Một số thông tin cần biết về bệnh nấm hồng trên cây mai

benh-nam-hong-tren-cay-mai

Bệnh nấm hồng trên cây mai là loại bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng gây hại cô cùng lớn, ảnh hưởng rất lớn đến giá trị cây mai vàng. Sau đây hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp trị bệnh nấm hồng trên cây mai nhé!

benh-nam-hong-tren-cay-mai
Tìm hiểu về bệnh nấm hồng trên cây mai

Bệnh nấm hồng trên mai là gì?

Bệnh nấm hồng trên cây mai do một loại nấm ký sinh gây ra. Bệnh này khá phổ biến trên các loại cây thân gỗ ở vùng nhiệt đới ẩm. Ở nước ta bệnh xuất hiện nhiều trên các cây ăn quả ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam, những nơi có thời tiết nóng ẩm và có lượng mưa nhiều. Không chỉ gây hại trên cây ăn quả mà còn phát triển trên các cây công nghiệp như cao su, cà phê, cây điều,…

Bệnh nấm hồng trên cây mai vàng có thể phát triển với 3 dạng nấm khác nhau như:

Giai đoạn mạng nhện: sợi nấm sinh trưởng và lây lan trong điều kiện môi trường ẩm ướt rồi tạo thành một lớp màng mỏng trông giống như màng nhện.

Giai đoạn mật hoa: các cấu trúc bào tử nấm đổi thành màu cam.

Giai đoạn vỏ màu hồng: vỏ quả được bao phủ một lớp màu hồng nhạt và các bào tử nấm có thể phát tán nhờ gió, nước tưới.

Một số nguyên nhân gây ra nấm hồng trên cây mai

Bệnh phát sinh do nấm Corticium salmonicolor Berk & Br gây ra. 

Nấm hồng trên cây mai thường tấn công trên những cây mai có cành lá rậm rạp hay đất trồng quá ẩm ướt. 

Có nguyên nhân khác là do sử dụng phân bón không cân đối. Trên thực tế những cây bị mắc bệnh nấm hồng thường là những cây chậm phát triển, còi cọc.

Vào mùa nắng và những tháng đầu mùa mưa nấm hồng trên cây mai thường phát triển mạnh. Vỏ thân cây nứt nẻ sần sùi là vị trí thuận lợi cho nấm hồng phát triển.

Triệu chứng của cây mai bị nấm hồng

Ban đầu, vết bệnh chỉ là một đốm nhỏ sau đó lan rộng rồi bao kín hết cả một đoạn cành làm cho cành bị chết khô dần và bị rụng lá. Trước khi lá cây bị rụng lá cây sẽ bị hóa cẩm thạch.

nam-hong-tren-cay-mai
Nấm hồng làm vàng lá cây mai

Khi vết bệnh bao quanh một đoạn cành thì lá mai trên chỗ bị bệnh sẽ có màu vàng, xanh loang lổ rồi rụng dần. Đoạn cành phía trên chỗ bị bệnh trở nên khô nứt, giòn dễ gãy. 

Nếu không phát hiện và phun thuốc phòng trị kịp thời thì nấm bệnh có thể lây lan ra nhiều cành làm cho cây xơ xác và lần ra bông tiếp theo sẽ không đẹp.

cay-mai-bi-nam-hong
Nấm hồng làm khô cành

Nấm bệnh thường phát triển trên những cành nhỏ cỡ chân nhang đến cỡ chiếc đũa và ít gây hại trên những cành lớn và thân cây. Tuy nhiên những cành nhỏ là những cành mang hoa nên khi bị nhiễm bệnh cây sẽ có ít bông, bông nhỏ và mất giá bán.

Tương tự với cây mai vàng, triệu chứng của bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng cũng tương tự, bà con có thể tham khảo trong bài viết: Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng? Có thuốc đặc trị không?

Một số tác hại của bệnh nấm hồng trên cây mai vàng

Trong quá trình chăm sóc, nếu bà con không để mắt kỹ lưỡng thì các mầm bệnh để lại hậu quả vô cùng lớn. Nấm bệnh tấn công chủ yếu vào những điểm yếu của cây mai là những cành, thân nhỏ của những cây bị suy dinh dưỡng, già cỗi, bị lão hóa.

Đối với những cây mai bị nứt thân, khô thân do thiếu kẽm và được trồng ở những nơi ẩm thấp lâu năm thì trên lớp vỏ thân, cành sẽ xuất hiện những sợi tơ màu đỏ hồng li ti mắt thường có thể nhìn thấy. Các sợi nấm tấn công vào mạch nhựa và làm khô, làm nghẽn nhựa dẫn tới cành cây bị khô, bị chết nhát. Sau đó các vết hồng sẽ tiếp tục lan ra thành từng mảng như rêu và làm chết lớp vỏ cây ở vị trí đó. 

benh-nam-hong-tren-cay-mai-vang
Nấm hồng trên thân cây

Đặc biệt bệnh thường gây hại nhiều trong mùa khô và giảm dần khi vào mùa mưa.

Khi không phát hiện ra bệnh sớm sẽ xảy ra điều gì?

– Là một người mua hàng hay hay một chủ vườn mai thì cần phải nắm được những kiến thức sau để biết đâu là chậu mai khỏe mạnh. Điều kiện nhận biết cây mai bị bệnh không quá khó, nếu như mua một chậu hoa mai đã bị nhiễm bệnh từ trước thì về để khoảng 1, 2 tháng là cây sẽ bị bệnh rất nặng.

– Những lá mai tại vị trí nhiễm bệnh sẽ có màu vàng, xanh loang lổ sau đó rụng dần. Khúc cành phía trên vết bệnh thì trở nên khô nứt, giòn và dễ gãy.

Biện pháp phòng bệnh và thuốc trị nấm hồng cho mai.

Cách trị nấm hồng trên cây mai.

Nấm hồng thường thường phát triển ở những cây mai có cành lá rậm rạp và đất trồng quá ẩm ướt nên cần cắt tỉa cành sao cho cây được thông thoáng và đặt cây ở những nơi có đủ ánh sáng và tưới nước đủ liều lượng.

Để phòng ngừa nấm hồng, bà con nên phun thuốc phòng nấm định kỳ, nhất là vào những lúc nấm hồng phát triển mạnh như cuối mùa nắng và đầu mùa mưa.

Nấm bệnh thường gây hại ở những cây mai còi cọc, chậm lớn nên bà con cần bón phân cân đối để cây phát triển khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. 

Bà con nên kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện ra mầm bệnh sớm nhất để có biện pháp phòng trị kịp thời tránh làm ảnh hưởng đến kinh tế.

Thu gom những cành cây bị nhiễm bệnh nhưng không thể phục hồi được để đem đi tiêu hủy cách xa vườn trồng. Và cần lưu ý khi cắt cành thì nên cắt hết phần bị bệnh để không còn nấm bệnh sót lại rồi tiếp tục lây lan sang các cành khác và cành non mới ra.

Thuốc trị nấm hồng cho mai

Mai mang lại giá trị kinh tế khá lớn và thời gian trồng khá lâu nên bà con khi trồng nên chú ý chăm sóc cẩn thận. Để phòng trị bệnh kịp thời thì nên phun thuốc định kỳ để tiêu diệt các mầm bệnh kịp thời. Cây mai cần uốn nắn chăm sóc thường xuyên nên bà con không nên phun các loại thuốc hóa học bởi thuốc trừ sâu hóa học sẽ làm ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người sử dụng, môi trường.

Và giải pháp dành cho thuốc trừ sâu hóa học là thuốc trừ sâu sinh học  sử dụng các chế phẩm từ các loại vi sinh vật  nên không gây độc hại cho con người, môi trường và động vật.

G2B Nano Cu – Thuốc trị nấm hồng cây mai, có tác dụng cung cấp vi lượng dạng Nano để tiêu diệt nguồn nấm bệnh. Đồng ở kích thước nano được giữ trong dung môi nano chitosan có khả năng thẩm thấu sâu, diệt khuẩn mạnh.

thuoc-tri-nam-hong-cay-mai
G2B Nano Cu – Thuốc trị nấm hồng trên cây mai

Hướng dẫn sử dụng: pha 500ml nano cu với 200 lít nước rồi phun đều trên lá, thân và rễ cây.

  • Phòng bệnh: phun định kỳ từ 10-15 ngày/lần.
  • Trị bệnh: phun liên tiếp 2-3 lần và mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày. 

Kết luận

Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị của cây mai nên bà con cần thường xuyên kiểm tra vườn cây và phun thuốc định kỳ để đảm bảo cây luôn khỏe mạnh. Đặc biệt, bệnh thường xuất hiện trên những cây còi cọc nên phải đảm bảo lượng phân bón để cây tăng sức đề kháng. 

Để cập nhật thêm các bệnh trên cây trồng bà con hãy theo dõi phanthuocsinhhoc.net và để mua thuốc thì bà con liên hệ đến hotline 0962241635 để được nhân viên tư vấn miễn phí 24/7 nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *