Các tác hại do sâu vẽ bùa gây ra và biện pháp khắc phục

sau-ve-bua

Sâu vẽ bùa là một loại sâu thường gây hại trên các loại cây có múi và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng nếu không được chữa trị kịp thời. Sau đây bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về đặc điểm của loại sâu bệnh này và các phương pháp phòng trị hiệu quả nhé!

sau-ve-bua
Tìm hiểu về sâu vẽ bùa

Sâu vẽ bùa là gì?

Sâu vẽ bùa có tên khoa học là Phyllocnistis citrella, thuộc họ Gracillariidae, bộ Lepidoptera.

Đặc điểm hình thái 

Trứng: có dạng hình bầu dục nhỏ, kích thước chỉ từ 0,2-0,3mm và có vòng đời từ 1-6 ngày. Ban đầu trứng trong suốt nhưng khi sắp nở lại chuyển sang màu trắng vàng.

Sâu non: có chiều dài khoảng 4mm, mình dẹp có đốt cuối bụng hình ống dài, không có chân và vòng đời từ 4-10 ngày.

Nhộng: dài khoảng 2-3mm, có màu nâu vàng, mỗi bên đốt thân có một u lồi, bên trên có một sợi lông và vòng đời từ 7-12 ngày.

diet-sau-ve-bua
Vòng đời của sâu vẽ bùa

Sâu trưởng thành là một loại ngài nhỏ, cơ thể dài từ 2-3mm, sải cánh rộng 4-5mm và có vòng đời từ 7-10 ngày. Ngài có cánh sau rất hẹp so với cánh trước, cả hai cánh đều có rìa lông dài và toàn thân chúng có màu vàng nhạt phớt ánh bạc.

Đặc điểm sinh thái

Vòng đời trung bình của sâu vẽ bùa là từ 19-38 ngày và chúng thường hoạt động vào buổi chiều tối, ban ngày ẩn nấp ở phía mặt dưới của lá. Sâu thường đẻ trứng ở hai bên gân chính ở mặt dưới lá. Trong vòng 2-30 ngày, một con sâu trưởng thành có thể đẻ từ 70-80 trứng.

Ấu trùng mới nở sẽ chui vào lớp biểu bì của lá để gây hại, ăn phần tế bào nhu mô diệp lục phía trong lá. Chúng đục các đường dài trên lá và kích thước tăng dần theo độ lớn của ấu trùng, phía sau là đường thải phân, lớp biểu bì có thể bị rách ra và trông giống như dịch nhầy của ốc sên.

Khi ấu trùng đã đủ sức sẽ đục ra mép lá rồi hóa nhộng rồi dùng tơ gấp lại để che tổ kén.

Triệu chứng của bệnh sâu vẽ bùa

Sâu vẽ bùa gây hại trên tất cả các cây có múi họ cam, quýt, ngoài ra còn gây hại trên một số loại cây khác như cây liễu, cây trà,…

Các chồi và lá non thường bị sâu vẽ bùa gây hại, sâu non đục phá ở dưới phần biểu bì phần dưới lá, sâu đi đến đâu biểu bì phồng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn ngoèo, các lằn đục của sâu không bao giờ gặp nhau.

Các lá bị sâu vẽ bùa gây hại thường bị co rúm và biến dạng đặc biệt là những lá non. 

benh-sau-ve-bua
Sâu vẽ bùa làm hại lá cây

Thông thường một lá chỉ bị 1-2 con sâu tấn công, mật độ cao nhất là từ 4-5 con sâu trên lá. Khi sâu lớn dần, đường đục cũng lớn dần và khi lớp biểu bì trên đường trục bị rách thì sâu sẽ chết sau một thời gian ngắn. 

Một con sâu có thể đục một đường 140mm rồi mới hóa kén nên nếu sâu tấn công vào giai đoạn lá non thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Chúng ăn đến đâu bài tiết phân ra đến đó, ban đầu có màu xanh vàng sau đó chuyển sang màu nâu sẫm.

Các lá bị sâu đục phá sẽ bị quăn queo, co dúm đặc biệt là những lá non sẽ bị biến dạng nghiêm trọng. Vì thế khả năng quang hợp và sinh trưởng của chồi non bị giảm. Sâu tấn công nhiều nhất vào những lá từ 5-10 ngày tuổi và khi lá lớn già hơn thì tỷ lệ bị sâu ăn giảm đáng kể.

Những vết bệnh này tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn khác xâm nhập và lây lan gây bệnh làm loét lá.

Tác hại của sâu vẽ bùa

Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và thức ăn của chúng, tuy nhiên gây hại mạnh nhất là vào tháng 7,8 và 9. Đặc biệt chúng tập trung phát triển vào đợt cây ra đọt vào mùa khô. Điều kiện thuận lợi để cho sâu vẽ bùa gây hại là ở nhiệt độ 23-29 độ C và độ ẩm từ 85-90%.

Các chồi non và lá non là nơi sâu vẽ bùa thường gây hại, ngay từ khi lá non vừa ra ấu trùng sâu mới nở đã chui qua lớp biểu bì để ăn phần mô mềm bên trong, ăn đến đâu biểu bì phồng lên đến đấy tạo các đường hầm ngoằn ngoèo trên mặt lá. 

Chúng làm giảm diện tích quang hợp và làm các chồi non giảm khả năng sinh trưởng và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Ngoài ra các đường đục do sâu vẽ bùa gây ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh loét vi khuẩn xâm nhập, làm rụng lá(đốm mắt cua).

cach-tri-sau-ve-bua
Sâu vẽ bùa làm hại lá và quả

Ở giai đoạn cây non, nếu bị sâu vẽ bùa xâm hại nhiều cây sẽ bị còi cọc, kém phát triển và tán cây sẽ nhỏ hơn các cây bình thường.

Còn ở giai đoạn cho trái, nếu bị sâu vẽ bùa xâm hại quả sẽ bị sần sùi, làm giảm giá trị của nông sản và nếu nặng hơn trái có thể bị rụng.

Sâu vẽ bùa gây hại trên rất nhiều cây trồng, điển hình là cây ăn quả và các loại rau màu:

Đặc điểm hình thái của sâu vẽ bùa trên rau và biện pháp diệt trừ

Sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi như thế nào? Biện pháp phòng trị hiệu quả

Cách trị sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella và thuốc trừ sâu vẽ bùa sinh học

Áp dụng các biện pháp canh tác để diệt sâu vẽ bùa

Chăm sóc cây đúng kỹ thuật, thường xuyên tỉa cành, tạo tán, bón thúc cho lộc non ra tập trung, hạn chế sự lây lan và gây hại của sâu vẽ bùa. 

Thường xuyên dọn dẹp lá rụng, cỏ dại trong vườn sau đó đốt bỏ để hạn chế nguồn sâu bệnh tồn dư trong vườn.

Quan sát, theo dõi quá trình phát triển của cây trồng để bảo vệ các đọt non vào giai đoạn sâu bắt đầu phát triển. Nếu cây bị hại nặng có thể cắt bỏ các chồi lá nhiều sâu ra khỏi vườn để tiêu diệt.

Cách xử lý sâu vẽ bùa bằng biện pháp sử dụng thiên địch

Có một số loại thiên địch bà con có thể sử dụng như:
Thiên địch ký sinh: có nhiều loài ong có thể ký sinh trên sâu non và nhộng như ong trong các họ Chalcidoidea và Ichneumonidea, tỉ lệ ký sinh có thể lên đến 70-80%.
Thiên địch bắt mồi: kiến vàng Oecophylla smaragdina là thiên địch có hiệu quả để phòng trị sâu vẽ bùa.

Biện pháp hóa học (thuốc đặc trị sâu vẽ bùa)

Sâu vẽ bùa là loại sâu khá dễ trị nhưng nếu không trị kịp thời mà để chúng gây hại lâu thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống, khả năng phát triển của cây, nặng hơn có thể làm sần sùi và rụng trái ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. 

Mepa – Thuốc trừ sâu sinh học sử dụng nấm 3 màu xanh-trắng-tím ký sinh lây nhiễm vào trứng, ấu trùng, kén và cơ thể côn trùng gây bệnh làm cho trứng không nở được, kén không lột xác được và sợi nấm mọc trên đốt bụng, chân làm cho côn trùng ngưng ăn rồi chết cứng.

thuoc-tri-sau-ve-bua
Mepa – Thuốc trị sâu vẽ bùa

Hướng dẫn sử dụng: 

Rắc gốc: Tùy vào mức độ côn trùng gây hại, tuổi của cây, bà con sử dụng 10-20g sản phẩm vào gốc cây, phân bố đều dưới tán cây rồi tưới nước để vi nấm phân tán vào rễ. 

Tưới gốc hoặc phun: Pha hết 500g thuốc trừ sâu sinh học với 200 lít nước phun ướt đều hết tán lá hoặc 2-5 lít nước tưới gốc. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và mùa vụ mà bà con có thể phun định kỳ từ 30-60 ngày 1 lần. Để tăng hiệu quả của thuốc có thể phun chung với chitosan hoặc các chất bám dính khác.

Kết luận

Bất cứ bệnh gì cũng có thời gian chữa bệnh phù hợp nên bà con hãy theo dõi vườn cây nhà mình để phát hiện ra bệnh sớm nhất và chữa trị kịp thời giảm thiểu thiệt hại. Qua bài viết trên bà con đã biết được một số thông tin về sâu vẽ bùa và các cách phòng trị bệnh, bà con hãy theo dõi Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B để biết thêm về nhiều bệnh cây trồng khác. 

Để mua thuốc bà con hãy liên hệ tới hotline 0962241635 để được tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *