sử dụng: Thuốc sử dụng được cho tất cả các cây trồng: rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp. Pha 50-100g chế phẩm cho 20l nước sau đó phun đều trên ruộng lúa.

Đối với rau màu: trước khi trồng, tưới đẫm sau khi bón lót. Tùy vào mức độ luân canh có thể tưới từ 2-3 lần/vụ.
Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp: bà con nên sử dụng định kỳ 3-5 lần/vụ: sau khi thu hoạch, đầu, giữa và cuối mùa mưa để phòng tuyến trùng. Đối với cây đã bị tuyến trùng xâm hại tiến hành sử dụng 2-3 lần liên tiếp cách nhau 20-30 ngày.

Kết luận

Tuyến trùng là một loại động vật phức tạp, gây hại nghiêm trọng đến cây trồng nên bà con nên sử dụng thuốc để phòng bệnh định kỳ. Do kích thước của chúng rất nhỏ nên bà con không thể phát hiện ra chúng sớm để chữa trị kịp thời. Vì vậy việc phòng bệnh cho cây là vô cùng quan trọng, vừa giảm chi phí canh tác vừa đảm bảo sức đề kháng cho cây trồng.

Để biết thêm nhiều bệnh trên cây trồng hơn nữa bà con hãy nhấn theo dõi Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B để cùng chúng tôi tìm ra các giải pháp hiệu quả. Để mua thuốc bà con hãy liên hệ đến hotline 09 622 41 635 để được tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *