Bọ trĩ hoa hồng là bệnh gì? Có nguy hiểm cho cây trồng hay không?

bo-tri-hoa-hong

Bệnh bọ trĩ hoa hồng là một loại bệnh tiêu biểu mà bất kỳ ai cũng cần phải biết về nó để có thể phòng tránh cũng như chữa trị kịp thời cho cây trồng.

Hoa hồng là một loại hoa tượng trưng cho phái đẹp, trong bất kỳ hoạt động nào thì hoa hồng luôn được mọi người ưu tiên sử dụng. Chính vì vậy giá trị kinh tế của hoa hồng mang lại cũng không hề nhỏ. Tuy nhiên việc chăm sóc hoa hồng nói đơn giản thì cũng không đúng mà bảo phức tạp cũng chưa chắc. Cần phải nắm vững các kiến thức thì khi hoa xuất hiện bệnh sẽ dễ dàng mà chữa trị. 

Sau đây hãy cùng Phân Thuốc Sinh Học Nông Nghiệp G2B tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng trị của bệnh bọ trĩ hoa hồng

bo-tri-hoa-hong
Bệnh bọ trĩ trên cây hoa hồng

Bọ trĩ là gì?

Bọ trĩ là một loại côn trùng có tên tiếng anh là Rice Thrips, dân gian thường gọi nó với một cái tên là Bù Lạch,  thuộc Họ Thripidae, Bộ Thysanoptera. Nó có kích thước rất nhỏ khoảng 1mm, rất khó để có thể nhận thấy bằng mắt thường chính vì vậy rất khó để có thể phát hiện chúng đang tấn công vào hoa hồng.

Bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ còn non

Vòng đời sinh trưởng của bọ trĩ khá là ngắn, chỉ khoảng 2 tuần. Khi bọ trĩ trưởng thành, nó sẽ có khả năng bay xa theo hướng gió nhờ đó mà tốc độ lây lan của nó rất là nhanh chóng. Loài bọ trĩ này sinh sống dựa vào việc hút nhựa non của lá, chồi và nụ của cây hoa.

Các dấu hiệu nhận thấy hoa hồng bị bọ trĩ tấn công?

Với kích thước chỉ khoảng 1mm thì việc nhận biết hoa hồng bị bọ trĩ tấn công rất là khó khăn. Chính vì thế Phân Thuốc Sinh Học Nông Nghiệp G2B đã tổng hợp một số dấu hiệu nổi bật để giúp các bạn có thể nhận thấy rõ bệnh bọ trĩ hoa hồng sau đây sau đây:

  • Ở mặt phía dưới của lá chính là nơi mà bọ trĩ đang trú ngụ, điều này gây nên hiện tượng xoăn lá ở cây hoa hồng.
  • Ở mặt trên của lá thì xuất hiện những quầng màu nâu đồng loang lổ hình thành nên các đốm trên mặt lá.
  • Bọ trĩ sinh sống chủ yếu dựa vào việc hút nhựa non của lá, chồi và nụ của cây hoa chính vì vậy những bông hoa nào nở bé, mau tàn, màu sắc nhợt nhạt hơn bình thường hay những nụ hoa không thể nở, nở chậm thì chắc chắn bông hoa hồng đó đã bị bọ trĩ tấn công.
  • Các đóa hoa nở không tròn đều, lệch .
  • các đọt non bị quăn queo, lá xoăn dị dạng.
Các dấu hiệu hoa hồng bị bọ trĩ đã bị tấn công

Khi nhận thấy các dấu hiệu này, chúng ta nên tìm các điều trị ngay lập tức để phòng tránh việc lây lan bọ trĩ sang các cây hoa hồng khác.

Điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ hại hoa hồng phát triển?

Vào độ xuân hè, lúc này thời tiết độ ẩm không khí cao rất phù hợp cho việc phát triển của loài bọ trĩ vì thế đây là thời điểm mà sinh vật này sinh trưởng mạnh mẽ nhất do đó mức độ gây hại lên cây trồng là cao nhất. Bà con cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng các biện pháp để đối phó với chúng, bảo vệ hoa hồng khỏi sự tấn công của bọ trĩ.

Mặt khác, mật độ cây trồng cũng là một yếu tố thuận lợi để cho bọ trĩ xuất hiện và gây hại lên cây hoa. Không nên trồng quá dày sẽ khiến bệnh lây và phát triển bệnh nhanh chóng. Khoảng cách thích hợp cho trồng cây hoa hồng là từ 50 – 100 cm tùy vào kích thước của cây. 

Cây hoa hồng bị bọ trĩ tấn công

Tác hại của bệnh bọ trĩ hoa hồng?

Bọ trĩ là một loài sinh vật sống nhờ vào vật chủ, chính đặc sinh trưởng như vậy nên sự phát triển của bọ trĩ sẽ là mối nguy hại cho vật chủ. Đặc biệt khi vào mùa sinh sản của bọ trĩ nó sẽ liên tục hút và hút hết chất dinh dưỡng từ cây hoa hồng. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sinh trưởng, các giai đoạn ra hoa của hoa hồng. Cụ thể những tác hại của bệnh bọ trĩ hoa hồng như sau:

  • Chất lượng cũng như số lượng hoa đều giảm 
  • Các cây hoa kém phát triển do chất dinh dưỡng hấp thụ được đã bị bọ trĩ hút hết.
  • Lá bị hư, đọt non không thể phát triển
  • Khi cây bị bệnh, cây sẽ bị lụi tàn gây chết cây hoặc ủ mầm bệnh để gây hại cho những cây khác.

Bệnh bị trĩ hoa hồng là loại bệnh có tốc độ lây lan nhanh nên cần phải có những biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời để giảm mức độ nguy hại cho những cây chưa bệnh.

Các biện pháp phòng trừ bọ trĩ?

1. Cách phòng bệnh bọ trĩ trên cây hoa hồng

Bệnh bọ trĩ trên hoa hồng gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây trồng, chính vì vậy tốt hơn nhất là chúng ta cần có những biện pháp để phòng bệnh sẽ tốt hơn việc để cây bệnh rồi mới trị. Vậy nên hãy cùng Phân Thuốc Sinh Học Nông Nghiệp G2B tìm hiểu những biện pháp có thể giảm thiểu được sự phát sinh bệnh bọ trĩ hoa hồng này nhé:

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây để đảm bảo cây có thể phát triển bình thường khỏe mạnh.
  • Thời điểm hè, cần tưới nước đầy đủ cho cây. Bởi vì đây là thời điểm mà bọ trĩ phát triển mạnh mẽ. Do đó việc cung cấp nước đầy đủ cho cây hoa hồng chính là đang cung cấp cho cây một sức đề kháng tốt nhất để chống lại sự tấn công của bọ trĩ. Khi tưới chúng ta có thể sử dụng vòi xịt có áp phụt lên lá để có thể loại bỏ  trứng và nhộng trĩ đã tấn công vào trước đó.
  • Mặt khác, chúng ta có thể sử dụng các chế phẩm sinh học giúp cây có thêm chất dinh dưỡng cúng là một cách để tăng sức đề kháng cho cây.
  • Những khu vực nắng nóng chúng ta nên sử dụng những tấm màn mỏng để che giảm mức độ nóng trực tiếp của ánh nắng, tại độ mát dễ chịu.
  • Có thể dùng dung dịch tỏi ớt để phòng, sử dụng 5-7 ngày/lần.
  • Phun thuốc phòng bệnh định kỳ, thông thường là 10 ngày/ lần. Nên bón tập trung để kích thích lộc non ra đều.
  • Cần trồng cây với mật độ vừa phải, khoảng 0.5 – 1m/ cây.
  • Thường xuyên cắt tỉa cành, để hạn chế sự trú ngụ của bọ trĩ

Trên đây là  một số biện pháp để hạn chế việc hoa hồng bị bọ trĩ tấn công. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải nắm được các cách thức để tiêu diệt bọ trĩ khi mà cây hoa hồng đã bị tấn công. Hãy tìm hiểu các biện pháp để tiêu diệt bọ trĩ ngay sau đây:

2. Cách tiêu diệt bọ trĩ trên cây hoa hồng

2.1. Tiêu diệt bằng thuốc trừ bọ trĩ sinh học

TIPS 1. Sử dụng dung dịch ớt, tỏi, hành để tiêu diệt bọ trĩ

  • Các bạn chuẩn bị 100g ớt, 100g tỏi, 500ml nước ấm.
  • Sau đó cho ớt và tỏi vào xoay hoặc giã nguyễn lộn với nhau. Sau đó cho chỗ ớt tỏi xay đã trộn đều vào nước đã chuẩn bị sẵn và ngâm hỗn hợp đó trong vòng 1 ngày.
  • Sau thời gian chờ đợi 1 ngày thì bạn lấy phần dung dịch đó ra và lọc tách lấy phần bã. Phần dung dịch thu được thì cho vào bình xịt và đem xịt lên cây. Áp dụng cách này 2-3 lần/ tuần để thu được hiệu quả cáo nhất.

TIPS 2. Sử dụng dầu thực vật và xà phòng

  • Các bạn chuẩn bị 15ml xà phòng và 250ml dầu thực vật, nước
  • Với cách này thì rất đơn giản, bạn chỉ cần trộn đều lượng xà phòng và dầu thực vật đã chuẩn bị. Khi đã trộn đều thì bạn sẽ hòa thêm với nước với tỷ lệ 15ml dung dịch: 250ml nước.
  • Sau khi đã trộn hỗn hợp theo tỷ lệ thì bạn cho vào bình xịt rồi lắc đều. Sau đó mang đi xịt lên cây để tiêu diệt bọ trĩ. 

Lưu ý khi chọn xà phòng thì không nên sử dụng xà phòng có mùi thơm để đảm bảo an toàn cho cây trồng.

TIPS 3. Sử dụng vỏ cam

  • Các bạn chuẩn bị 2 thìa vỏ cam đã được xay nhuyễn, 500ml nước sôi, xà phòng loãng.
  • Cho phần vỏ cam xay nhuyễn đã chuẩn bị từ trước vào 500ml nước sôi, hãm dung dịch trong vòng 24h, sau đó đem đi tách lọc phần bả. Phần dung dịch vừa thu được hòa cùng với phần xà phòng loãng rồi lắc đều. sử dụng dung dịch đó để xịt lên cây bênh. Cách này cũng có hiệu quả đối với gián và kiến.

Còn rất nhiều TIPS hay có thể tiêu diệt được bọ trĩ, 3 TIPS vừa được kể trên đây là những TIPS hay nhất và hữu dụng nhất. Ngoài ra chúng ta có thể tham khảo thêm các phương pháp khác trong bài viết Top các cách diệt bọ trĩ không dùng thuốc trên cây trồng hoặc có thể sử dụng một vài loại thuốc đặc trị căn bệnh bọ trĩ trên cây hoa hồng này như sau:

2.2. Thuốc đặc trị bệnh bọ trĩ hoa hồng

Hôm nay Phân Thuốc Sinh Học Nông Nghiệp G2B xin giới thiệu đến mọi người hai chế phẩm sinh học dùng để đặc trị các căn bệnh do các loại côn trùng, rệp, sâu bọ trên cây trồng đặc biệt là loại bọ trĩ trên hoa hồng, đó là: Mepa 500gFly Out 500ml

1- Mepa 500g

Sản phẩm MEPA 500g trị bọ trĩ của G2B

Công dụng:

  • Tiêu diệt các côn trùng gây bệnh hại trên cây hoa
  • Ngăn chặn sự ký sinh, lây lan của các loại bọ

Hướng dẫn sử dụng:

  • Rắc trực tiếp vào gốc:  Tùy vào mức độ gây hại của côn trùng, sử dụng 10-20g Mepa rải đều các gốc cây, sau đó tưới nước để vi phân tán vào rễ. Có thể trộn kèm phân bón rắc cùng.
  • Tưới gốc hoặc phun tán lá: Pha 500g thuốc với 200 lít nước. Sau đó phun đều lên trên các tán lá, còn tưới gốc thì hòa 500g thuốc với 2-5 lít nước rồi tưới vào gốc. Cứ 30-60 ngày/lần phụ thuộc vào môi trường.
  • Để diệt triệt để thì nên phun định kỳ trong vườn 20-30 ngày/ lần vào thời điểm mà côn trùng đang phát triển mạnh.

2- Fly Out 500ml

Sản phẩm FLY OUT 500ml trị bọ trĩ của G2B

Công dụng: 

  • Tiêu diệt, xua đuổi các loại côn trùng gây hại như rệp sáp, bọ trĩ, nhện đỏ,… kể cả các  giai đoạn còn là trứng hay ấu trùng hay đã trưởng thành đều có thể trị.
  • Ngăn chặn tốc độ sinh sản phát triển của côn trùng tránh lây lan.
  • Sử dụng an toàn hiệu quả không gây hại cho người, vật nuôi.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Sử dụng 500ml thuốc cho 200 – 400 lít nước. Phun đẫm quanh gốc, lá, cành. Có thể pha cùng với chất hỗ trợ bám dính để tăng hiệu quả sử dụng.
  • Vào giai đoạn sâu bệnh phát triển mạnh thì thời gian phun định kỳ có thể từ 10-15 ngày/lần. Phun phòng 30 ngày/ lần để hiệu quả hơn.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp tới các bạn những kiến thức cần thiết và hữu ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc điều gì về bệnh bọ trĩ hoa hồng hay muốn mua thuốc điều trị, bạn hay liên hệ ngay tới hotline 09 622 41 635  hoặc Phân Thuốc Sinh Học Nông Nghiệp G2B để được các nhân viên tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí 24/7.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *