Nguyên nhân gây bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa, triệu chứng và biện pháp khắc phục

benh-vang-la-chin-som-o-cay-lua

Bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa không gây hại nghiêm trọng như các loại sâu bệnh khác, nhưng nếu không phát hiện sớm bệnh sẽ lan ra diện rộng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng của nông sản. Để tìm ra giải pháp phòng trừ bệnh vàng lá chín sớm hữu hiệu bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về loại bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!

benh-vang-la-chin-som-o-cay-lua
Tìm hiểu về bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa

Bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa có đặc điểm gì?

Thời tiết vụ Đông Xuân thường ngày nóng, đêm lạnh, sáng có sương mù làm bệnh vàng lá chín sớm lúa lây lan rất nhanh mà đa số nhà nông ngại rằng việc lúa bị vàng lá sẽ ảnh hưởng đến quá trình vào hạt của bông lúa. Nhưng thực tế qua những nghiên cứu cho thấy màu vàng là màu của nấm bệnh tiết ra nhuộm vàng lá lúa.

Trong trường hợp lúa vẫn còn khả năng quang hợp do phần diệp lục trong lá vẫn còn tồn tại bởi bản chất khi lá lúa bị nhuộm vàng vẫn có khả năng quang hợp. Vì vậy khi bệnh mới phát triển thì vẫn chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của ruộng lúa. 

Khi bệnh vàng lá chín sớm lúa phát sinh từ giai đoạn làm đòng thì nấm bệnh làm cho lá lúa bị cháy khô nên không còn sự quang hợp nữa. Và khi không còn sự quang hợp thì mới bắt đầu ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của nông sản.

Như vậy bà con cần chú ý hai giai đoạn khi nấm bệnh phát sinh:

– Nếu nấm bệnh xuất hiện sớm từ giai đoạn lúa đang làm đòng hoặc chỉ mới trổ bông lẹt xẹt thì đến lúc thu hoạch lá lúa sẽ bị cháy khô và năng suất bị giảm.

– Nếu bệnh xuất hiện muộn từ giai đoạn lúa trổ đều thì lúa này lá lúa chỉ bị nhuộm vàng, vẫn còn khả năng quang hợp và không ảnh hưởng đến năng suất của ruộng lúa nên không cần sử dụng thuốc.

Nguyên nhân gây bệnh vàng lá chín sớm

Bệnh vàng lá chín sớm lúa do nấm Gonatophragmium sp gây ra. Nấm bệnh có thể gây hại trên tất cả các ruộng lúa. 

Vết bệnh đầu tiên xuất hiện trên lá lúa là một đốm nhỏ màu vàng nhạt, có hình tròn hay hình bầu dục. Những đốm bệnh này lây lan nhanh chóng và kéo sọc dài về hướng chóp lá. Ban đầu chỉ là những sọc màu vàng sau đó lan dần thành vệt màu vàng cam. Khi bệnh nặng thì những lá chuyển sang màu vàng cam sẽ hoàn toàn bị cháy khô.

thuoc-dac-tri-vang-la-chin-som-tren-lua
Vàng lá khi chưa trổ đòng

Triệu chứng của lúa bị vàng lá chín sớm

Như đã tìm hiểu ở trên , bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa thường xuất hiện ở giai đoạn cây lúa đang trong thời kỳ sinh sản, bắt đầu trổ bông sau đó trực tiếp gây hại trên lá lúa.

Ban đầu trên lá lúa chỉ là những đốm bệnh nhỏ có hình bầu dục hay hình tròn, vết bệnh từ màu vàng nhạt tới màu cam nhạt.

Vết bệnh kéo dài từ gân lá đến chóp lá tạo thành những vệt sọc màu vàng cam. Sau đó khi bệnh nặng hơn thì các vết bệnh lan ra cả lá và bị cháy khô. 

benh-vang-la-chin-som-lua
Lá lúa chuyển từ màu vàng nhạt sang màu vàng cam

Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết rằng màu vàng trên lá được tiết ra từ nấm bệnh có thể tan được trong nước, vì vậy nấm bệnh có thể lây lan qua nhựa của lá làm cho lá lúa bị nhuộm màu vàng cam. 

Điều kiện phát sinh bệnh vàng lá chín sớm lúa

Lúa bị vàng lá chín sớm thường phát triển mạnh ở vụ Đông Xuân hơn so với hai vụ Hè Thu và Thu Đông.  

Đặc biệt khi bị nhiễm bệnh thì chỗ có bóng râm nấm bệnh thường phát triển nặng hơn. Và lúa được trồng ở đất phèn cũng phát triển nặng hơn so với đất phù sa ngọt. 

Bà con bón phân đạm quá nhiều sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển gây hại nặng.

Bà con nên chọn những giống lúa phòng tránh được bệnh bởi có những giống lúa có bộ lá mỏng thường bị gây hại nhiều nhất. 

Ở những ruộng gieo sạ dày, chân ruộng quá giàu chất hữu cơ lại bón nhiều phân đạm làm cho lúa lốp hoặc những ruộng nằm ở ven làng, ven vườn cây làm cho ruộng lúa bị che khuất ánh nắng làm cho cây lúa tốt vóng, yếu ớt. Đặc biệt những ruộng lúa bị nhiễm phèn thường bị gây hại nhiều hơn. 

Và trong cùng một ruộng nhưng chỗ sạ dày, lúa tốt cũng là những chỗ gây bệnh hại nhiều nhất. Tóm lại tất cả các điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn, khô vằn phát triển thì cũng là điều kiện để nấm bệnh vàng lá chín sớm lúa phát sinh.

Một số tác hại của bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa

Theo nghiên cứu thì việc nhiễm bệnh sớm sẽ làm giảm năng suất của ruộng lúa. Khi nấm bệnh xuất hiện sớm, leo lên được đến lá đòng thì tỷ lệ lá bị cháy khô và lép lửng rất cao, làm giảm năng suất đáng kể. 

Còn nếu nhiễm bệnh muộn hơn thì chỉ làm là lúa bị vàng mà không cháy khô và không làm giảm năng suất.

lua-bi-vang-la-chin-som
Lúa bị bệnh sau khi trổ đều hoàn toàn

Bệnh lép vàng trên lúa cũng làm giảm năng suất và chất lượng lúa đáng kể.

Biện pháp canh tác và thuốc đặc trị vàng lá chín sớm trên lúa

Biện pháp canh tác

Đầu tiên là lựa chọn hạt giống khỏe mạnh và có tính kháng bệnh.  Bà con nên mua giống ở những cơ sở uy tín thì hạt giống sẽ được xử lý bằng các chế phẩm vi sinh giúp kháng bệnh. 

Khi làm ruộng thì nên sạ ở mật độ vừa phải, nên để thưa thì cây lúa sẽ đâm chồi nhiều và khỏe hơn.

Thường xuyên thăm đồng ruộng để phát hiện ra tình trạng bệnh sớm nhất, đồng thời có các biện pháp khắc phục hiệu quả để năng suất không bị ảnh hưởng.

Về phân bón bà con cũng nên chú ý bón vừa đủ nhu cầu của cây lúa, tránh tình trạng bón thừa tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh.

Biện pháp hóa học

Bà con có thể dùng các loại thuốc có chứa các hoạt chất hóa học như Mancozeb, Cymoxanil, Propineb hoặc các thuốc có chứa thành phần Propiconazole và Flusilazole giúp quản lý bệnh  vàng lá chín sớm ở cây lúa.

Hoặc bà con có thể dùng các chế phẩm sinh học có tác dụng tiêu diệt nấm bệnh như Vaccino Can. Vaccino Can không chỉ tiêu diệt nấm mà còn giúp  tăng sức đề kháng cho cây, ngoài ra còn có thành phần giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp làm cây phát triển tốt hơn.

Ketomium cũng là một lựa chọn cho bà con bởi theo khuyến cáo của các nhà khoa học nấm Chaetomium có khả năng diệt nấm bằng cơ chế cạnh tranh phát triển, ngoài ra còn giúp tăng sức đề kháng cho cây trước các tác nhân gây bệnh từ các loại nấm.

Kết luận

Bệnh trên cây trồng dù nặng hay nhẹ đều gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của nông sản nên để đảm bảo cây trồng không bị gây hại bà con nên tìm hiểu về các loại bệnh thường xuất hiện và các biện pháp phòng trừ. Vậy nên cập nhật kiến thức thường xuyên là một việc vô cùng quan trọng, bà con hãy theo dõi phanthuocsinhhoc.net để cùng chúng tôi tìm hiểu về các bệnh trên cây trồng và đưa ra các biện pháp phòng trị hiệu quả.

Không chỉ nấm gây hại cho lúa, các loại côn trùng cũng gây hại cho lúa: Bọ trĩ hại lúasâu đục thân hại lúa

Để được tư vấn miễn phí và mua thuốc đặc trị bà con hãy liên hệ đến hotline 0962241635 – luôn có nhân viên trực 24/7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *