Một số thông tin về bệnh tuyến trùng rễ cây mai và một số biện pháp phòng trị

benh-tuyen-trung-re-cay-mai

Tuyến trùng rễ là bệnh khá phổ biến trên cây trồng, hầu hết các loại cây đều bị mắc loại bệnh này. Bệnh tuyến trùng rễ cây mai hay trên bất cứ cây trồng nào có thể làm cho cây bị chết nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Sau đây bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu các thông tin về bệnh tuyến trùng rễ nhé!

benh-tuyen-trung-re-cay-mai
Tìm hiểu về bệnh tuyến trùng rễ cây mai

Một số thông tin về tuyến trùng

Tuyến trùng rễ là gì?

Tuyến trùng hay còn gọi là giun tròn, giun đũa và là loại động vật không xương sống. Tuy nhiên loại giun này có kích thước rất nhỏ mắt thường không thể nhìn thấy được nên phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy được.

Tuyến trùng đa dạng về thành phần loài nên chúng tồn tại được ở rất nhiều môi trường khác nhau và thích ứng rất nhanh khi thay đổi môi trường.

Có hai loại chính bà con cần phân biệt là tuyến trùng có lợi và tuyến trùng có hại:

– Tuyến trùng có lợi: những loại tuyến trùng này có thể chống lại những vi sinh vật gây hại như bọ chét, mọt, sâu đục thân,… Đặc biệt chúng còn tiêu diệt được các loại côn trùng gây hại bằng cách ký sinh lên chúng rồi tiêm các vi khuẩn vào cơ thể vật ký sinh và ăn cơ thể của chúng.

– Tuyến trùng có hại: đây là những loại tuyến trùng chuyên ký sinh trên thực vật, chúng gây hại cho cây bằng cách ăn bề mặt ngoài của cây trồng rồi chúng đào sâu vào mô tế bào để gây hại. Gây hại phổ biến nhất là loại tuyến trùng sống trong đất làm hại cho rễ, thân, tán lá,…

Và để hiểu rõ hơn về tuyến trùng bà con tham khảo thêm ở bài viết Tuyến trùng là gì? Cách đặc trị tuyến trùng bằng biện pháp sinh học an toàn 

Đặc điểm hình thái của tuyến trùng

Tuyến trùng có kích thước rất nhỏ chỉ từ 0,6-2mm. Chúng ký sinh chủ yếu ở mô tế bào của cây và gây hại bằng cách hút chích các độc tố của chúng vào rễ cây làm cho rễ cây bị tắc nghẽn mạch rồi phình ra tạo thành các khối u sần hay các vết hoại tử.

Chính vì rễ cây bị hoại tử và nổi các khối u sần nên rễ cây không hút được các chất dinh dưỡng cần thiết làm cho cây không sinh trưởng được, phát triển kém và bệnh nặng có thể làm chết cây. 

Tùy vào môi trường đất khác nhau mà mật độ tuyến trùng sẽ khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tuyến trùng như độ ẩm, mật độ rễ cây, độ pH và cấu trúc của đất,… Mật độ rễ cây nhiều thì tuyến trùng cũng phát triển mạnh theo và ở những vùng đất sét, đất có pH thấp và đất cát mật độ tuyến trùng thấp.

Hình thức ký sinh của tuyến trùng

Tuyến trùng có các hình thức ký sinh chính sau đây:

– Thứ nhất là nội ký sinh: tuyến trùng ký sinh bằng cách chui vào trong rễ cây tạo ra những nốt u sần do chích hút các tế bào rễ cây.

– Thứ hai là ngoại ký sinh: loại tuyến trùng này tồn tại ngoài môi trường đất, nước và gây hại bằng cách chích hút rễ cây làm cho rễ cây bị thối, hoại tử.

– Thứ ba là bán nội ký sinh: bán nội ký sinh chúng ta có thể hiểu là một nửa cơ thể tuyến trùng ở trong rễ cây còn  một nửa ở ngoài môi trường và chúng cũng tạo ra các vết sần trên rễ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi cây. 

Vòng đời của tuyến trùng

Thông thường tuyến trùng có thể hoàn thành vòng đời của chúng trong điều kiện lý tưởng là đất có nhiệt độ 75 độ F. Vòng đời của chúng có ba giai đoạn chính là:

benh-tuyen-trung-re-o-cay-mai
Vòng đời của tuyến trùng

– Trứng: sau khi trứng nở sẽ phát triển thành con non và xâm nhập vào rễ cây để phát triển.

– Con cái trưởng thành bám trên rễ và các con đực giao phối với các con cái trưởng thành trên bề mặt rễ.

– Mỗi lần con cái có thể đẻ hơn 200 trứng và con cái sẽ chết tạo thành một cái nang cứng xung quanh trứng. 

Dấu hiệu nhận biết cây mai bị tuyến trùng rễ

Khi tuyến trùng tấn công bà con sẽ nhận thấy các dấu hiệu cây mai bị tuyến trùng rễ như sau:

– Tuyến trùng tấn công rễ làm cho rễ nổi u sần nên quá trình hút nước và vận chuyển chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng, thời gian lâu dần cây bị thiếu dinh dưỡng dân đến cây kém phát triển, còi cọc và lá bị vàng, rụng. 

– Tại các vị trí khác nhau mật độ tuyến trùng sẽ khác nhau nên biểu hiện ban đầu sẽ không đồng đêu ở toàn vườn. Vì vậy bà con nên sử dụng thuốc cho toàn bộ vườn để tuyến trùng được tiêu diệt toàn bộ.

cay-mai-bi-tuyen-trung-re
Tuyến trùng gây hại rễ cây mai

Tác hại của bệnh tuyến trùng rễ cây mai

Cây mai bị tuyến trùng trước hết tuyến trùng làm giảm quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và nước của cây nên làm cây còi cọc, phát triển chậm. Nếu cây đang ra trái sẽ làm cho chất lượng nông sản giảm và không có phương pháp trị dứt điểm còn có thể làm giảm năng suất, thậm chí có thể làm mất trắng cả vườn.

Ngoài ra khi tuyến trùng tấn công tạo ra các vết thương hở trên rễ là nơi thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm bênh hại khác xâm nhập vào cây gây hại.

cay-mai-bi-tuyen-trung
Tuyến trùng gây hại rễ cây mai

Một số biện pháp phòng bệnh tuyến trùng rễ ở cây mai và thuốc đặc trị cây mai bị tuyến trùng

Trị tuyến trùng cho mai vàng

Sử dụng biện pháp cơ học để phòng bệnh tuyến trùng rễ cây mai

– Khi trồng cây mới hoặc bồi thêm đất cho cây trồng cần đảm bảo nguồn đất sạch, không bị nhiễm tuyến trùng.

– Bệnh tuyến trùng rễ ở cây mai có thể lây lan qua nguồn nước nên nước tưới cũng cần đảm bảo, không tưới những nước đang bị ô nhiễm. Đặc biệt bà con cần chú ý hệ thống thoát nước trong vườn phải luôn thông thoáng và thoát nước tốt khi trời mưa, tránh nước tồn đọng không thoát, chảy tràn sẽ làm mầm bệnh lây lan nhanh chóng.

– Giống cây cũng là một tiêu chí quan trọng trong các biện pháp phòng bệnh tuyến trùng rễ cây mai, bà con nên chọn mua giống ở những cửa hàng uy tín và giống cây khỏe, đề kháng được với mầm bệnh.

– Trong vườn khi phát hiện bệnh tuyến trùng rễ cây mai thì cần có phương pháp xử lý triệt để ngay. Trước hết bà con tiến hành phun thuốc trị bệnh vào vùng đất xung quanh cây, còn đối với những cây đã bị bệnh nặng bà con mang ra khỏi vườn rồi đốt bỏ và đặc biệt chú ý không để mầm bệnh lẫn vào nguồn nước tưới.

– Đối với dụng cụ làm vườn cũng cần chú ý, vệ sinh sạch sẽ khi mang từ vườn này sang vườn khác tránh lây nhiễm mầm bệnh.

Không chỉ phòng bệnh tuyến trùng rễ, mai vàng còn hay mắc các bệnh như thán thư, nấm hồng,… bà con nên tham khảo thêm các biện pháp phòng bệnh khác để cây luôn được khỏe mạnh và đề kháng bệnh tốt:

Bệnh thán thư trên cây mai vàng, nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp khắc phục hiệu quả

Một số thông tin cần biết về bệnh nấm hồng trên cây mai

Thuốc trị tuyến trùng rễ mai vàng

Tuyến trùng rễ có thể làm chết cây và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng nông sản nên bà con phải có biện pháp phòng bệnh định kỳ và sử dụng các loại thuốc chất lượng, uy tín, đảm bảo chữa sạch bệnh không ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

Nematoz-P – Thuốc trị tuyến trùng rễ mai vàng, sử dụng nấm ký sinh để tiêu diệt tuyến trùng. Đặc biệt thuốc này chỉ tiêu diệt tuyến trùng gây hại, không làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật có lợi trong đất. Không chỉ tiêu diệt được tuyến trùng mà trứng cũng được tiêu diệt sạch sẽ, cung cấp các vi sinh vật giúp đất tơi xốp, rễ khôi phục và phát triển nhanh.

thuoc-tri-tuyen-trung-re-mai-vang
Nematoz-P – Đặc trị tuyến trùng

Hướng dẫn sử dụng: 500ml Nematoz-P có thể pha với 200-400 lít nước, tưới khoảng 2-5 lít nước cho 1 gốc để trị tuyến trùng cho mai vàng.

– Phòng bệnh: mỗi năm bà con tưới từ 2-3 lần đặc biệt vào mùa mưa.

– Trị bệnh: bà con tiến hành tưới 2-3 lần, mỗi lần cách nhau từ 15-20 ngày/lần.

Kết luận

Bệnh tuyến trùng rễ cây mai sẽ không khó chữa nếu bà con phát hiện ra dấu hiệu bệnh sớm và sử dụng thuốc hiệu quả. Qua bài viết trên bà con có thể biết thêm một số cách phòng trị bệnh và thuốc đặc trị. Ngoài bệnh tuyến trùng rễ mai còn mắc thêm rất nhiều bệnh khác, bà con hãy theo dõi phanthuocsinhhoc.net để cùng chúng tôi cập nhật kiến thức hàng ngày nhé. Các thắc mắc về thuốc trị bệnh bà con liên hệ đến hotline 0962241635 để được nhân viên tư vấn tận tình 24/7 nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *