Nhện đỏ hoa hồng: Dấu hiệu và biện pháp phòng trị hiệu quả

nhen-do-hoa-hong

Nhện đỏ hoa hồng là loại bệnh phổ biến, dễ thấy ở cây hoa hồng. Vậy bạn đã biết được dấu hiệu, biện pháp phòng trị loại bệnh này chưa? Hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông Nghiệp G2B xem ngay bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé!

nhen-do-hoa-hong
Tìm hiểu về bệnh nhện đỏ hoa hồng

Nhện đỏ hoa hồng là gì?

Nhện đỏ hoa hồng là bệnh do một loại rệp chích hút nhựa của các lá cây. Chúng có tên khoa học là Tetranychus sp, thuộc họ Tetranychidae và bộ Acarina. Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ có màu đỏ hoặc màu hồng.

– Nhện con: kích thước tương đối nhỏ, nhưng vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng như các chấm đen li ti ở trên các vật thể trong suốt.

– Nhện trưởng thành: kích thước lớn hơn, với chiều dài khoảng 0,2mm. Nhện đỏ trưởng thành có màu đỏ mọng với thân hình tròn, di chuyển chậm.

benh-nhen-do-o-hoa-hong
Hình ảnh nhện đỏ ở hoa hồng

Chúng được gọi là nhện đỏ hoa hồng vì chúng giăng tơ và tiến hành hút nhựa cây hoa hồng để sống. Chỉ mất từ 3 – 6 ngày, ấu trùng đã có thể phát triển thành nhện trưởng thành và thời gian này cũng là giai đoạn nhện đỏ phá hoại hoa hồng nhiều nhất. Chúng dùng cái vòi của mình và chích vào bề mặt lá trước, sau của lá già khiến lá chuyển nhanh chóng thành màu vàng.

Dấu hiệu của bệnh nhện đỏ ở hoa hồng

Nhện đỏ thường cư trú ngay mặt dưới của lá để chích hút dịch trong mô lá tạo nên các chấm trắng. Nếu như trên mặt lá hoa hồng xuất hiện nhiều chấm trắng li ti thành từng mảng thì chứng tỏ chúng đã sinh sản quá nhiều.

Bệnh nhện đỏ ở cây hoa hồng đã nặng khi chúng ta thấy xuất hiện tơ nhện giăng kín lá, hoa.

cach-tri-nhen-do-tren-hoa-hong
Bệnh nhện đỏ trên bông hoa hồng

Thức ăn chính của loại nhện đỏ này chính là chất diệp lục của lá cây. Vì vậy khi hoa hồng bị nhện đỏ tấn công, chúng sẽ hút hết chất diệp lục có trong lá và làm lá bạc màu đi, xuất hiện các đốm vàng. Lâu dần nếu không chữa trị được sẽ dẫn đến tình trạng cây bị rụng lá hoàn toàn. Lá bị rụng từ gốc lên đến ngọn, chồi bị teo tóp lại và cây có thể bị chết.

tri-nhen-do-tren-hoa-hong
Bệnh nhện đỏ ở lá cây hoa hồng

Khi cây đã mắc bệnh, lá cây sẽ không còn khả năng tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây nữa. bên cạnh đó cây cũng sẽ mắc một số các bệnh khác làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển. Cây sẽ trở nên còi cọc, chậm lớn không ra hoa hoặc hoa nhỏ và ít.

Nguyên nhân hoa hồng bị nhện đỏ

– Thời tiết hanh, khô thì bất cứ cây hồng nào cũng có thể bị nhện chích hút.

– Hoa hồng bị nhện đỏ do nhện đỏ có ở trên những lá cây cam, quýt, bưởi, chè,… và cỏ dại quanh nhà. Ngoài ra còn truyền bệnh qua các tác nhân trung gian như ong mật, chim sâu, gió,…

– Do nguồn giống khi mua về đã bị nhiễm bệnh.

– Do người trồng bón phân, đạm chưa hợp lý, lạm dụng các loại phân hóa học gây thừa đạm.

– Do vườn hoa quá rậm rạp, gốc cây không thông thoáng tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Lý do cần phải trị nhện đỏ trên hoa hồng

Mỗi con nhện đỏ có thể sinh sản hàng trăm trứng, vòng đời trong khoảng 15 ngày. Chính vì vậy cần chăm sóc cây và phát hiện mầm bệnh sớm nhất có thể.

Nhện kháng thuốc nhanh và đặc biệt nếu không đổi thuốc hoặc cộng thuốc liên tục thì không thể trị nhện đỏ trên hoa hồng. Nhện đỏ kháng thuốc nhanh là do hình dạng nhện đỏ có lớp da mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua cơ thể chúng, cơ thể chúng gần như bão hòa với điều kiện môi trường, nên thuốc bảo vệ thực vật dễ dàng ngấm vào cơ thể nhện đỏ.

Thông thường thuốc trừ sâu có thể làm nhện đỏ chết trong vòng 24 tiếng, nhưng thực tế trong 24 tiếng này nhện cái vẫn có thể sinh sản hàng trăm trứng, thuốc trừ sâu có thể làm nhện chết nhưng không thể làm chết trứng. Khi đó số trứng mới mang sẵn một lượng thuốc trừ sâu nhất định nên lứa nhện mới có khả năng kháng lại thuốc, mười ngày sau nhện đỏ lại có thể tiếp tục sinh sản cứ như vậy tăng theo cấp số nhân.

hoa-hong-bi-nhen-do
Bệnh nhện đỏ hoa hồng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây

Khi đã bị nhện đỏ xâm hại gây ra những vết thương hở là nơi virus, vi khuẩn, nấm bệnh có thể dễ dàng xâm lấn vậy nên khi cây hoa hồng bị bệnh nhện đỏ thì rất dễ mắc kèm theo một số bệnh khác. Cây thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Nhện đỏ bám trên lá, ăn chất diệp lục làm cho cây không còn tổng hợp được chất dinh dưỡng nữa. Vì vậy toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bị đảo lộn, không không đủ chất dinh dưỡng để lớn, không ra hoa và nặng có thể chết cây.

Cách trị nhện đỏ trên hoa hồng

Có một số cách trị nhện đỏ ở cây hoa hồng đơn giản mà bà con có thể làm thường xuyên như sau:

– Thường xuyên dọn dẹp vườn sạch sẽ để hạn chế việc xâm nhập của các loại côn trùng. Cần nhổ sạch cỏ, quét dọn sạch lá khô và những lá mang tổ nhện đỏ. Nếu nghi ngờ nhện đỏ bám trên cây hồng thì các lá khô hoặc cành cây khô nên được đốt đi hoặc bỏ vào thùng rác.

– Nguồn giống sạch bệnh: chúng ta nên đảm bảo cây giống trước khi mang về phải không có bệnh và nên phun thuốc ngừa sâu bọ, ấu trùng.

– Sử dụng các thiết bị phun tưới và xịt nước trực tiếp với áp lực mạnh vào tán lá nơi có nhện đỏ hoa hồng trú ngụ. Như vậy có thể rửa trôi hết nhện đỏ còn bám trên các tán lá.

– Bón phân cân đối, không bón quá nhiều đạm, nên bón phân có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ, phân chuồng hoại mục hoặc đã được ủ, xử lý. Để cho cây phát triển cân đối, khỏe mạnh thì sức đề kháng của hoa hồng với nhện đỏ sẽ tốt hơn.

– Sử dụng các chất không độc hại có sẵn như dầu rửa bát, bột giặt, baking soda, rượu tỏi, ớt,… để phun lên cây diệt nhện đỏ.

Trên hoa hồng còn có loại côn trùng khác gây hại là bọ trĩ, chúng gây hại làm giảm năng suất của cây và giá trị thẩm mỹ: Bọ trĩ hoa hồng là bệnh gì? Có nguy hiểm cho cây trồng hay không?

Thuốc trị nhện đỏ hoa hồng

Sau khi cùng tìm hiểu về bệnh nhện đỏ hoa hồng thì bà con cũng đã thấy tác hại của loại bệnh này. Chúng ta nên phun thuốc phòng bệnh từ trước để tiết kiệm chi phí khi chữa bệnh cũng như thiệt hại về năng suất.

Mepa – Đây là loại thuốc trị nhện đỏ trên hoa hồng, dùng nấm 3 màu là tổ hợp các chủng nấm xanh nấm trắng và nấm tím sẽ ký sinh, lây lan và tiêu diệt côn trùng gây hại như sâu xanh, sầu tơ, rệp sáp, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhện đỏ, sâu đục thân… từ trứng, ấu trùng đến trưởng thành.

thuoc-tri-nhen-do-hoa-hong
Mepa – thuốc đặc trị nhện đỏ hoa hồng

Hướng dẫn sử dụng: pha 500g thuốc với 200 lít nước để phun ướt hết tán lá hoặc 2-5 lít nước tưới gốc, phun định kỳ từ 30-60 ngày 1 lần.

Kết luận

Qua bài viết trên chúng ta đã biết được biểu hiện, nguyên nhân cũng như tác hại của nhện đỏ hoa hồng. Bà con có thể tham khảo các biện pháp phòng ngừa ở trên để phòng bệnh cho ruộng hoa nhà mình. Để biết thêm thông tin về các loại bệnh khác, bà con hãy theo dõi các bài viết của chúng tôi.

Để mua thuốc trị bệnh, bà con hãy liên hệ với Phân thuốc sinh học Nông Nghiệp G2B qua hotline 0962241635 để được tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *