Nguyên nhân làm cho cà chua bị vàng lá và các biện pháp khắc phục hiệu quả

ca-chua-bi-vang-la

Cà chua bị vàng lá do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do dinh dưỡng, do sâu bệnh hại hay do điều kiện môi trường,… Dù là nguyên nhân nào cũng làm cho năng suất, chất lượng cà chua giảm nghiêm trọng, nếu không được chữa trị đúng cách sẽ làm cây bị chết. Để biết thêm nhiều thông tin về nguyên nhân gây bệnh vàng lá cà chua và biện pháp khắc phục bà con cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

ca-chua-bi-vang-la
Tìm hiểu về bệnh vàng lá trên cây cà chua

Một số nguyên nhân cây cà chua bị vàng lá

Cà chua bị vàng lá chủ yếu là do nấm bệnh

Nấm thường gây bệnh vàng lá trên cây cà chua có tên gọi là Fusarium oxysporum thuộc lớp nấm bất toàn. Nấm bệnh có thể lây lan nhanh chóng nhờ gió, mưa và các hoạt động chăm bón của bà con. Hạt giống, đất trồng và tàn dư cây từ vụ trước là các nguồn giúp cho nấm bệnh ký sinh lây bệnh cho các vụ sau.

benh-heo-vang-ca-chua
Cà chua bị nấm bệnh gây hại

Nấm bệnh phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ môi trường khoảng 18-34 độ C, độ ẩm cao và bón phân không hợp lý như thừa đạm, thiếu kali hoặc lân. Khuyến khích bà con sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục. 

Trên cây trồng thường có các vết thương cơ giới do quá trình chăm sóc gây ra hoặc do côn trùng chích hút là nơi nấm bệnh xâm nhập gây hại.

Cà chua bị vàng lá do sâu bọ gây hại

Rầy ăn lá, chích hút làm cho lá cà chua chuyển sang màu vàng và gân lá phát triển chuyển sang màu tím. Thân cây khi bị chích hút cũng có thể bị cong vẹo. 

Ve hoặc nhện cũng là loại côn trùng có thể tấn công làm lá bị ố vàng.

nguyen-nhan-cay-ca-chua-bi-vang-la
Lá cà chua bị vàng do sâu bọ gây hại

Cà chua bị vàng ngọn do ánh nắng mặt trời

Cà chua là giống ưa ánh sáng, những cây được trồng trong nhà kính, ban công, bậu cửa sổ có hiện tượng vàng lá do thiếu ánh sáng. Vì vậy cần đổi vị trí trồng cây để tăng mức độ ánh sáng.

Tuy nhiên ánh sáng quá mạnh do trời quá nắng cũng làm cho cây bị vàng lá. 

Bệnh vàng lá cà chua do tưới nước không đúng cách

Việc nuôi cấy cây con yêu cầu rất cao về độ ẩm, trong hai tuần đầu cây con yêu cầu độ ẩm gần như cao nhưng sau khi cây lớn thì độ ẩm cao không còn thích hợp nữa mà là điều kiện phá hoại chúng.

Lá cây sẽ thay đổi màu sắc khi bà con tưới nước không đủ hay tưới nước quá nhiều cũng làm cây bị vàng lá do thối rễ, nước không kịp bốc hơi.

cay-ca-chua-bi-vang-la
Tưới nước không đúng cách cũng làm cho cà chua bị vàng lá

Cà chua bị vàng lá do bón phân không cân đối

Cà chua kén chọn thành phần đất nên bà con cần chú ý bón phân sao cho phù hợp:

– Cây thiếu Nitơ: màu xanh của lá nhợt nhạt hơn, đường gân chuyển sang màu đỏ.

– Cây thiếu Kali: lá cà chua bị vàng sau đó lá bị quăn lại.

– Thiếu Kẽm và Magie: trên lá xuất hiện các vết vàng ố, các cạnh lá chuyển sang màu đỏ. Sau đó vết bệnh lan ra nhanh chóng làm cho lá bị cuốn vào trong rồi chết.

– Thiếu Bo, Canxi, lưu huỳnh: khi lá bị thiếu các nguyên tố dinh dưỡng này sẽ bị hoại tử, cây rụng lá noãn và hoa.

Một số triệu chứng của bệnh héo vàng cà chua

Các cây bị bệnh thường bị vàng các lá ở dưới gốc, ban đầu chỉ xuất hiện ở một cây sau đó sẽ lan ra cả cây, lá héo rũ màu vàng nhưng không bị rụng. Khi bệnh gây hại nặng cây sẽ chết.

benh-vang-la-ca-chua
Cà chua bị vàng lá

Khi cà chua bị vàng lá, các mạch xylem bị biến thành màu nâu đậm hoặc nâu đỏ và để thấy được điều này bà con chẻ dọc thân cây cà chua. Sự đổi màu này lan dần lên trên, lâu dần lan đến tận cuống lá. 

Khi cây bị héo vàng cây sẽ sinh trưởng, phát triển kém và sau 1-2 tuần cây sẽ chết hoàn toàn. 

Đặc điểm phát sinh bệnh vàng lá cà chua

Bệnh héo vàng do nấm Fusarium cà chua là một bệnh khá điển hình, mầm bệnh tồn tại chủ yếu trong đất ở dạng bào tử và sợi nấm. Các bào tử nấm này gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và xâm nhập vào rễ cây qua các vết nứt hoặc tổn thương cơ giới do quá trình chăm sóc hoặc côn trùng chích hút. Sau khi sợi nấm đã xâm nhập được vào trong cây, chúng sẽ phát triển theo mạch xylem để phát triển lên trên. 

ca-chua-bi-vang-ngon
Cà chua bị chết khi bệnh nặng

Nấm bệnh chủ yếu phát triển ở những nơi có thời tiết ấm hoặc trong môi trường đất chua, đất cát. Nấm bệnh có thể tồn tại trong đất đến vài năm dưới dạng bào tử và nhiệt độ thích hợp nhất là 28 độ C. Nấm bệnh đặc biệt gây hại vào giai đoạn vụ đông xuân(tháng 4,5) và vụ đông sớm(tháng 9,10).

Đặc biệt nấm bệnh còn có thể lây lan qua nguồn nước, dụng cụ canh tác, hạt giống và nguồn đất đã bị nhiễm bệnh.

Biện pháp phòng trị bệnh héo vàng trên cây cà chua và thuốc đặc trị cà chua bị vàng lá

Một số biện pháp phòng bệnh cà chua bị vàng ngọn

Để nấm bệnh héo vàng cà chua không gây hại cho vụ mùa bà con thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:

Đầu tiên là hệ thống thoát nước trong vườn cần được đảm bảo để thoát nước tốt trong mùa mưa. Hệ thống tưới nước cũng cần được chú ý, không tưới nước quá ẩm và trồng cây với khoảng cách phù hợp để không khí được thông thoáng.

Trong quá trình chăm sóc, kỹ thuật trồng và phân bón là các yếu tố rất quan trọng. Thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật do các chuyên gia đưa ra và cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng để đảm bảo cây phát triển toàn diện, tuyệt đối không bón thừa đạm. Tốt hơn bà con nên bón các loại phân chuồng ủ hoai mục với nấm Trichoderma.

Trong vườn khi có các cây bị bệnh bà con nên nhanh chóng thu gom ra ngoài khu vực trồng tiêu hủy và thực hiện các biện pháp phòng bệnh đối với các cây còn lại trong vườn. Để mật độ nấm bệnh trong đất không còn phát triển nữa bà con nên thực hiện luân canh cây trồng và nếu vụ trước cây bị nhiễm quá nặng thì nên luân canh từ 5-7 năm.

Đối với cây giống bà con nên chọn mua giống ở các cửa hàng uy tín để đảm bảo giống kháng bệnh.

– Tìm mua những cây giống có màu xanh đậm, thân cứng và không có dấu hiệu bị bệnh.

– Không mua những cây giống đã ra hoa kết trái vì chúng sẽ khó thích nghi với môi trường mới.

– Lưu ý mật độ trồng cây để tạo không gian thông thoáng cho không khí lưu thông tốt, nấm không phát triển được.

Thuốc đặc trị bệnh héo vàng cà chua

Cà chua là loại cây chết khá nhanh khi bị nhiễm bệnh nên bà con cần sử dụng các loại thuốc phòng bệnh định kỳ để đảm bảo cây luôn có sức đề kháng chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường.

G-one – Thuốc sử dụng nấm đối kháng mạnh Chaetomium và hoạt chất sinh học do các vi nấm tạo ra để tiêu diệt các loại nấm gây bệnh. Theo các nghiên cứu nấm Chaetomium tiêu diệt nấm bệnh bằng cách tiết các chất kháng sinh, cạnh tranh phát triển và tăng cường sức đề kháng cho cây trước những tác hại từ môi trường.

benh-heo-vang-tren-cay-ca-chua
G-one – Tiêu diệt nấm bệnh gây vàng lá

Hướng dẫn sử dụng: 500gam sản phẩm G-one có thể pha với 200-400 lít nước.

– Phòng bệnh: Mùa mưa tạo điều kiện cho nhiều loại nấm bệnh gây hại nên bà con phun phòng từ 15-30 ngày/lần, còn vào mùa khô khoảng 45-60 ngày/lần. 

– Trị bệnh: phun liên tiếp 2-3 lần, mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày và phun đẫm vùng đất xung quanh gốc, tán. Sử dụng kèm với Nano Đồng để giúp rửa sạch vết thương và nhanh liền sẹo.

Kết luận

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh vàng lá nhưng gây hại nhiều nhất trên cà chua là nấm Fusarium oxysporum. Nấm bệnh gây hại làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng nông sản nên việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Cà chua không chỉ bị bệnh vàng lá mà còn có thể mắc rất nhiều loại bệnh khác như thán thư, thối rễ,… nên bà con hãy theo dõi phanthuocsinhhoc.net để cùng chúng tôi tìm hiểu nhé. Các thắc mắc về bệnh trên cây trồng và thuốc trị bệnh bà con liên hệ đến hotline 0962241635 để được nhân viên tư vấn tận tình 24/7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *