Đặc điểm của rệp vảy hoa hồng, nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng trị bệnh

tri-rep-vay-hoa-hong

Cây cảnh cũng thường mắc rất nhiều loại sâu bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sinh trưởng của cây. Hoa hồng cũng vậy, rệp vảy hoa hồng gây hại làm ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của hoa và cây bị còi cọc, nặng có thể chết cây. Chính vì vậy, bà con trồng hoa hồng nên chú ý trong quá trình chăm sóc và áp dụng các biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho vườn nhà mình.

Bài viết ngày hôm nay, Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B sẽ chia sẻ tới bà con nguyên nhân xuất hiện rệp và các biện pháp phòng trừ rệp vảy hoa hồng, bà con hãy tham khảo nhé!

tri-rep-vay-hoa-hong
Tìm hiểu về rệp vảy trên hoa hồng

Đặc điểm hình thái của rệp vảy hoa hồng

Rệp hoa hồng là loại côn trùng gây hại nghiêm trọng cho hoa hồng leo, nhưng có hai loại phổ biến nhất mà chúng ta thường thấy trên hoa hồng là rệp vảy và rệp sáp. Một số đặc điểm của hai loại rệp này như sau:

– Rệp vảy nâu: Tên tiếng anh là Brown vảy hoặc họ Coccidae. Chúng có hình thái rất dễ phát hiện và nhận biết, có lớp vỏ cứng dày từ 3 – 5mm, màu nâu, gồ ghề. Chúng thường phá hại thân cây, dưới lá, hoặc ở các góc của cành.

– Rệp vảy trắng hoặc nâu nhạt hoặc xanh: Tiếng Anh là Boisduval scales. Loại rệp này rất khó phát hiện bởi cơ thể của chúng mềm, nhỏ và được giấu kỹ. Các vị trí trên cây chúng thường gây hại là cuống lá, hoa và bẹ. 

Bệnh vảy nến ở cây hoa hồng là do đâu

Bệnh vảy nến ở cây hoa hồng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trước hết có thể do điều kiện môi trường trồng hoa:

– Vào mùa hè, điều kiện thời tiết thất thường, nhiệt độ và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho rệp vảy xuất hiện phát triển gây hại.

– Những cây hoa hồng được trồng ở những nơi thiếu ánh nắng mặt trời và bà con tưới nước quá nhiều cũng tạo điều kiện cho rệp sinh sôi.

Các loại rệp vảy này không thể tự di chuyển mà cần sự trợ giúp của kiến ​​cộng sinh. Thông thường, rệp hút chất dinh dưỡng từ thực vật để tồn tại và tạo ra mật đường, thức ăn ưa thích của kiến. Và một khi hết mật, kiến ​​biết rằng cây đang cạn kiệt chất dinh dưỡng để nuôi rệp, và chúng di chuyển sang cây khác đồng thời mang theo rệp bám trên người lây lan sang cây khác.

Không chỉ kiến giúp rệp lây lan, nước tưới, gió, dụng cụ chăm sóc,.. cũng là vật trung gian giúp rệp vảy di chuyển từ cây này sang cây khác, vườn này sang vườn khác.

Trên hoa hồng còn xuất hiện nhện đỏ cũng bám hút chất dinh dưỡng làm cho cây suy yếu giống như rệp vảy: Bọ trĩ hoa hồng là bệnh gì? Có nguy hiểm cho cây trồng hay không?

Biểu hiện của hoa hồng bị rệp vảy

Rệp ăn các chất dinh dưỡng trong thân, cành cây làm hoa hồng bị khô héo rồi chết.

hoa-hong-bi-rep-vay
Rệp vảy bám trên thân hồng

Khác với nhện đỏ, bọ trĩ hại hoa hồng, chúng chỉ gây hại trên lá và nụ hoa. Còn rệp vảy gây tổn thương trên thân cành cây hoa hồng.

Thông thường rệp chỉ gây hại trên những cành già hay những cành bánh tẻ mà không gây hại ở các phần lộc non của cây.

Bởi chúng không tự di chuyển được nên chúng bám cố định ở một nơi nào đó trên cây để hút hết chất dinh dưỡng. Và khi cây bị rệp phá hoại, vườn hoa hồng của bà con sẽ có những biểu hiện sau đây:

– Thân, vỏ cây hoa hồng sần sùi như vảy nến.

– Sau khi bị rệp hút chất dinh dưỡng lá cây bị vàng dần rồi rụng xuống và cây dừng ra hoa hoặc phát triển kém.

– Còn đối với những bông hoa hồng đã ra thì nở sẽ không được đẹp và biến dạng.

– Nếu bà con không kiểm tra vườn thường xuyên để cho rệp vảy gây hại nặng thì thân cành cây hồng sẽ dần dần bị chết khô

Tác hại của bệnh rệp vảy trên cây hoa hồng

Các loại rệp này chích hút chất dinh dưỡng của cây gây ra nhiều tác hại như sau:

– Trước hết là làm mất giá trị thẩm mỹ của hoa

– Rệp bám và hút chất dinh dưỡng làm cho cây bị suy yếu, khả năng quang hợp bị giảm và tình trạng rụng lá dần dần xuất hiện.

– Khi bị suy yếu, cây sẽ trở nên còi cọc, kém phát triển và hạn chế đâm chồi.

– Khả năng ra hoa cũng bị giảm và chất lượng không được đảm bảo.

– Nếu bà con không kiểm tra vườn thường xuyên, tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến chết cây.

Kiểm tra vườn thường xuyên là công tác rất quan trọng, hoa hồng không chỉ bị rệp vảy tấn công mà các loại nấm bệnh khác cũng phát sinh gây hại như:

Một số biện pháp khắc phục bệnh thán thư trên hoa hồng bà con cần phải biết

Bệnh phấn trắng hoa hồng là bệnh gì? Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị cho bệnh?

Một số cách trị rệp vảy hoa hồng và thuốc trị rệp vảy hoa hồng.

Cách trị rệp vảy trên hoa hồng bằng biện pháp thủ công

Khi đã phát hiện rệp xuất hiện trong vườn hồng nhà mình, bà con cần làm những thao tác sau:

– Đầu tiên việc cần làm là cách ly các cây hồng đã bị rệp tấn công và đối với những cây chưa phát bệnh thì nên phòng bằng cách mang ra trồng ở những nơi thông thoáng, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đồng thời vệ sinh vườn sạch sẽ, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để kích kháng cho cây ra hoa.

– Sau khi thấy rệp xuất hiện bà con phải dọn dẹp, vệ sinh vườn thường xuyên và quan sát hàng ngày để xác nhận đã diệt sạch rệp vảy.

– Khi tưới nước cho cây cũng nên tránh tưới quá nhiều để nước đọng nhiều trong chậu, rãnh.

– Các cành bị rệp quá nhiều có thể cắt bỏ và đem ra khỏi vườn tiêu hủy. 

– Như đã nói ở trên, kiến là một trong những trung gian lây bệnh vì vậy nếu bà con phát hiện ổ kiến ở xung quanh vườn thì nên tiêu diệt chúng.

– Đối với thuốc hóa học bảo vệ thực vật bà con nên dùng liều lượng theo chỉ định và không nên lạm dụng dùng quá nhiều.

Diệt rệp vảy trên hoa hồng bằng biện pháp sinh học

– Bà con có thể xử lý rệp vảy bằng cách dùng bàn chải mềm hay khăn ướt và bông thấm nước để chà lau sạch sẽ rệp ra khỏi cây vì nếu còn sót lại chúng sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở. Và những con rệp lau ra bà con nên đốt luôn nếu không chúng sẽ vẫn tiếp tục sống được.

– Rượu hoặc dầu có thể hạn chế sự sinh sôi của rệp hoa hồng nên bà con hãy dùng bông gòn để thấm rồi thoa lên trực tiếp chỗ có rệp vảy.

– Dùng dầu nhớt thoa đều lên thân cây, dầu nhớt bám dính tốt nên khi thoa lên, dầu sẽ tự động lan ra cả thân cây. 

– Bà con cũng có thể dùng nước vôi loãng để lau lên đoạn thân, cành bị rệp vảy, cách 3 ngày lại lau lại một lần sẽ có hiệu quả đáng kể.

Thuốc đặc trị rệp vảy hoa hồng

Khi rệp vảy mới phát triển sẽ chưa gây hại quá nhiều nên để đảm bảo năng suất bà con nên kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện ra bệnh sớm nhất đồng thời có biện pháp phòng trị bệnh hữu hiệu. Bà con thường xuyên phải chăm sóc vườn và hoa chủ yếu dùng để trang trí nhà cửa, trưng bày nên cần hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, nhất là giai đoạn cận thu hoạch. Thay vào đó thuốc bảo vệ thực vật sinh học là một giải pháp tối ưu, vừa phòng trừ được bệnh vừa bổ sung các vi sinh vật có lợi cho đất. 

Mepa – Thuốc trừ sâu sinh học sử dụng nấm 3 màu xanh, trắng, tím để diệt trừ rệp vảy và các loại côn trùng khác. Các vi nấm sau khi được phun vào cây sẽ bám vào trứng, ấu trùng và cơ thể của rệp làm cho trứng không nở được và nấm mọc trên thân thể chúng làm cho rệp ngừng ăn rồi chết cứng.

thuoc-dac-tri-rep-vay-hoa-hong
Mepa – Thuốc đặc trị rệp vảy

Hướng dẫn sử dụng: bà con có thể rắc gốc, tưới gốc hoặc phun lên toàn bộ cây.

– Rắc gốc: tùy vào mật độ rệp trên cây và độ tuổi của cây bà con rải từ 10-20g thuốc vào gốc cây hoặc có thể trộn với phân bón để rắc gốc, sau đó nhờ nước tưới, nước mưa để vi nấm phân tán vào rễ.

– Tưới hoặc phun: 500g thuốc có thể pha với 200 lít nước phun đều lên cây hoặc tưới gốc, mỗi gốc tưới đẫm từ 2-5 lít nước. Để tăng hiệu quả của thuốc bà con nên pha thêm một chút nước rửa chén và sử dụng định kỳ từ 30-60 ngày/lần. 

Kết luận

Trồng hoa tốn rất nhiều công chăm sóc nên để đảm bảo năng suất và hoa nở đúng vụ bà con phải sử dụng thuốc phòng bệnh định kỳ để trị rệp vảy hoa hồng và sâu bệnh hại không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Trên đây phanthuocsinhhoc.net đã đưa ra một số thông tin cần thiết về rệp vảy hoa hồng, bà con hãy áp dụng cho vườn nhà mình nhé. Để biết thêm các thông tin về thuốc trị bệnh bà con liên hệ đến hotline 0962241635 để được nhân viên tư vấn, giải đáp thắc mắc miễn phí 24/7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *