Bệnh khô vằn hại lúa có ảnh hưởng đến năng suất không? Có các biện pháp phòng trị hiệu quả nào?

benh-kho-van-hai-lua

Bệnh khô vằn hại lúa là một trong những bệnh khá phổ biến trên đồng ruộng, chúng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của hạt lúa khi thu hoạch. Để phòng trừ và đặc trị bệnh một cách hiệu quả trước hết bà con phải biết được các dấu hiệu của bệnh khô vằn, sau đây bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện và một số biện pháp phòng trừ bệnh khô vằn trên lúa hiệu quả nhé!

benh-kho-van-hai-lua
Tìm hiểu về bệnh khô vằn hại lúa

Nguyên nhân bệnh khô vằn trên lúa

Bệnh khô vằn trên lúa phát sinh phát triển là do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Loại nấm bệnh này không chỉ gây bệnh trên lúa mà còn có thể lây lan, ký sinh gây hại cho các loại rau màu như đậu tương, đậu đỗ, mía, ngô,…

Mỗi mùa vụ, giai đoạn nấm bệnh gây hại nhiều nhất thường là vào lúc lúa đang đẻ nhánh, làm đòng và trổ. Nấm bệnh phát triển ở các bẹ lá tiếp giáp nước rồi dần dần lây lan lên lá đòng.

Môi trường thuận lợi cho nấm bệnh là nhiệt độ ở 28-32 độ C và đây cũng là thời điểm hạch nấm hình thành nhiều nhất. Ở nhiệt độ dưới 10 độ C, trên 38 độ C nấm sẽ ngừng phát triển và hạch nấm cũng không được hình thành. 

Triệu chứng của bệnh khô vằn trên cây lúa và hình ảnh bệnh khô vằn hại lúa

Biểu hiện của bệnh khô vằn ở lúa

Nấm bệnh khô vằn lúa gây hại nhiều nhất ở phần bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Vị trí phát triển bệnh đầu tiên thường là các bẹ lá sát mặt nước hoặc các bẹ lá già ở dưới gốc. 

Vết bệnh ban đầu khi mới phát triển trên bẹ lá chỉ là những đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau khi lan rộng ra bà con sẽ thấy các vết vằn da hổ dạng đám mây. Khi nấm bệnh phát triển gây hại nặng thì phần bẹ và lá sẽ bị chết lụi.

benh-kho-van-tren-lua
Biểu hiện của bệnh khô vằn trên lá

Các vết bệnh ở lá cũng tương tự như ở phần bẹ, các vết bệnh lây lan rất nhanh chiếm hết bề rộng của phiến lá và cũng tạo ra các vết vằn da hổ hay từng mảng vân mây. Thông thường thì các lá sát mặt nước và các lá già là nơi nấm bệnh phát sinh gây hại đầu tiên.

Còn vết bệnh ở cổ bông thường kéo dài bao quanh cổ bông, đầu vết bệnh có màu xám loang ra và phần giữa vết bệnh có màu lục sẫm, lá bị co tóp lại.

Tuy nhiên, trên tất cả các vết bệnh tại các vị trí trên đầu xuất hiện hạch nấm màu nâu. Các hạch nấm này có hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ trên vết bệnh. Hạch nấm có thể dễ dàng rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng và đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến nấm bệnh hại lây lan nhanh.

Bệnh đạo ôn trên lúa cũng làm cho lá xuất hiện các đốm bệnh, bệnh gây hại nặng có thể dẫn đến cháy lá nên bà con cần phân biệt giữa hai loại bệnh trên. Bà con có thể tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh đạo ôn trong bài viết: Bệnh đạo ôn trên lúa gây hại như thế nào, có thuốc đặc trị không?

Tác hại và hình ảnh lúa bị bệnh khô vằn

Trên những thửa ruộng có mật độ lúa quá dày hay quá tốt thường là nơi nấm bệnh phát triển, lây lan thành từng chòm. 

Khi bệnh lây lan gây hại nặng, nấm ăn đến lá đòng thì năng suất lúa có thể giảm đến 50% và chất lượng lúa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hạt lúa bị lép, không đẹp và khi xay gạo dễ bị vỡ, bể hạt.

benh-kho-van-tren-cay-lua
Cây lúa bị bệnh khô vằn

Đặc điểm phát sinh bệnh khô vằn lúa

Bệnh khô vằn lúa phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp cho chúng lây lan là khoảng 24-32 độ C, độ ẩm bão hòa và lượng mưa cao. 

Giai đoạn làm đòng, trỗ đến khi lúa chín là thời điểm nấm bệnh gây hại nặng nhất. Ở miền Bắc bệnh đạo ôn lúa thường gây hại trong vụ mùa nhiều hơn vụ đông xuân.

nấm bệnh phát triển cũng liên quan đến chế độ nước trên đồng ruộng và lượng phân bón bà con sử dụng. Bà con bón phân không cân đối, bón phân đạm nhiều, bón thúc đòng muộn cũng làm cho nấm bệnh phát triển mạnh hơn. Phân kali có khả năng làm giảm giảm mức độ nhiễm bệnh của lúa.

Nấm bệnh có thể tồn tại gây hại cho vụ sau là do hạch nấm tồn đọng lại trên đất ruộng và sợi nấm ở gốc rạ, lá bị bệnh còn sót lại do chưa dọn dẹp sạch tàn dư. Hạch nấm có thể tồn tại trong một khoảng thời gian khá dài, sau khi lúa được thu hoạch chúng nảy mầm thành sợi nấm và gây hại cho lúa ở vụ mới. Đặc biệt đối với giống lúa lai thường nhiễm bệnh nặng hơn so với các giống lúa thuần. 

Biện pháp phòng trị bệnh khô vằn hại lúa và thuốc trị khô vằn lúa

Một số biện pháp phòng trị bệnh khô văn hại lúa

Để phòng trừ bệnh khô vằn lây lan gây hại cho lúa từ vụ này sang vụ khác bà con thực hiện các biện pháp phòng trị mầm bệnh sau:

– Khi cày ruộng cần cày sâu để vùi hạch nấm sâu xuống.

– Thời điểm mùa vụ rất quan trọng, cần gieo đúng thời điểm.

– Mật độ lúa trên ruộng cũng cần được chú ý, không nên gieo cấy quá dày. 

– Đặc biệt là đối với phân bón, phân bón nên bón cân đối các thành phần để tăng sức đề kháng cho cây giúp cây chống chịu được với mầm bệnh và điều kiện xấu từ môi trường.

– Nấm bệnh thường phát triển ở những bẹ, lá già ở bề mặt nước nên hệ thống tưới tiêu nên chủ động và không để mức nước quá cao trong khi cây đang bị nhiễm bệnh.

Để có một vụ lúa đạt năng suất và giảm thiểu chi phí phòng trị bệnh bà con nên cập nhật các thông tin về bệnh trên cây trồng để có các biện pháp phòng bệnh ngay từ đầu, giảm tối đa khả năng mầm bệnh phát sinh. Một số bài viết bà con có thể tham khảo như:

Nguyên nhân gây bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa, triệu chứng và biện pháp khắc phục

Các biện pháp phòng trị bệnh đốm nâu trên lúa bà con nên biết

Dấu hiệu khi bọ trĩ hại lúa và các biện pháp phòng trị bọ trĩ hiệu quả

Đặc điểm của ốc bươu vàng hại lúa và các biện pháp phòng trị

Thuốc đặc trị bệnh khô vằn trên lúa được bà con tin dùng

Đối với bà con nông dân lúa là nguồn thu nhập chủ yếu vậy nên để đảm bảo được năng suất và chất lượng lúa bà con nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh và trị bệnh kịp thời, đặc biệt là sử dụng thuốc đúng bệnh, đúng lúc và có nguồn gốc rõ ràng.

Fugi – chứa các thành phần gồm Chaetomium spp và Trichoderma spp tiêu diệt nấm bệnh theo nguyên lý đối kháng, giúp cây khỏe, tăng sức đề kháng của cây trồng, ngoài ra còn giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp và giúp rễ phát triển tốt hơn. 

thuoc-dac-tri-benh-kho-van-tren-lua
Fugi – Thuốc đặc trị khô vằn hại lúa

Hướng dẫn sử dụng: pha 25ml cho 20-25 lít nước rồi phun đều trên mặt ruộng.

– Phòng bệnh: tùy tình trạng thời tiết và thời điểm mùa vụ bà con phun từ 15-30 ngày/lần.

– Trị bệnh: Khi phát hiện nấm bệnh gây hại bà con phun thuốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày.

Kết luận

Mỗi vụ lúa thường mắc phải rất nhiều loại bệnh, điển hình là bệnh khô vằn đã nêu ra ở trên, chúng gây hại làm giảm nghiêm trọng năng suất, chất lượng của ruộng lúa. Để tìm hiểu về các loại bệnh khác trên cây lúa, bà con nhấn theo dõi phanthuocsinhhoc.net để cùng chúng tôi cập nhật hàng ngày nhé. Và các thắc mắc về thuốc đặc trị bà con liên hệ đến hotline 0962241635 để được nhân viên tư vấn tận tình 24/7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *