Tìm hiểu về bệnh lép vàng trên lúa, bệnh có gây hại nghiêm trọng không?

benh-lep-vang-tren-lua

Có nhiều nguyên nhân làm giảm năng suất của lúa như bệnh lép vàng trên lúa, đạo ôn cổ bông, bệnh đốm vằn, bệnh cháy lá,… Nhưng nhiều bà con chủ quan không phòng bệnh từ đầu mà khi sâu bệnh đã gây hại rồi mới bắt đầu chữa trị thì sản lượng đã bị ảnh hưởng rồi. 

Bệnh lép vàng trên lúa ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của bà con vì khi vi khuẩn đã gây hại làm lép hạt thì không thể chữa trị những bông đã nhiễm bệnh được nữa mà chỉ tiêu diệt vi khuẩn để chúng không xâm nhập gây hại những bông trổ sau nữa. Sau đây hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về loại bệnh gây hại này nhé!

benh-lep-vang-tren-lua
Tìm hiểu về bệnh lép vàng trên lúa

Nguyên nhân lúa bị lép vàng

Lúa bị lép hạt do rất nhiều nguyên nhân và một trong các nguyên nhân phổ biến lá do nhện gié, do vi khuẩn và do nấm. 

– Do nhện gié: loài nhện này thường sống trong các bẹ lá lúa, chúng sinh sinh sản dần dần đến khi mật độ cao thì chúng có thể bò lên chích hút các gié lúa đang phát triển. Các bông lúa bị loài nhện này gây hại thì phần lớn số hạt đều bị lép.

– Do nấm: có rất nhiều loại nấm gây lép hạt như Bipolaris oryzae, Fusarium sp., Curvularia lunata,… Theo nghiên cứu thì hiện nay có khoảng 12 loại nấm khác nhau gây lép hạt và đây là nguyên nhân quan trọng nhất cần được quan tâm. 

– Lúa bị lép vàng là do vi khuẩn Burkholderia glumae (Pseudomonas glumae) gây ra. Loại vi khuẩn này xuất hiện nhiều ở giai đoạn đòng trổ và phát triển mạnh khi gặp điều kiện thuận lợi trong thời tiết mưa ẩm.

– Đặc biệt, bệnh cũng gây hại trên những ruộng bón phân không cân đối và độ ẩm không khí cao. Mầm bệnh có thể phát tán qua không khí, nước tưới và đất trồng.

Thực tế, vụ lúa Hè Thu và Thu Đông do có nhiều mưa bão nên vi khuẩn gây bệnh lép vàng phát triển mạnh và rất khó kiểm soát khi vi khuẩn bắt đầu lây lan.

Bệnh sâu đục thân trên lúa cũng là nguyên nhân làm cho lúa bị lép trắng khi vừa trổ bông, đặc biệt là bệnh lép vàng trên lúa có thể làm giảm 50% năng suất của ruộng lúa.

Một số triệu chứng của bệnh lép vàng trên lúa

Vi khuẩn, nấm gây bệnh lép vàng gây hại cho lúa từ giai đoạn ngậm sữa cho tới cong trái me. Những bông lúa có nhánh gié bị lép thường đứng thẳng nhưng màu sắc vỏ vẫn bình thường không bị lem trong khi các nhánh lúa khác cong xuống khi vào gạo.

lep-vang-tren-lua
Vi khuẩn gây bệnh từ lúc lúa còn non

Nếu vi khuẩn gây bệnh xuất hiện sớm thì sẽ làm cho hoa lúa không thể thụ phấn, làm cho vỏ trấu chuyển vàng sậm, xám nhạt hoặc vàng rơm. Còn nếu vi khuẩn gây hại vào giai đoạn lúa đã vào hạt thì khi tách vỏ trấu bà con sẽ thấy hạt gạo lửng, teo tóp, thối đen, có vết nâu nhũn nước và bị biến dạng.

Đặc điểm phát triển lép vàng trên lúa

Nấm và vi khuẩn gây bệnh có thể bám trên vỏ trấu của hạt lúa sau khi thu hoạch, chúng lưu tồn và tiếp tục gây hại làm hạt bị lem. 

Các khu vực đất ruộng bị  nhiễm phèn, nhiễm mặn thì sẽ phát triển mạnh các bệnh đốm nâu, gạch nâu và cũng làm cho hạt lúa bị lép.

Nấm bệnh, vi khuẩn gây bệnh không chỉ ký sinh ở hạt lúa, chúng còn ký sinh ở cỏ dại trong ruộng lúa và phát triển phát tán cho ruộng lúa.

Các loại sâu bệnh như đạo ôn cổ bông, rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ xít cũng làm tăng nguy cơ lem lép hạt khi tấn công vào giai đoạn lúa đang trổ bông. 

Tác hại của bệnh lép vàng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học từ IRIS thì bệnh lép vàng gây hại làm suy giảm năng suất lúa đến trên 50%.

Vi khuẩn gây bệnh làm lép hạt ảnh hưởng đến chất lượng hạt và giảm giá trị nông sản. 

lua-bi-lep-vang
Lúa bị lép hạt

Biện pháp phòng bệnh lép vàng trên lúa

Bất cứ bệnh gì trên cây trồng thì xử lý bệnh hiệu quả nhất là khi phòng ngừa bệnh từ rất sớm, từ khâu chọn giống đến chăm sóc và bón phân. 

– Chọn giống có tính kháng bệnh và mua ở những cơ sở uy tín.

– Đối với phân bón thì nên sử dụng cân đối các thành phần, bón đúng thời điểm và hạn chế phun phân bón lá với hàm lượng phân đạm cao. Đặc biệt trong giai đoạn  đòng trổ bà con nên bón thêm kali để lúa có đủ dinh dưỡng trổ đòng.

– Để hạn chế sâu bệnh bà con nên sạ thưa, sạ theo hàng trong khoảng 80-120kg/ha để cây lúa được thông thoáng.

– Thăm đồng ruộng thường xuyên để phát hiện ra bệnh sớm nhất và có các biện pháp phòng trị thích hợp và kịp thời.

Thuốc đặc trị lép vàng

Lúa là lương thực chính của nước ta và góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu nên để đồng lúa có năng suất cao thì bà con cần phải trang bị cho mình những kiến thức về các bệnh trên cây trồng và các loại thuốc đặc trị.

Bà con có thể dùng các loại thuốc đặc trị vi khuẩn, nấm phun luân phiên hai giai đoạn lúc bông bắt đầu trổ thoát và sau trổ đều. 

Chúng tôi có đề xuất bà con nên phun thuốc vô gạo nhanh – AT vô gạo để cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa giai đoạn tạo hạt. Ngoài ra thuốc còn giúp làm lá đòng xanh và làm tăng khả năng chuyển hóa dinh dưỡng để nuôi hạt, làm cho hạt no đầy tới cậy.

Thực tế khi phun các loại thuốc phòng trị đều thấy phun xong 1 lần thấy lúa trổ lẹt xẹt, phun lần 2 thì trổ đều, không xuất hiện thêm những vết bệnh mới còn những vết bệnh cũ thì khô lại, lúa trổ đòng nhanh, vô gạo nhanh.

Tuy nhiên, đối với những ruộng lúa nếp có mật độ vi khuẩn cao thì khi tăng liều lượng thuốc thì hiệu quả không ổn định.

Kết luận

Để có một vụ mùa bội thu bà con phải phun thuốc trừ sâu rất nhiều lần do lúa có thể nhiễm rất nhiều loại sâu bệnh. Cùng với đó bà con cũng nên cập nhật kiến thức thường xuyên về các loại sâu bệnh để phát hiện vết bệnh kịp thời. Sau đó có các giải pháp hiệu quả để hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra.

Hãy cùng phanthuocsinhhoc.net cập nhật kiến thức về các loại sâu bệnh trên cây trồng thường xuyên nhé. Và để mua thuốc trị bệnh bà con hãy liên hệ đến hotline 0962241635 để được nhân viên tư vấn tận tình 24/7 nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *