Lúa là lương thực chính của nước ta và cũng là một loại nông sản mang lại kim ngạch xuất khẩu cao. Tuy nhiên lúa thường mắc nhiều các loại sâu bệnh hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất trong đó có sâu đục thân hại lúa có thể gây hại làm mất trắng ruộng lúa. Sau đây bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về sâu đục thân, biểu hiện và cách khắc phục để có một vụ mùa bội thu nhé!

Sâu đục thân là gì?
Có 4 loại sâu đục thân trên lúa thường gặp:
– Sâu đục thân bướm hai chấm: Scirpophaga incertulas Walker, thường xuất hiện ở miền Nam và miền Trung trong điều kiện nóng, ấm và độ ẩm cao.
– Sâu đục thân năm vạch đầu nâu: Chilo suppressalis Walker, thích hợp phát triển ở vùng ôn độ thấp và ít bão lụt.
– Sâu đục thân năm vạch đầu đen:Chilo polychrysus Meyrich.
– Sâu bướm cú mèo: Sesamia inferens Walker, gây nõn héo, bông bạc và lép lửng.
Trong đó sâu đục thân lúa bướm hai chấm chiếm tỉ lệ từ 95-98%.
Đặc điểm hình thái của sâu đục thân trên lúa

– Trứng: được đẻ thành ổ hình bầu dục, mỗi ổ có khoảng 50-150 trứng, trên bề mặt phủ một lớp lông màu vàng nhạt, ở giữa nhô lên. Trứng mới đẻ có màu trắng sau đó chuyển ngả vàng và khi khắp nở chuyển sang màu đen.
– Sâu non: có màu trắng sữa, chân bụng ít phát triển và có 28 cái xếp thành hình elip, đầu có màu nâu vàng.
– Nhộng: Nhộng cái có mầm chân sau tới đốt bụng thứ 5 còn nhộng đực tới đốt bụng thứ 8. Ban đầu mới hóa nhộng có màu trắng sữa sau đó chuyển sang màu vàng nhạt.
– Sâu đục thân hai chấm trưởng thành:
+ Ngài đực có đầu và cánh trước màu nâu vàng hình tam giác, giữa cánh có một chấm đen. Mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ, từ đỉnh cánh có một vệt xiên màu nâu đen đến mép sau.
+ Chúng có thân màu trắng vàng hoặc màu vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh có một chấm đen.

Khi trưởng thành con cái thường lớn hơn con đực, có hai hàng chấm đen ở đỉnh cánh và có màu xám hoặc nâu nhạt.
Đặc điểm sinh học của sâu đục thân 2 chấm hại lúa
Có rất nhiều các loại sâu đục thân nhưng sâu đục thân hai chấm hại lúa chiếm từ 95-98% và tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Vòng đời của sâu đục thân:
– Vòng đời của sâu đục thân lúa trung bình từ 43-66 ngày.
– Ở nhiệt độ từ 19-250 độ C trứng tồn tại từ 8-13 ngày, sâu non từ 36-39 ngày, nhộng từ 12-16 ngày, bướm vũ hóa, đẻ trứng 3 ngày.
– Ở nhiệt độ từ 19-300 độ C trứng tồn tại trong 7 ngày, sâu non từ 25-33 ngày, nhộng từ 8-10 ngày, bướm vũ hóa, đẻ trứng 3 ngày.
Sâu non thường hóa nhộng vào mùa xuân.
Nhộng hóa trong gốc thân lúa ở dưới mặt đất 1-2cm. Trước khi hóa nhộng sâu đục sẵn một lỗ ở thân lúa, chừa lại một lớp biểu bì mỏng để khi vũ hóa đục chui ra ngoài.
Điều kiện thuận lợi để sâu đục thân phát triển là từ 23-30 độ C và độ ẩm trên 90%.
Sâu non từ một ổ trứng có khả năng gây héo 12 nhánh và 9,2 bông bạc khi lúa trổ.
Giai đoạn xung yếu với sâu đục thân là khi lúa trong thời kỳ đẻ nhánh rộ, nhất là thời kỳ làm đòng, trổ.
Trong một năm sâu đục thân có 7 lứa trong đó lứa có ý nghĩa lớn đối với sản xuất là lứa 2,3,5,6.
– Lứa 2 là lứa quan trọng nhất và là lứa cuối trong vụ chiêm xuân. Và đây cũng là nguồn sâu bệnh chuyển từ vụ chiêm xuân sang vụ mùa.
– Lứa 3 thường phá hại trên mạ mùa sớm và đây cũng là lứa sâu đầu tiên trong vụ mùa, chúng tồn tại và lây lan từ vụ chiêm sang vụ mùa.
– Lứa 5 là lứa gây hại quan trọng đối với lúa mùa cấy sớm đang làm đòng trổ bông.
– Lứa 6 là lứa gây hại nặng cho lúa mùa đại trà đang trổ nhất là trên lúa nếp, tám.
Đặc điểm gây hại của sâu đục thân hai chấm
Sâu đục thân 2 chấm gây hại tùy theo tuổi phát dục của sâu và các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

Thời kỳ mạ: Sâu đục thân 2 chấm đục từ ngoài vào đến nõn giữa qua bẹ để phá hại làm cho lúa bị héo.
Cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh: phần dưới của thân bị sâu đục vào, tổ chức năng bên trong bị cắt đứt phá hại chức năng dẫn nhựa làm cho lá non bị cuốn dọc, có màu xanh tái sẫm rồi chuyển dần sang màu vàng và héo khô.
Thời kỳ mới trổ hoặc sắp trổ: sâu đục thân đục vào trong ăn điểm sinh trưởng qua lá đòng và làm đứt mạch dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng.
Dấu hiệu nhận biết lúa bị sâu đục thân
Sâu đục thân trên lúa có các dấu hiệu nhận biết sau đây:
Trong giai đoạn mạ hoặc lúa đẻ nhánh: sâu đục thân chui từ phía ngoài đến nõn giữa qua lớp bẹ. Chúng cắn phá làm cho nhánh lúa bị héo hoặc cây mạ bị chết khô.
Giai đoạn lúa sắp trổ hoặc mới trổ bông sâu đục thân đục lá đòng rồi chui vào giữa hút hết chất dinh dưỡng khiến bông lúa lép trắng.

Không chỉ lúa bị sâu đục thân mà các cây ăn trái cũng bị sâu đục thân khá nhiều, bà con cũng nên kiểm tra vườn cây của mình thường xuyên để hạn chế thiệt hại
Biểu hiện của sâu đục thân xoài và thuốc đặc trị
Sâu đục thân sầu riêng: nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp khắc phục
Biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại lúa
Biện pháp canh tác, kỹ thuật
Cày ruộng, ngâm đất sớm nhất có thể, tránh tình trạng để tới 1-2 tháng đầu năm mới tiến hành cày và dọn dẹp vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.
Khi gieo mạ, các giống khác nhau gieo thành từng khoảng, từng giống để tiện chăm sóc. Đồng thời bà con cũng nên chú ý tránh thời điểm sâu phát triển mạnh nhất, đặc biệt là lứa 2 và 5 của sâu. Để an toàn nhất cho ruộng lúa thì bà con nên chăm sóc sao cho lúa trổ bông hết thì bướm mới xuất hiện nên chú ý thời vụ gieo trồng là điều vô cùng quan trọng.
Khi thu hoạch cần cắt sát gốc rạ và rơm rạ trên ruộng sau khi gặt cần được thu dọn gọn.
Bón phân cân đối theo quy trình kỹ thuật quy định cho từng vụ, từng chân đất, giống lúa. Hạn chế sử dụng đạm quá nhiều dẫn đến tình trạng lúa lốp hoặc đẻ nhánh lai rai tạo điều kiện cho sâu phá hoại.
Nếu có thể chủ động được việc điều chỉnh mực nước ở ruộng để diệt sâu.
Theo dõi ruộng đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện ra các đợt bướm để tổ chức đốt đèn bẫy bướm trên diện rộng đồng loạt.
Thu gom và tiêu hủy các ổ trứng ra xa ruộng.
Biện pháp sinh học
Sử dụng nhóm thiên địch để diệt bệnh nhất là ong ký sinh trứng:
– Một số loại ong đã phát hiện và có thể diệt trứng sâu đục thân bướm hai chấm: ong Tri. dendrolimi mats, ong Trichogramma japonicum Ashmead, ong Telenomus rowani Gahan,Tetrastichus schoenobii Ferriere,…
– Loài Tetrastichus thường xuất hiện vào những tháng có nhiệt độ thấp, còn những loài ong khác thì xuất hiện và ký sinh vào những tháng có thời tiết ấm và nóng.
– Không chỉ trứng bị các loài ong ký sinh mà sâu non cũng có thể bị nhiều loại ong khác ký sinh. Vào năm 2000 ở Nghệ An đã có nhà nghiên cứu tìm ra 14 loài thiên địch của sâu đục thân.
Biện pháp hóa học(sử dụng thuốc đặc trị sâu đục thân hại lúa)
Cây lúa là lương thực quan trọng và thường xuyên bị sâu bệnh nên để đảm bảo năng suất bà con thường xuyên phải sử dụng thuốc trừ sâu để lúa không bị sâu bệnh làm hại. Hiện nay thuốc trừ sâu hóa học được sử dụng là chủ yếu nhưng sử dụng quá nhiều sẽ có nhiều tác hại, trước hết là hại sức khỏe cho bà con sau là ảnh hưởng đến môi trường, làm chai đất và ô nhiễm nguồn nước.
Insect – Thuốc đặc trị sâu đục thân ở lúa được bà con tin dùng được sản xuất bằng công nghệ nhân nuôi thu bào tử các chủng nấm và vi khuẩn phòng trừ các loại sâu bệnh hiệu quả, ngoài ra còn bổ sung thêm các hoạt chất sinh học xua đuổi côn trùng gây hại.

Công dụng của thuốc: Sau khi phun thuốc, nấm ký sinh lên sâu đục thân từ con này sang con khác trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của sâu, trứng, ấu trùng và côn trùng. Nấm sẽ làm các khớp chân, râu, đầu, ngực, bụng bị bẻ gãy, làm khô cứng cơ thể sâu bệnh và chết sau 3-5 ngày. Và thuốc hoàn toàn an toàn đối với con người, vật nuôi và môi trường.
Hướng dẫn sử dụng: pha 250ml thuốc với 200 lít nước, bình thuốc sâu 20-25 lít có thể pha 25ml thuốc, bà con nên phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
Thời điểm phun thuốc thích hợp nhất
Thời điểm phun thuốc hiệu quả nhất là vào lúc lúa trổ đòng, lúc này bướm đục thân có mật độ cao 7 ngày và mật độ trứng lớn hơn 0,2 ổ trên một mét vuông.
Sâu đục thân 2 chấm gây hại cho lúa từ giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, chuẩn bị trổ đòng và trổ xong. Tuy nhiên ở giai đoạn đẻ nhánh cây lúa có khả năng đền bù, có thể tăng phân bón để kích lúa đẻ thêm nhánh.
Còn trong giai đoạn làm đòng cây không có khả năng đền bù do lúc này cây khó đẻ thêm nhánh và mỗi nhánh chỉ có thể ra một bông, mặt khác vào giai đoạn này khả năng xâm nhập vào cuống rơm của đòng là dễ nhất và gây thiệt hại nặng nhất.
Trứng có mật độ cao sẽ nở sau 7 ngày trùng với thời kỳ lúa trổ bông, thời gian trổ bông thường là từ 5-7 ngày. Việc phun thuốc cần phải chọn đúng thời điểm mới đem lại hiệu quả cao. Nếu mật độ của ổ trứng ít thì bà con chỉ cần phun một lần, còn nếu mật độ của ổ trứng lớn hơn 1 ổ trên 1 mét vuông thì cần phải phun 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 5-7 ngày.
Kết luận
Để có một vụ mùa bội thu phải mất rất nhiều công chăm bón, lúa là loại có nhiều sâu bệnh nên để hạn chế thiệt hại từ sâu bệnh bà con nên thường xuyên theo dõi đồng ruộng nhà mình để phát hiện ra sâu bệnh sớm rồi có biện pháp phòng trị kịp thời.
Không chỉ mắc bệnh sâu đục thân, lúa còn mắc nhiều loại bệnh khác như tuyến trùng, đạo ôn,… bà con có thể tham khảo bài viết sau:
Tuyến trùng hại lúa: triệu chứng, nguyên nhân và thuốc đặc trị
Bệnh đạo ôn trên lúa gây hại như thế nào, có thuốc đặc trị không?
Qua bài viết trên, bà con đã biết thêm về các dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa sâu đục thân hại lúa. Để biết thêm nhiều loại sâu bệnh khác trên cây trồng bà con hãy nhấn theo dõi Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B nhé. Để mua thuốc trị bệnh bà con hãy liên hệ tới hotline 0962241635 để được tư vấn tận tình.