Các biện pháp phòng trị bệnh sương mai trên dưa hấu

benh-suong-mai-tren-dua-hau

Bệnh sương mai trên dưa hấu là một trong những loại bệnh nguy hiểm đã làm giảm nghiêm trọng năng suất, chất lượng dưa hấu. Ngoài ra bệnh còn làm thiệt hại thêm cả chi phí sản xuất của người nông dân. Sau đây bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về đặc điểm của loại bệnh này và biện pháp khắc phục nhé!

benh-suong-mai-tren-dua-hau
Tìm hiểu về bệnh sương mai trên dưa hấu

Nguyên nhân của bệnh sương mai trên dưa hấu

Bệnh sương mai trên cây dưa hấu do nấm Pseudoperonospora cubensis Roston ký sinh và gây hại.
Đất trồng ngập úng thường xuyên, quá ẩm ướt cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.
Mầm bệnh có thể tồn tại trong tàn dư của các vụ mùa trước hoặc lây lan từ các ruộng lân cận.

Điều kiện phát triển bệnh sương mai dưa hấu

Trước khi trồng, vườn chưa được dọn dẹp sạch tàn dư từ các cây trong vụ trước, nhất là cây họ bầu bí nên các mầm bệnh vẫn còn trong ruộng, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và lây lan.

Cánh đồng trồng dưa và các cây họ bầu bí liên tục mà không luân canh thì các mầm bệnh sẽ ủ trong đất, ký sinh ở các cây cỏ xung quanh ruộng. 

Bệnh phát sinh cũng có thể do hạt giống đã bị nhiễm bệnh từ vụ mùa trước, cũng có thể do bà con trồng với mật độ dày và bón phân không cân đối: bị dư đạm và thiếu vi lượng nên vườn cây cây rậm rạp, độ ẩm cao và sức đề kháng của cây kém.

Do bà con làm luống thoát nước chưa tốt, vườn lúc nào cũng bị ẩm ướt.

Vụ Đông Xuân có thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao, đêm nhiều sương mù cũng là điều kiện để mầm bệnh phát triển.

Triệu chứng và tác hại của bệnh sương mai trên cây dưa hấu

Bệnh có thể xuất hiện trên tất cả các bộ phận của cây dưa, tuy nhiên phổ biến nhất là trên lá. 

Bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới của lá, vết bệnh ban đầu có hình đa giác và có màu xanh tái, sau đó vết bệnh thâm dần rồi bị hoại tử. Khi môi trường có độ ẩm cao thì trên vết bệnh sẽ xuất hiện một lớp mốc trắng. 

suong-mai-dua-hau
Bệnh sương mai gây ra các vết bệnh trên lá

Còn ở mặt trên của lá, vết bệnh có màu sáng sau đó chuyển sang màu nâu vàng và cuối cùng bị cháy khô.

Bệnh có thể lan sang các bộ phận khác, khi bệnh nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau làm cho lá bị cháy từng mảng và rụng. Không chỉ làm rụng lá mà trái dưa cũng bị nhỏ và nhạt làm giảm giá trị thương phẩm.

benh-suong-mai-tren-cay-dua-hau
Bệnh sương mai làm nứt quả dưa hấu

Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai trên dưa hấu

Sử dụng  giống khỏe: Bệnh sương mai chủ yếu có nguồn gốc từ hạt giống nên bà con hãy chọn nguồn giống kháng bệnh tốt tại cơ sở uy tín. Ngoài ra, trước khi gieo trồng bà con nên ngâm hạt giống trong nước ấm hoặc các chế phẩm để hạn chế mầm bệnh.

Luân canh cây trồng: Luân canh ngoài cải tạo đất thì còn có thể ức chế nấm bệnh và làm cho chúng không thể phát sinh, phát triển. Đây là biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả làm sạch đất cao.

Chọn thời điểm trồng: Nấm bệnh có thể phát triển mọi lúc trong năm, tuy nhiên thời tiết nắng nóng làm cho nấm bệnh có phát sinh lây lan. Do vậy, vào mỗi mùa bà con nên sắp xếp kế hoạch sản xuất hợp lý.

 
Vệ sinh đồng ruộng: Nấm sương mai có thể ký sinh trên rất nhiều loại cây, đặc biệt là cỏ dại xung quanh ruộng, vườn là nơi cư trú lý tưởng. Vì vậy, bà con nên thường xuyên dọn dẹp để vườn luôn được thông thoáng và tiếp xúc với nhiều ánh nắng hơn.

Xử lý đất, dụng cụ canh tác trước khi trồng: Để làm sạch đất bà con nên cày phơi ải ruộng trong vòng một tuần, sau đó bổ sung thêm phân chuồng và vôi sát trùng hoặc bà con có thể dùng các sản phẩn phân sinh học. Đối với các dụng cụ canh tác nên được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng để tránh lây nấm bệnh từ ruộng này sang ruộng khác.

Cắt tỉa cành lá: Ở giai đoạn trưởng thành, lá dưa hấu phát triển mạnh và đan xen vào nhau, đây là một trong những điều kiện ẩm thấp dễ phát sinh bệnh sương mai. Vậy nên bà con cần cắt tỉa những cành là thừa để tạo môi trường thông thoáng cho cây. 

Tưới nước, bón phân hợp lý: Bà con hạn chế tưới trực tiếp lên lá vào buổi sáng sớm và chiều tối có sương, hạn chế tối đa nước tù đọng trong ruộng và nếu có tưới rãnh thì cần phải tạo đường thoát nước tốt. Đối với phân bón thì bà con nên ưu tiên sử dụng các loại phân chuồng hoại mục, phân hữu cơ vi sinh, hạn chế sử dụng phân bón lá và bón thừa đạm.

Các kỹ thuật trồng dưa hấu cũng rất quan trọng, giúp giảm sâu bệnh và tăng năng suất cho ruộng dưa

Thuốc trị bệnh sương mai dưa hấu

Dưa hấu là loại quả được bà con trồng với mục đích kinh doanh là chủ yếu nên để thu được năng suất cao bà con nên thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh kịp thời. 

G-ONE – Thuốc đặc trị sương mai được bà con tin dùng, sử dụng nấm đối kháng mạnh Chaetomium và hoạt chất sinh học do vi nấm tạo ra có khả năng khống chế nấm gây bệnh sương mai, ngoài ra sản phẩm còn có thể phòng và trị bệnh thối rễ, vàng lá, thối thân xì mủ, thán thư,…

thuoc-tri-benh-suong-mai-dua-hau
G-ONE – Thuốc đặc trị bệnh sương mai trên dưa hấu

Hướng dẫn sử dụng: bà con pha 500g sản phẩm với 200-400 lít nước.

– Phòng bệnh: tùy theo điều kiện thời tiết mà bà con phun định kỳ từ 15-30 ngày 1 lần vào mùa mưa hoặc 45-60 ngày 1 lần vào mùa khô.

– Trị bệnh: bà con sử dụng thuốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày, phun đẫm vùng cây bị bệnh và các vùng đất xung quanh để nấm bệnh không lây lan.

Kết luận

Để có một vụ mùa bội thu bà con hãy thường xuyên cập nhật tin tức về các loại bệnh trên cây trồng để phòng tránh kịp thời. Hãy theo dõi phanthuocsinhhoc.net để biết thêm thông tin về các loại bệnh trên cây trồng khác. Để mua thuốc trị bệnh bà con liên hệ đến hotline 0962241635 để được tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *