Đặc điểm của rầy nâu hại lúa và biện pháp phòng trị hiệu quả

ray-nau-hai-lua

Để có một vụ mùa bội thu bà con phải mất rất nhiều công sức phòng và trị bệnh. Đặc biệt lúa lại là cây trồng thường mắc rất nhiều bệnh như: sâu đục thân, đạo ôn, tuyến trùng, lép hạt,… và rầy nâu hại lúa là vấn đề nan giải đang được nhiều bà con quan tâm. Sau đây bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh và một số biện pháp khắc phục để giảm thiểu tối đa thiệt hại nhé!

ray-nau-hai-lua
Tìm hiểu về rầy nâu gây hại trên lúa

Đặc điểm của rầy nâu trên lúa

Rầy nâu trên lúa xuất hiện trên tất cả các khu vực trồng lúa, nhiều nhất là tại các nước có khí hậu nhiệt đới. Chúng không chỉ gây hại trên lúa mà còn ký sinh được ở các loại lúa hoang, cỏ xung quanh bờ.

Rầy nâu trên lúa có thân hình rất nhỏ, con trưởng thành cũng chỉ to bằng hạt gạo. Chúng có cơ thể màu nâu vàng và đỉnh đầu nhô ra đằng trước. 

ray-nau-tren-lua
Hình ảnh rầy nâu hại lúa

Cánh của chúng trong suốt và giữa cạnh sau của mỗi cánh có một đốm đen, khi cánh của chúng xếp lại các đốm đen sẽ chồng lên nhau tạo ra một đốm đen trên lưng. Đốt roi râu dài và nhỏ, gốc râu có 2 đốt nở to.

Thành trùng có 2 dạng phổ biến:

– Thành trùng bay đi tìm thức ăn có cánh dài che phủ cả thân.

– Thành trùng có cánh ngắn chỉ phủ đến đốt thứ 6 trên thân tuy nhiên cánh sẽ phát triển đầy đủ khi có thức ăn, thời tiết thuận lợi.

Rầy nâu trên lúa thường sống quanh gốc ngay phần bẹ lá phía trên mặt nước và chúng sinh sản và phát triển rất nhanh.

– Vòng đời của chúng kéo dài khoảng 10-20 ngày, một con rầy cái có thể đẻ khoảng 100 trứng và rầy cánh ngắn đẻ được khoảng 300-400 trứng. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi một con có thể đẻ hàng ngàn trứng. 

bien-phap-phong-tru-ray-nau-hai-lua
Vòng đời của rầy nâu

– Chúng đẻ trứng trong bẹ của cây lúa, trứng xếp thành từng hàng và mỗi hàng có khoảng 8-30 trứng. Trứng dài từ 0,3-0,4mm và có hình hạt gạo. Khi trứng mới đẻ có màu trắng, sắp nở sẽ chuyển sang màu vàng và phía trên đầu trứng có một bộ phận là nắp trứng. Thời gian ủ trứng trong khoảng 5-14 ngày.

– Giai đoạn ấu trùng hay còn là rầy cám, khi mới nở chúng có màu trắng sữa, rất nhỏ và khi chúng lớn sẽ chuyển sang màu nâu nhạt. Ấu trùng giai đoạn tuổi lớn có hình thái giống thành trùng cánh ngắn, khác một chút là cánh của chúng ngắn hơn và đục. Ở giai đoạn này ấu trùng có 5 tuổi và phát triển trong khoảng thời gian từ 14-20 ngày.

– Thông thường rầy con phải lột xác 5 lần mới trở thành rầy trưởng thành.

– Vào bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào của lúa rầy nâu cũng có thể xuất hiện và gây hại. Nếu gặp điều thời tiết thuận lợi và thức ăn đầy đủ thì trứng từ khi bắt đầu nở đến khi trưởng thành chỉ mất khoảng 10-20 ngày. Vì vậy trong mỗi vụ lúa có thể có 3 lứa rầy nối tiếp nhau và lứa sau sẽ nhiều hơn lứa trước. Đến khi mật độ rầy tăng cao, mức độ gây hại sẽ càng nặng. 

– Hiện nay có 2 nhóm rầy nâu giống nhau về hình dạng và tập quán sinh sống và chỉ khác nhau về kích thước hình thái của chúng. Loại rầy nâu nhỏ hơn có tên là Laodelphax striatellus có màu đen hơn nhóm rầy gây hại thông thường.

Đặc điểm gây hại và hình ảnh rầy nâu hại lúa

Rầy nâu hại lúa sau khi thành trùng vũ hóa từ 3-5 ngày, chúng rạch bẹ lá hoặc gân chính của phiến lá rồi đẻ trứng vào trong đó thành từng hàng.

hinh-anh-ray-nau-hai-lua
Hình ảnh rầy nâu gây hại trên lúa

Rầy nâu trên lúa sau khi chúng đẻ được 3 ngày, các vết đẻ trên bẹ lá chuyển sang màu nâu do nấm bệnh xâm hại và các vết này chạy dọc theo bẹ lá, kéo dài từ 8-10mm. Nếu chúng gây hại nặng có thể làm cây còi cọc, khô héo và chết. 

Rầy cái tập chung đẻ trứng ở gốc lúa, vị trí cách mặt nước khoảng 10-15cm. Những con rầy trưởng thành cánh dài thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn và ánh trăng sáng, từ 8-11 giờ đêm là thời điểm chúng bay vào ánh đèn nhiều nhất.

Thành trùng và ấu trùng có tập quán nhảy xuống nước nhảy lên tán lá để lẩn tránh hoặc bò quanh thân lúa và chúng đều thích sống dưới nước. Đặc biệt chúng thích tấn công những cây lúa nhỏ nhưng nếu mật độ rầy cao có thể gây hại trong tất cả giai đoạn của cây lúa.

– Giai đoạn lúa đẻ nhánh: Ở giai đoạn này rầy chích hút bẹ, chúng gây ra những sọc màu nâu đậm chạy dọc theo thân tạo điều kiện cho nấm bệnh khác tấn công.

– Giai đoạn làm đòng và trổ bông: Rầy nâu tập chung chích hút ở phần cuống non. 

– Giai đoạn lúa chín: Giai đoạn này rầy tập trung hút chích gây hại ở những phần non mềm. 

Ngoài gây hại trực tiếp bằng cách chích hút lên thân cây lúa, rầy nâu còn gây hại gián tiếp lên lúa như sau:

– Tại các vết chích hút và nơi đẻ trứng của chúng mô của lúa bị tổn thương, hư hại do sự xâm nhập của nấm khuẩn.

– Phân do rầy nâu tiết ra có chứa chất đường thu hút các loại nấm đen tới gốc lúa làm cây quang hợp không tốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây lúa.

– Rầy nâu còn gây ra các bệnh khác cho cây lúa như lúa cỏ, lùn xoắn lá và bệnh lùn xoắn lá gây hại khá nghiêm trọng. Nếu bệnh xuất hiện ngay trong tháng đầu sau khi sạ thì bụi lúa sẽ lùn hẳn và thất thu hoàn toàn. Còn vào giai đoạn muộn hơn thì năng suất có thể giảm khoảng 70%.

cach-phong-tru-ray-nau-hai-lua
Rầy nâu chích hút ở thân lúa

Cách phòng trừ rầy nâu hại lúa và thuốc trừ rầy nâu hại lúa

Một số biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa

Vệ sinh đồng ruộng: Sau mỗi vụ bà con nên phát sạch gốc rạ, vùi chôn các cây lúa còn xót lại để rầy nâu hại lúa không phát triển được hoặc bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ để xử lý nhanh và hiệu quả hơn.

Sử dụng giống kháng bệnh: Để tránh tình trạng rầy quen thức ăn và bùng phát bà con nên chọn nhiều giống lúa có tính kháng trung bình trên cánh đồng cùng một lúc.

Thời vụ: Gieo sạ đúng thời vụ, mật độ lúa theo các khuyến cáo của các nhà khoa học và tránh mùa vụ gối nhau liên tục. Nên để thời gian cho đất nghỉ để cắt đứt nguồn thức ăn cho rầy nâu.

Phân bón: Chọn phân bón chuyên dùng cho lúa, cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng. Đặc biệt bà con tránh bón thừa đạm, bón cân đối đạm, lân, kali.

Bà con nên tuân thủ theo các quy trình gieo trồng và chăm bón của chuyên gia.

Ngoài ra bà có thể sử dụng các thiên địch của rầy nâu như bọ rùa, kiến ba khoang, bọ xít nước, bọ xít mù xanh.

Thuốc đặc trị rầy nâu trên lúa

Lúa là lương thực, là nguồn thu nhập chính của người nông dân nên để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh hại bà con nên mua thuốc tại các cửa hàng uy tín.

Mepa – Thuốc trừ sâu sinh học nấm 3 màu xanh – trắng – tím, các vi nấm lây nhiễm vào trứng, ấu trùng và cơ thể côn trùng làm cho trứng không nở được, sợi nấm mọc trên các đốt thân làm cho rầy ngừng ăn rồi chết. 

thuoc-dac-tri-ray-nau-tren-lua
Mepa – Thuốc đặc trị rầy nâu hại lúa

Hướng dẫn sử dụng: bà con pha 500ml sản phẩm với 200 lít nước rồi phun đều lên mặt ruộng. Tùy thuộc vào mật độ rầy trên ruộng và điều kiện thời tiết bà con cũng nên phun phòng khoảng 30-60 ngày/lần.

Kết luận

Qua bài viết trên bà con đã thấy được đặc điểm hình thái của rầy nâu trên lúa, đặc điểm gây hại và một số cách phòng trừ rầy nâu hại lúa. Không chỉ rầy nâu gây hại cho lúa mà còn rất nhiều bệnh khác gây hại như đạo ôn, ốc bươu vàng, khô vằn, bạc lá,… bà con theo dõi phanthuocsinhhoc.net để cùng chúng tôi cập nhật thông tin hàng ngày nhé. Các thắc mắc về thuốc và bệnh trên cây trồng bà con liên hệ đến hotline 0962241635 để được nhân viên tư vấn miễn phí 24/7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *