Sâu đục thân cây mít có chữa được không?

sau-duc-than-cay-mit

Hiện nay có rất nhiều bà con trồng mít với mục đích kinh doanh, tuy nhiên bệnh sâu đục thân cây mít là nguyên nhân khiến cho cây mít bị chết từ từ và ảnh hưởng đến chất lượng của trái. Nếu không kiểm tra vườn và theo dõi cây thường xuyên, bà con sẽ khó mà nhận ra dấu hiệu của loại bệnh này. Sau đây bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về sâu đục thân, nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện và một số biện pháp phòng trị nhé!

sau-duc-than-cay-mit
Tìm hiểu về sâu đục thân cây mít

Sâu đục thân là gì? Có cách trị sâu đục thân trên cây mít không?

Sâu đục thân (sâu đục cành) là những loại côn trùng hoặc nhện sống ký sinh trên cây. Những loại côn trùng này gây hại cho người làm nông và đặc biệt gây hại nhiều ở các loại cây lương thực và cây ăn quả. Và loại sâu gây hại ở cây mít là bọ xén tóc, gọi là sâu nhưng thực chất chúng là ấu trùng của xén tóc, có cặp râu dài cứng.

Thực tế có rất nhiều loại xén tóc và có kích thước, hoa văn, màu sắc cơ thể khác nhau. Nhưng hầu hết tất cả các loại xén tóc đều gây hại với các hình thức khác nhau và đối tượng cây trồng khác nhau.

sau-duc-than-mit
Hình ảnh xén tóc đục thân trên cây mít

Ấu trùng của các loại xén tóc khác nhau có hình dạng gần giống nhau và đều có chung đặc điểm là: đầu to, cứng, có răng cứng để đục khoét vào trong thân cây gây hại.

Xén tóc thường đẻ trứng vào mùa mưa và đẻ ở vị trí nách lá rồi sau đó ấu trùng chui vào trong thân cây gây hại tạo thành các vết nứt trên thân cây hoặc các vết sẹo, nứt ở gốc cây. 

sau-duc-than-mit
Ấu trùng đục thân

Bọ trưởng thành hoạt động nhiều nhất vào lúc thời tiết mát, đặc biệt là buổi chiều tối từ 18-21 giờ. Sau khi chúng sinh đẻ trong mùa sẽ chết đi nhưng ấu trùng do chúng đẻ ra sẽ gây hại từ lúc nở cho đến khi hóa nhộng. Có loại ấu trùng có thời gian hóa nhộng kéo dài đến 24 tháng nên chúng vô cùng nguy hiểm cho cây trồng trong nông nghiệp.

Trứng sau khi nở thành ấu trùng thì bắt đầu đục qua lớp vỏ cây để gây hại vào phần gỗ bên trong thân cây. Chúng thường đục từ trên xuống dưới và các đường đục của chúng làm gián đoạn các mạch dẫn của cây, làm ngăn cản quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng lên nuôi cây. Khi tình hình này kéo dài liên tục, cây sẽ bị chết ở phần sâu đục, cây còi cọc và có thể bị chết do ấu trùng cắt đứt mạch vận chuyển dinh dưỡng của cây. Điều này gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của các vườn trồng trái cây của bà con.

Thời điểm gây hại của sâu đục thân cây mít

Điều kiện thời tiết thuận lợi cho sâu đục thân mít gây hại ở cây trồng là vào mùa mưa và độ ẩm trong không khí tăng cao. Đặc biệt là ở giai đoạn cây bắt đầu ra hoa, chúng bắt đầu phá hoại gây thiệt hại nặng nề cho bà con. Và vào mùa khô sâu bệnh sẽ ít gây hại hơn. 

Trong ngày cũng có thời điểm sâu đục thân mít hoạt động nhiều hơn đó là vào buổi sáng và đêm, chúng không ưa ánh sáng nên vào buổi trưa nắng gắt chúng trú ngụ trong thân cây và ngừng gây hại.

Nguyên nhân sâu đục thân mít

Lâu nay bà con đều cho rằng băm chặt vào gốc cây sẽ làm cho cây đậu trái nhiều hơn nhưng đây lại là nguyên nhân khiến cho cây mít bị nhiễm các loại bệnh hại khác, điển hình là sâu đục thân mít. Các vết băm, chặt là nơi để chúng ẩn nấp đẻ trứng và đục vào trong thân cây.

mit-bi-sau-duc-than
Mít bị sâu đục thân

Xén tóc có thể bay từ vườn này sang vườn khác và sinh sản gây hại nên chỉ cần một vườn bị bệnh sâu đục thân thì rất dễ lây lan sang các vườn lân cận.

Ở các vườn mít trồng với mật độ dày, thiếu ánh nắng mặt trời làm cho không khí, đất ẩm thấp là nơi sâu đục thân cây mít gây hại và sinh sản nhiều nhất và nhiệt độ phù hợp nhất là từ 29 độ C trở lên. 

Các dấu hiệu khi mít bị sâu đục thân

Sâu đục thân gây hại trên cây mít là loại xén tóc có tên khoa học là Pachyteria equestris, thuộc họ Cerambycidae, Bộ Coleoptera. Chúng gây hại trên thân và cành của cây mít.

Ấu trùng tấn công lên các cành mít nhỏ sẽ thường đục lõi cây và với cành lớn hơn hoặc ở thân thì chúng chỉ cạp vỏ bên ngoài tạo thành các đường hầm dưới lớp vỏ cây. 

tri-sau-duc-than-cay-mit
Dấu hiệu của sâu đục thân

Loại sâu đục thân này thường gây hại trước từ các cành nhỏ xuống đến gốc cây và cả các rễ lớn. Và tại các vị trí bị sâu đục thân gây hại bà con có thể quan sát thấy thân cây có vết nhựa ứa ra.

Khi ngày tuổi của sâu càng lớn thì chúng có xu hướng đục sâu vào bên trong phần gỗ và tại các vị trí đục sẽ có các bụi như mạt cưa được đùn ra. Nếu bà con thấy tại các vết đục đó có mùi hôi chua thì cây đã bị sâu đục thân bên trong.

Sâu đục thân cũng gây hại trên các cây khác như cây xoài, cây sầu riêng. Bà con có thể tham khảo các bài viết sau để hiểu thêm về sâu đục thân:

Biểu hiện của sâu đục thân trên cây xoài và cách đặc trị

Sâu đục thân sầu riêng: nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp khắc phục

Một số cách trị sâu đục thân cây mít và thuốc đặc trị

Cách chữa sâu đục thân cây mít

Vào mùa mưa bà con nên kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện ra dấu hiệu của bệnh. Đặc biệt vào đầu giờ sáng và chiều tối xén tóc đục thân thường đậu trên cây đẻ trứng, vậy nên vào thời điểm này bà con nên tìm bắt và diệt bọ để hạn chế chúng sinh sản.

Cỏ trong vườn cũng nên được dọn dẹp định kỳ để thuận tiện chăm sóc và kiểm tra tình trạng của cây trồng.

Đối với phân bón bà con nên sử dụng một cách cân đối các thành phần và tránh sử dụng phân có quá nhiều đạm bởi đạm dễ thu hút sâu gây hại.

Bà con có thể sử dụng bẫy đèn để bắt bọ trưởng thành hoặc dùng các cành cây khô đặt rải rác trong vườn để thu hút xén tóc đẻ trứng. Ngoài ra bà con có thể sử dụng thiên địch của xén tóc là kiến vàng để xua đuổi.

Biện pháp thủ công đơn giản nhất ai cũng áp dụng được đó là dùng dao khoét lỗ ở vết đục để bắt ấu trùng ở bên trong. 

Thuốc trị sâu đục thân cây mít

Để đảm bảo sức đề kháng cho cây chống lại các tác nhân gây bệnh và năng suất, chất lượng của vườn luôn được đảm bảo thì bà con nên sử dụng thuốc phòng trị bệnh định kỳ, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng bệnh thủ công. 

Insect –  Thuốc trị sâu đục thân trên cây mít có thành phần gồm các loại nấm Metarhizium sp và Beauveria sp, các loại nấm này ký sinh, lây nhiễm trên ấu trùng, sâu, trứng từ con này sang con khác. Sau khi bị nấm tấn công, sâu bệnh ngừng ăn 1-2 ngày sau đó các khớp trên thân bị bẻ gãy và cơ thể bị khô cứng lại. 

thuoc-tri-sau-duc-than-cay-mit
Insect – Thuốc đặc trị sâu đục thân trên cây mít

Hướng dẫn sử dụng: chai 250ml bà con có thể pha với 200 lít nước để phun lên cây và hiệu quả nhất là phun vào sáng sớm và chiều mát. Khi vào mùa mưa hoặc bà con phát hiện ra dấu hiệu của xén tóc đục thân thì bà con nên sử dụng thuốc để phun phòng định kỳ, đảm bảo năng suất, chất lượng cho vườn nhà mình.

Kết luận

Qua bài viết trên chúng ta đã biết được xén tóc đục thân là gì, nguyên nhân gây bệnh và cách để phòng trừ sâu đục thân mít gây hại. Ngoài bị sâu đục thân mít còn hay mắc bệnh sâu đục trái, vậy nên bà con hãy theo dõi phanthuocsinhhoc.net để tìm hiểu thêm về bệnh này nhé. Và những thắc mắc về thuốc phòng trị bệnh, bà con liên hệ đến hotline 0962241635 để nhân viên tư vấn miễn phí 24/7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *