Đặc điểm gây hại của sâu xám hại ngô và biện pháp phòng trị

sau-xam-hai-ngo

Sâu xám hại ngô làm cho cây chết non, làm giảm năng suất thu hoạch. Chúng không chỉ gây hại trên ngô mà các cây rau màu như lạc, đậu tương,.. cũng bị gây hại. Để hiểu rõ hơn về loại sâu gây hại này bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

sau-xam-hai-ngo
Tìm hiểu về sâu xám gây hại trên ngô

Đặc điểm hình thái của sâu xám

Sâu xám gây hại khá nghiêm trọng cho ngô bởi vòng đời của chúng kéo dài khá lâu. Vòng đời trung bình khoảng 50-60 ngày trong đó trứng nở trong khoảng 4-11 ngày, sâu non khoảng 22-34 ngày, hóa nhộng trong khoảng 9-13 ngày và bướm đẻ trứng trong khoảng 2-4 ngày.

Khi trưởng thành chúng hóa thành bướm có thân dài khoảng 20-25mm, cánh trước của chúng có màu xám đen, nếu quan sát kỹ hơn ở phía trước góc ngoài có 3 vệt đen nhỏ hình tam giác. Còn cánh sau có màu trắng, mép ngoài có màu nâu xám nhạt và trên cơ thể của chúng có nhiều lông màu xám. 

Trứng có đường kính khoảng 0,5mm, có hình cầu hơi dẹt và trên bề mặt có sọc nổi. Ban đầu khi mới đẻ, trứng có màu trắng sữa sau đó chuyển dần sang màu hồng nhạt, màu đen rồi đến màu nâu.

sau-xam
Vòng đời của sâu xám

Trên thân của sâu non có các đường xẻ màu nâu nhạt ở giữa, hai sọc hai bên và thân của chúng có màu đen nâu hoặc màu nâu xám. Đặc biệt đầu của chúng rất đen và có hai điểm trắng. Quan sát gần hơn bà con sẽ thấy trên mỗi đốt thân của chúng có 4 u lông nhỏ ở phía trên và phía dưới.

Đến giai đoạn nhộng có màu nâu cánh gián và ở cuối vùng bụng có một đôi gai ngắn. Thân hình dài khoảng 18-24mm.

Đặc điểm gây hại của sâu xám ở cây ngô

Sâu xám không chỉ gây hại cho  ngô mà gây hại trên hầu hết các cây rau màu. Bướm trưởng thành đẻ trứng trên thân cây, lá cây và đẻ trên cả cây cỏ trên mặt đất. Những con sâu non tuổi nhỏ thường sống trên lá còn những con trưởng thành hơn ban ngày thường ẩn nấp dưới mặt đất rồi ban đêm chui lên phá hại rau màu. Thông thường sâu non sẽ hóa nhộng trong đất, nơi chúng lẩn trốn.

Giai đoạn sâu xám gây hại nhiều nhất là giai đoạn cây non. Ở các tỉnh miền Bắc thời điểm sâu gây hại nhiều nhất là vào vụ xuân và đông xuân. Theo kinh nghiệm trồng ngô lâu năm của bà con thì ngô ở vụ đông xuân gieo sớm vào đầu tháng 10, giữa tháng 10 thường bị hại ít hơn ngô gieo vào cuối tháng 10, giữa tháng 11. 

sau-xam-o-cay-ngo
Sâu xám gây hại thân ngô

Ban ngày chúng ẩn nấp còn ban đêm gây hại, những con sâu từ 1-3 tuổi chúng chỉ ăn được lá ngô non và gặm xung quanh thân ngô nhưng từ 4 tuổi trở đi chúng phá hoại mạnh hơn, cắn đứt ngang thân ngô non rồi kéo xuống đất. Trong một đêm một con sâu 6 tuổi có thể cắn đứt 3-4 cây ngô non và khi cây ngô có 7-8 lá, thân đã cứng thì sâu xám đục vào trong thân để ăn phần non mềm làm cây ngô bị héo rồi chết dần. 

Ở những ruộng ngô bị sâu xám gây hại sẽ bị mất khoảng lỗ chỗ, mật độ cây giảm làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Các ruộng ngô có nền đất cát pha và đất thịt nhẹ ngô thường bị hại nặng hơn.

Tìm hiểu về tập quán sinh sống của sâu xám hại ngô

Sâu xám lây lan và phát triển mạnh là do bướm đẻ trứng, một con bướm có thể đẻ từ 800-1000 trứng. Chúng thường giao phối, đẻ trứng vào ban đêm và đẻ rời rạc thành từng quả trên mặt đất. 

Ban ngày nắng nóng sâu thường ẩn nấp dưới gốc cây, mặt dưới của lá rồi ban đêm chui lên ăn phá hại. 

Sâu non có tính giả chết, khi bà con đụng vào chúng sẽ tự cuộn lại rồi lăn ra giả chết. 

Một số biện pháp phòng trị sâu xám trên cây ngô

Thực hiện các biện pháp canh tác

Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, cỏ dại trên ruộng, xung quanh bờ cần được làm sạch bởi đó là nguồn ký sinh phụ của sâu.

Để diệt trứng và nhộng trong đất bà con nên cày ải rồi phơi đất 2 tuần hoặc ngâm nước ngập vào ruộng, ngâm khoảng 1 ngày 1 đêm sau đó tháo cạn rồi gieo trồng. 

Luân canh cây trồng là biện pháp diệt sâu khá hiệu quả, sau mỗi vụ trồng ngô, rau màu bà con luân canh một vụ lúa hoặc các cây trồng ưa nước để tiêu diệt trứng và sâu trong đất.

Áp dụng các biện pháp thủ công

Biện pháp đơn giản và tốn ít chi phí nhất đối với các ruộng nhỏ và phát hiện ra sâu bệnh sớm, mật độ sâu thấp thì bà con có thể bắt bằng tay. Bà con bắt vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối bằng cách bới đất xung quanh gốc bởi các thời điểm này chúng thường ẩn nấp trong đất. 

Một số biện pháp sinh học

Các loại thiên địch của sâu xám như nhện, bọ rùa, ong ký sinh,… bà con nên hạn chế phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để bảo tồn các loại thiên địch này. 

Loại bướm này thích mùi chua ngọt nên bà con có thể dùng bẫy bả chua ngọt để bẫy chúng. Bà con có thể dùng các nguyên liệu sau để làm bẫy ngọt: đường, dấm, rượu và nước theo tỉ lệ 4:4:1:1. Bà con quấn nùi giẻ hoặc rơm rạ vào một cây gậy sau đó nhúng vào dung dịch trên rồi cắm ở bờ ruộng. Những con bướm trưởng thành sẽ bị thu hút và bay đến ăn rồi chết. Cách 2-3 ngày bà con nhúng bả lại một lần và làm một thời gian dài để bướm không còn đẻ trứng được nữa.

Thuốc đặc trị sâu xám hại ngô

Sâu xám ẩn nấp trong đất và gây hại làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng của nông sản. Ngoài thực hiện các biện pháp phòng trừ ở trên bà con có thể sử dụng các loại thuốc khác để diệt trừ nhanh, hiệu quả hơn. Tuy nhiên ngô là loại cây ăn bắp nên bà con nên hạn chế sử dụng thuốc hóa học và các loại phân thuốc vi sinh đang là giải pháp mới cho bà con hiện nay – an toàn cho sức khỏe người sử dụng và bảo vệ môi trường.

Insect – Thuốc trừ sâu nấm sinh học 3 màu trừ sâu, các loại nấm này ký sinh lây nhiễm bệnh lên các con sâu xám, lây từ con này sang con khác trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của chúng từ ấu trùng, sâu non, sâu trưởng thành, tiêu diệt triệt để lâu dài. Các loại nấm này ăn vào các khớp chân, đầu, ngực sâu rồi bẻ gãy chúng, cơ thể của sâu khô cứng lại rồi chết sau 3-5 ngày. 

thuoc-dac-tri-sau-xam-hai-ngo
Insect – Thuốc đặc trị côn trùng, sâu xám

Hướng dẫn sử dụng: Chai 250ml pha được với 200 lít nước và 1ha sử dụng khoảng 600-800 lít nước. Bà con phun vào đầu vụ hoặc khi thấy sâu bắt đầu xuất hiện. Để hiệu quả hơn bà con có thể sử dụng kết hợp với Soda.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về sâu xám hại ngô, đặc điểm gây hại và một số biện pháp phòng trị khi ruộng ngô bị nhiễm bệnh. Các thắc mắc về bệnh trên cây trồng và thuốc đặc trị bà con hãy liên hệ tới phanthuocsinhhoc.net qua hotline 0962241635 để được nhân viên tư vấn tận tình 24/7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *