Một số biện pháp khắc phục bệnh thán thư trên hoa hồng bà con cần phải biết

benh-than-thu-tren-hoa-hong

Hoa ở nước ta được trồng quanh năm, tuy nhiên vào những mùa có thời tiết khắc nghiệt là thời điểm sâu bệnh hại phát triển mạnh nhất gây hại cho hoa trong đó có hoa hồng. Bệnh thán thư trên hoa hồng xuất hiện và gây hại cho lá, hoa hồng, làm ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ và chi phí của bà con. Để khắc phục bệnh thán thư trên hoa hồng bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về loại bệnh này nhé!

benh-than-thu-tren-hoa-hong
Tìm hiểu bệnh thán thư trên hoa hồng

Nguyên nhân hoa hồng bị thán thư

Bệnh thán thư trên hoa hồng xuất hiện là do nấm Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleuros virescens gây ra. Nấm tồn lưu trong các bộ phận bị bệnh của cây và lây lan qua các cây lân cận, vì vậy bệnh có thể lây lan rất nhanh nếu không sử dụng thuốc phòng nấm.

Nấm bệnh có thể gây bệnh trên tất cả các bộ phận của cây và trên các bộ phận bị bệnh của cây sẽ xuất hiện các đốm bệnh màu nâu xẫm, có viền xung quanh màu nâu đỏ. Các vết bệnh này có thể bị hoại tử và lan rộng ra.

Khi nhìn mặt dưới của lá hồng, bà con có thể thấy những đốm nhỏ bào tử màu đen và có thể nhìn rõ hơn dưới kính lúp. 

Nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh trên cây hồng được biết đến là loại nấm có thể gây bệnh cho hàng trăm loại thực vật khác. Chúng gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của các loại cây trồng khác như: cây ngũ cốc, trái cây, rau quả, cây họ đậu và cả cây lâu năm.

Điều kiện phát triển bệnh thán thư hoa hồng

Cũng giống như các loại nấm gây bệnh khác, nấm gây bệnh thán thư trên hoa hồng cũng lây lan qua các bào tử. Khi trong vườn có bất kỳ một cây nào đó mắc bệnh mà bà con không phát hiện ra thì nó sẽ tạo ra các bào tử có thể phát tán nhờ gió, nước tưới rồi nhanh chóng lây lan gây bệnh từ cây này sang cây khác. 

Khi các bào tử nấm bệnh đã bám được vào ký sinh chủ thì chúng sẽ nhanh chóng sinh sản và gây hại cho lá, thân và hoa. Các bào tử của nấm gây bệnh thán thư hoa hồng sẽ tràn ngập trong các mảnh vụn của thực vật và đất trồng. Đặc biệt các bào tử nấm còn có thể lây nhiễm vào cây giống để lây truyền cho vụ tới. Nấm bệnh gây hại nhiều nhất là vào dịp mùa xuân và đầu mùa hè.

Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thời tiết nắng nóng,  các triệu chứng bệnh thán thư giảm nhanh. Vào các đợt nắng nóng kéo dài, nấm bệnh có thể dừng phát triển hoàn toàn. Nhưng vào mùa mưa hay thời tiết ẩm thấp kéo dài nấm bệnh sẽ tiếp tục phát triển và lây lan gây bệnh.

Một số dấu hiệu của bệnh thán thư trên cây hoa hồng bà con có thể nhận biết được

Rất nhiều cây trồng bị thiệt hại nặng nề do bệnh thán thư gây ra nên nắm được các biểu hiện của bệnh. Nấm bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây nhưng ở các bộ phận khác nhau sẽ có các biểu hiện khác nhau và sau đây là một số dấu hiệu tiêu biểu của bệnh thán thư trên cây hoa hồng:

– Trên các lá hoa hồng non các bào tử nấm bệnh lây lan rồi bám vào và xâm nhập thông qua các lỗ khí khổng hoặc các vết thương của cây do canh tác hoặc trầy xước do côn trùng chích hút. Ban đầu trên lá sẽ có các đốm bệnh màu đen rải rác, sau đó các vết bệnh này lây lan, mở rộng và liên kết với nhau tạo thành các vết bệnh lớn màu nâu tối.

benh-than-thu-hoa-hong
Bệnh thán thư gây hại trên lá

– Các vết bệnh trên lá thường có hình tròn hay có góc cạnh dọc theo gân lá. Vết bệnh có màu sậm khi lá còn màu đỏ nâu, đến khi lá hồng chuyển sang màu xanh thì vết bệnh đổi sang màu nâu và viền xung quanh vết bệnh có màu nâu đậm. Khi vết bệnh già đi sẽ có màu trắng xám, làm rách, thủng và rụng lá. 

– Khi cây bị nấm gây hại nặng thì các vết bệnh liên kết với nhau làm cho lá xoăn, cong, vặn vẹo. Khi vết bệnh lan rộng bà con sẽ thấy trên mặt lá xuất hiện các mảng cháy lớn và làm cho lá  bị khô và rụng sớm.

– Còn ở trên hoa, các bào tử nấm xâm nhập gây hại tạo thành các chấm nhỏ màu đen, nằm rải rác trên cánh hoa. Sau một khoảng thời gian nhất định, các chấm đen này sẽ liên kết với nhau tạo thành các mảng lớn làm cho hoa không nở được dẫn đến khô héo và rụng.

hoa-hong-bi-than-thu
Bệnh thán thư gây hại trên hoa

Cách trị bệnh thán thư trên hoa hồng và thuốc đặc trị

Bất cứ loại cây trồng nào khi bị gây hại thì đều ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, lợi nhuận của bà con nên để hạn chế những thiệt hại này bà con cần thường xuyên thăm vườn và áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh thán thư hoa hồng như sau:

Một số biện pháp phòng trị bệnh thán thư trên hoa hồng

Khi phát hiện ra cây trong vườn bị nhiễm bệnh, bà con không nên tiếp tục tưới nước cho cây mà đem cây bị nhiễm bệnh ra khỏi vườn để cách ly.

Các bông hoa nở đã bị tàn bà con cũng nên cắt sạch sẽ đồng thời cũng cắt hết những cành lá vàng, bị bệnh.

Bà con nên thường xuyên dọn dẹp vườn, nhặt hết các cành, lá rụng trong vườn bởi các đốm đen có thể duy trì rất lâu và sống trên các lá, hoa hồng rụng.

Cỏ dại dưới gốc hay xung quanh vườn đều phải dọn dẹp sạch sẽ. Sau khi đã dọn sạch xong, bà con tiến hành phủ các giá thể lên gốc để ngăn chặn các tế bào nấm bệnh còn lại trên đất tấn công cây trồng.

Thuốc đặc trị bệnh thán thư trên hoa hồng được sử dụng nhiều nhất

Sau khi đã tiến hàng cách ly và dọn dẹp tàn dư, bà con cần phun các loại thuốc phòng nấm để diệt các bào tử nấm bệnh còn sót lại trong vườn, đảm bảo cây trồng được sạch bệnh. Mọi người thường dùng hoa hồng để trang trí nhà cửa nên bà con hãy hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học vì các chất hóa học tồn đọng trong thực vật khá lâu và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người.

Fugi – Thuốc trừ nấm bệnh sinh học đặc trị thán thư được nhiều bà con tin dùng. Các thành phần chính của thuốc là Chaetomium spp và Trichoderma spp tiêu diệt nấm bệnh theo nguyên lý đối kháng giúp tăng sức đề kháng cho cây để chống chọi lại các tác nhân gây bệnh đồng thời giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp giúp bộ rễ phát triển.

thuoc-dac-tri-benh-than-thu-tren-hoa-hong
Fugi – Thuốc trị thán thư trên hoa hồng

Hướng dẫn sử dụng: Một gói Fugi 25ml có thể pha với 20-25 lít nước và bà con có thể phun hoặc tưới cho cây trồng.

– Phòng bệnh: để phòng bệnh bà con phun định kỳ khoảng 15-30 ngày/lần.

– Trị bệnh: để trị bệnh bà con cần phun từ 2-3 lần và mỗi lần cách nhau tử 3-5 ngày.

Kết luận

Để cây trồng luôn khỏe mạnh thì ngoài việc chăm sóc cây trồng thường xuyên, tưới phân bón đầy đủ thì việc sử dụng thuốc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Qua bài viết trên bà con đã cùng phanthuocsinhhoc.net tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện và các biện pháp phòng trị bệnh thán thư trên hoa hồng. 

Để biết thêm nhiều thông tin về bệnh trên cây trồng hơn nữa, bà con hãy nhấn theo dõi chúng tôi và để mua thuốc trị bệnh bà con liên hệ đến hotline 0962241635 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *