Một số thông tin cần thiết về bệnh thán thư trên cây tiêu

benh-than-thu-tren-cay-tieu

Hiện nay hồ tiêu đang là cây trồng mang lại thu nhập cao và ổn định cho người trồng. Tuy nhiên bệnh thán thư trên cây tiêu là một trong những bệnh gây hại nghiêm trọng cho cây, loại bệnh này đã gây hại trên nhiều vườn tiêu và làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của tiêu. Và cũng vì hồ tiêu mang lại giá trị kinh tế cao nên diện tích vườn luôn được mở rộng ra hàng năm. Đây cũng chính là nguyên nhân góp phần làm bệnh hại có điều kiện lây lan, phát triển mạnh hơn.

Để hiểu rõ hơn về bệnh thán thư trên cây hồ tiêu bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu nhé!

benh-than-thu-tren-cay-tieu
Tìm hiểu về bệnh thán thư trên cây tiêu

Một số nguyên nhân gây bệnh thán thư hại tiêu

Nguyên nhân gây ra bệnh thán thư ở hồ tiêu là do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.

Các bào tử nấm bệnh thán thư ở hồ tiêu gây ra nhiều vết bệnh trên lá, thân, quả và khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ lây lan nhanh chóng sang các cây, vườn lân cận gây hại. Nước tưới cũng làm cho nấm bệnh lan rộng ra nhanh hơn nên bà con cần kiểm tra vườn thường xuyên để dừng tưới nước khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.

Biểu hiện của cây tiêu bị bệnh thán thư

Các dấu hiệu của bệnh rất dễ để bà con nhận ra khi bà con kiểm tra vườn thường xuyên và cập nhật kiến thức về các loại bệnh hàng ngày. Dưới đây là các dấu hiệu của cây tiêu bị thán thư bà con nên tham khảo:

benh-than-thu-hai-tieu
Lá tiêu bị đốm đen

– Khi nấm bệnh bắt đầu tấn công lên lá thì trên lá sẽ xuất hiện những đốm lớn không có hình dạng, sau đó lan rộng ra khắp bề mặt lá. Ban đầu những đốm này có màu vàng rồi chuyển dần sang màu nâu sau đó hóa đen. Khi quan sát, bà con có thể thấy rõ sự khác biệt giữa mô bệnh và mô khỏe trên lá. Phần mô lá tiếp xúc với phần mô bệnh sẽ có màu vàng và các vết bệnh xuất hiện ở chóp, mép lá sau đó sẽ lan dần vào phiến lá. Các lá bị nhiễm bệnh nặng sẽ bị vàng, cháy và rụng dần. 

– Chỉ cần gặp điều kiện thuận lợi là nấm bệnh sẽ lây lan gây hại cho các vườn tiêu nên nếu nấm bệnh không được phát hiện và diệt trừ thì nấm bệnh sẽ lây lan sang gié hoa hoặc quả làm chúng bị khô đen. Ban đầu nấm bệnh sẽ hút chất dinh dưỡng ở cuống hoa sau đó sẽ phát triển dần lên trên. Nấm bệnh gây hại làm cho gié bị rụng sớm và cuống chuyển dần sang màu đen rồi rụng.

– Nấm bệnh có thể lây lan gây hại sang cả cành và nhánh tạo thành các vết nứt sưng lên màu xám. Khi bệnh gây hại nặng cành có thể bị khô, gãy và cây cằn cỗi, các đốt thân bị ngắn lại.

Điều kiện phát triển bệnh thán thư ở hồ tiêu

Nấm bệnh thán thư hại tiêu thường phát triển trong mùa mưa, môi trường có độ ẩm cao > 90%. Đặc biệt loại nấm bệnh này thường phát triển mạnh trong giai đoạn cây ra lộc và nụ non. 

cay-tieu-bi-benh-than-thu
Bệnh thán thư tấn công lá tiêu

Các bào tử nấm cũng có thể dễ dàng phát tán, lây lan qua nước mưa, gió và nước tưới. Bào tử nấm sẽ theo dòng nước để lây lan và bám qua các cây lân cận, các vườn lân cận cũng nên chú ý khi vườn bên cạnh có dấu hiệu nhiễm nấm bệnh thán thư.

Tại các vườn được chăm sóc chưa phù hợp như bón phân chưa cân đối các thành phần, cây mọc rậm rạp không được tỉa cành định kỳ làm cho cây bị thiếu ánh nắng và độ ẩm tăng tạo điều kiện cho nấm gây bệnh thán thư trên cây tiêu phát triển gây hại cho bà con.

Đặc biệt tại các vườn chưa được quy hoạch gọn gàng, hệ thống tưới tiêu, thoát nước không tốt tỉ lệ nấm bệnh xuất hiện gây hại cũng rất cao.

Bà con cũng nên chú ý phân biệt dấu hiệu của các loại bệnh trên cây trồng để có biện pháp phòng trừ hữu hiệu, bệnh thán thư trên cây tiêu rất có thể bị nhầm lẫn với biểu hiện của cây bị thiếu kali.

Một số cách trị bệnh thán thư trên cây tiêu

Nấm bệnh thán thư ở hồ tiêu gây hại trực tiếp đến năng suất và chất lượng của nông sản nên bà con cần chú ý áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh để hạn chế thiệt hại cho vườn nhà mình:

– Mỗi khi vào vụ bà con cần vệ sinh vườn sạch sẽ, nhổ cỏ dại, quét sạch lá rụng, cắt các cành, lá tiêu bị sâu bệnh và các cành vươn ra ngoài làm ánh nắng không chiếu vào được để vườn không bị ẩm thấp. 

– Việc cắt tỉa cành định kỳ cũng giúp cho việc phun thuốc sâu được thực hiện dễ dàng hơn. 

– Yếu tố quan trọng bà con cần chú ý là liều lượng phân bón, bón phân định kỳ đầy đủ, cân đối và bón thừa quá nhiều đạm. Vào giai đoạn trước khi cây ra nụ, để tăng sức chống chịu với các tác nhân gây bệnh, tăng cường sự phân hóa mầm hoa bà làm tăng số lượng nụ hoa bà con nên bổ sung các nguyên tố vi lượng cho cây thường xuyên bằng cách sử dụng các loại phân bón lá như Nutri-cop.

Thuốc trị bệnh thán thư hại tiêu

Để giữ được năng suất và chất lượng của cây trồng, bà con phải tốn rất nhiều chi phí và công sức. Cây hồ tiêu hàng năm mắc phải rất nhiều bệnh như tuyến trùng, thối rễ, thán thư, vàng lá, nấm hồng,… Và để hạn chế các chi phí chữa bệnh thường xuyên thì bà con nên sử dụng thuốc phòng trị bệnh định kỳ. Thuốc phòng bệnh định kỳ từ vi sinh đang là xu hướng hiện nay bởi thuốc có chứa các loại vi sinh vật vừa giúp diệt trừ sâu bệnh hại vừa có thể tiêu diệt cả trứng, nhộng nhằm ngăn chặn chúng tiếp tục phát triển gây hại.

Fugi –  Thuốc trừ nấm bệnh sinh học đặc trị thán thư chứa các thành phần là nấm Chaetomium spp và  Trichoderma spp tiêu diệt nấm gây hại theo nguyên lý đối kháng giúp cây khỏe, tăng tính kháng và giúp cải tạo, tăng độ tơi xốp cho đất, phát triển bộ rễ. 

thuoc-tri-benh-than-thu-hai-tieu
Fugi – Thuốc đặc trị thán thư

Hướng dẫn sử dụng: Chai 25ml có thể pha với 20-25 lít nước và có thể phun hoặc tưới cho cây.

– Phòng bệnh: Tùy vào tình trạng thời tiết và chu kỳ của nấm bệnh bà con phun từ 15-30 ngày/lần.

– Trị bệnh: khi cây đã nhiễm bệnh bà con phun thuốc từ 2-3 lần và mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày.

Bệnh thán thư không chỉ gây hại trên cây tiêu chúng còn gây hại trên nhiều loại cây khác như:

Bệnh thán thư trên cây sầu riêng

Bệnh thán thư trên cây lan

Kết luận

Bệnh thán thư trên cây tiêu nếu không được bà con phát hiện sớm và diệt trừ thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của cây nên để đảm bảo giá trị của nông sản bà con hãy thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh ở trên. Ngoài bệnh thán thư, cây tiêu còn có thể nhiễm rất nhiều bệnh khác như sương mai, thối rễ,… và để hiểu hơn về các bệnh này bà con hãy theo dõi phanthuocsinhhoc.net để cùng chúng tôi cập nhật kiến thức hàng ngày nhé. Để hiểu hơn về thông tin thuốc trị bệnh bà con liên hệ đến hotline 0962241635 để nhân viên tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *