Top 4 biện pháp cải tạo đất mặn nhanh chóng và hiệu quả nhất

bien-phap-cai-tao-dat-man

Đất mặn luôn được coi là “kẻ thù” của người nông dân vào mỗi mùa vụ, độ mặn của đất làm cho cây trái, hoa màu không thể phát triển được gây ảnh hưởng đến năng suất của nhà nông. Tuy nhiên nếu biết cách áp dụng các biện pháp cải tạo đất mặn đúng đắn thì sẽ có thể đem lại rất nhiều lợi ích về sản phẩm cũng như kinh tế.

bien-phap-cai-tao-dat-man

Đất mặn là gì?

Đất mặn hay còn gọi là đất nhiễm mặn là loại đất mà trong đó có sự tồn tại cả các loại muối với nồng độ hoà tan cao hơn mức bình thường, nếu lâu ngày không được rửa trôi thì đất sẽ ngày càng tích tụ nhiều và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các loại cây trồng.

Một số dấu hiệu nhận biết đất bị nhiễm mặn như: đất sét chiếm tỷ lệ cao từ 50% – 60%, trong đất có nhiều muối tan, xuất hiện phản ứng trung tính hoặc kiềm, thành phần của đất bị thiếu đạm và đất cũng không có mùn, hoạt động hay sự sống của các vi sinh vật trong đất rất kém,…

dat-man-la-gi

Đất mặn mang đến rất nhiều tác hại như: gây hạn sinh lý (hạn chế sự trao đổi nước trong cây, ức chế hút khoáng của rễ, dán đoạn sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hoá trong mạch libe,…) hay ngăn chặn sự phát triển sinh trưởng của các loại cây… vì vậy việc xử lý đất nhiễm mặn luôn được người dân vô cùng chú trọng.

Nguyên nhân dẫn đến việc đất bị nhiễm mặn là gì?

Đất bị nhiễm mặn thường do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến, chúng ta có thể chia thành nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

dat-nhiem-man-la-gi

Nguyên nhân chủ quan

Yếu tố đầu tiên đó là do con người trong quá trình sinh sống và canh tác đã làm biến đổi tính chất của đất. Ví dụ như trong quá trình sản xuất, người dân sẽ thường lấy nước từ các con sông (nước có chứa muối) trực tiếp đem đi tưới tiêu mà không qua xử lý, do đó sẽ dẫn đến tình trạng các cây trồng không thể xử lý hết lượng muối có trong nước nên sẽ để dư lại trong đất, lâu dần lượng muối tích tụ lớn sẽ làm đất bị nhiễm mặn.

Một nguyên nhân khác có thể kể đến đó là tình trạng lạm dụng sử dụng nước đất nguồn của một số vùng làm cho mực nước sông bị hạ xuống nhanh chóng tạo điều kiện cho nước biển xâm lấn từ đó sẽ làm cho đất nhiễm mặn.

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan chủ yếu nhất phải nhắc đến đó là do nước biển dâng lên cao hoà vào các đường nước sông, nước ngầm tiến sâu vào nội địa, ở một số địa phương đất đai khô cằn, sỏi đá sẽ làm cho nước khó thoát hơi cùng với đó là không có mưa để rửa trôi đất vì vậy lượng muối sẽ tồn tại trong đất dẫn đến tình trạng bị nhiễm mặn.

Ngoài ra, trong quá trình phong hóa vật lý và trầm tích địa lý nước ngầm cũng là một trong những nguyên nhân làm cho lượng muối được tích trữ lâu trong đất dẫn đến tình trạng nêu trên.

Đứng trước rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau khiến cho đất bị nhiễm mặn gây ảnh hưởng không nhỏ đến với cây trồng thì bà con nông dân cần phải tìm ra biện pháp cải tạo đất mặn hợp lý để có thể ngăn chặn tình trạng này để cây cối có thể sinh trưởng và phát triển.

Biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn

Ở Việt Nam, nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế chính, việc đất nhiễm mặn sẽ tạo ra nhiều hậu quả to lớn đối với sản lượng, năng suất cây trồng kéo theo sẽ làm suy giảm nền kinh tế. Vì vậy việc tìm ra cách cải tạo đất mặn là vô cùng cần thiết.

Biện pháp cải tạo đất mặn bằng vôi

cach-cai-tao-dat-man

Vôi có thể coi là loại thuốc trị bách bệnh trong nông nghiệp khi nó được sử dụng rất thường xuyên. Việc đất bị nhiễm mặn cũng là một căn bệnh mà vôi có thể chữa trị, đây là phương pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất cho người nông dân. Cách làm vô cùng đơn giản, phụ thuộc vào độ nhiễm mặn của đất người dân sử dụng đúng liều lượng vôi rải đều lên vùng đất bị nhiễm mặn là có thể giải quyết tình trạng này.

Bên cạnh đó, nếu muốn tăng phần hiệu quả thi sau khi rải vôi lên trên đất thì có thể bón phân xanh hoặc phân hữu cơ lên đất sẽ có tác dụng làm cho lượng mùn trong đất tăng lên, kích thích sự phát triển của các vi sinh vật có ích, đất sẽ trở nên tơi xốp hơn đem lại hiệu quả cao trong nông nghiệp.

Biện pháp cải tạo đất bằng cách canh tác

Canh tác là một trong những biện pháp cải tạo đất mặn vô cùng hữu hiệu. Bà con nông dân có thể lựa chọn một số loại cây trồng chịu mặn tốt để canh tác ví dụ như: đậu nành, củ cải đường, ngô,… trồng trên các vùng đất bị nhiễm mặn vừa giúp tăng năng suất vừa không tốn quá nhiều công sức để cải tạo đất.

Hoặc mọi người có thể luân canh giữa lúa – tôm, lúa – cá,… đây là một biện pháp mới mẻ được người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long áp dụng và hiện nay đã thu được những tín hiệu thành công.

Biện pháp cải tạo đất bằng hệ thống tưới nhỏ giọt

he-thong-tuoi-nho-giot-cai-tao-dat-man

Với biện pháp này người dân sẽ tiết kiệm nước, phân bón hạn chế tình trạng đất bị xói mòn, rửa trôi và vừa có thể giúp xử lý đất nhiễm mặn, giúp cho quá trình trao đổi nước diễn ra thuận lợi hơn, hút khoáng, thông mạch dẫn, nồng độ lân sẽ được duy trì liên tục trong đất làm cho cây có thể sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh.

Cải tạo đất mặn bằng thuốc sinh học

Bên cạnh các biện pháp xử lý đất mặn truyền thống và sinh học thì có một cách khác đem lại hiệu quả nhanh và cũng không gây hại đến cây trồng đó là sử dụng thuốc khử mặn. Có thể kể đến một số loại thuốc như:

xu-ly-dat-nhiem-man
Hình ảnh thuốc AT cải tạo đất

Thuốc AT cải tạo đất: Pha 500ml với phuy 400 lít nước, tưới đẫm vùng gốc rễ đất bị nhiễm mặn sẽ giúp cải tạo đất nhiễm mặn, phục hồi đất bạc màu, cằn cỗi, chất chuyên canh sử dụng phân bón vô cơ, thuốc hóa học lâu ngày. Liều lượng sử dụng sẽ phụ thuộc vào từng loại cây trồng và loại đất.

cai-tao-dat-nhiem-man
Hình ảnh thuốc AT xử lý mặn cây trái

Thuốc AT xử lý mặn cây trái: với liều lượng nhất định cho từng loại cây ăn quả, thuốc này sẽ giúp cho Canh tác bền vững, tăng sức đề kháng cho cây trồng, cải thiện quá trình trao đổi nước, hút khoáng và thông mạch dẫn làm cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, đem lại năng suất cao

Đất mặn làm cho cây bị còi cọc không lớn cũng giống như đất chua, gây ra nhiều bệnh hại cho cây trồng, bà con cần theo dõi đất trồng nhà mình và kiểm tra độ pH thường xuyên để có hướng điều chỉnh kịp thời:

Nguyên nhân làm đất chua và một số biện pháp cải tạo đất chua hiệu quả

Để có thể mua thuốc AT cải tạo đất & AT xử lý mặn cây ăn trái chính hãng, bà con hãy liên hệ ngay tới hotline 09622 41 635 để được phanthuocsinhhoc.net hỗ trợ nhé.

Bài viết trên đã chia sẻ 4 biện pháp cải tạo đất mặn nhanh chóng và hiệu quả. Chúc bà con nông dân áp dụng và đạt hiệu quả nâng cao năng suất cây trồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *