Tuyến trùng rễ sầu riêng gây hại như thế nào? Có biện pháp khắc phục không?

tuyen-trung-re-sau-rieng

Tuyến trùng rễ sầu riêng là bệnh gây hại đến rất nhiều diện tích sầu riêng và các cây trồng khác như cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả và một số loại rau màu. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều nhà vườn còn bỡ ngỡ và lạ lẫm với loại sâu bệnh hại này, có thể do trước đây chưa từng gặp hoặc mới bắt đầu làm vườn. Sau đây bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu về tuyến trùng, đặc điểm gây hại và một số biện pháp khắc phục nhé!

tuyen-trung-re-sau-rieng
Sầu riêng bị tuyến trùng rễ gây hại như thế nào

Tuyến trùng là gì?

Tuyến trùng là một dạng động vật thuộc ngành giun tròn, không có xương sống. Chúng sống được ở rất nhiều môi trường khác nhau, đa dạng về thành phần loài và rất dễ thích nghi khi môi trường sống bị thay đổi. 

tuyen-trung-re
Hình ảnh tuyến trùng rễ

Như các loại động vật khác, tuyến trùng cũng có 2 loại là tuyến trùng có lợi và tuyến trùng có hại:

– Tuyến trùng có lợi: là các loại giun, vi sinh gây ức chế, hỗ trợ phân giải các hoạt chất cây khó hấp thu.

– Tuyến trùng có hại: là nhóm tuyến trùng phát sinh ký sinh lên thực vật, chích hút và gây hại rễ.

Đặc điểm của bệnh tuyến trùng là gì?

Tuyến trùng không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ nhìn thấy được qua kính hiển vi do kích thước của chúng rất nhỏ chỉ từ 0,5-2mm.

Cách thức gây hại của tuyến trùng

– Tuyến trùng sống trong các mô tế bào của cây trồng, chúng chích hút các độc tố vào trong rễ làm cho rễ phình to lên tạo các khối u sần,nghẽn mạch hoặc bị hoại tử. Sau khi tuyến trùng sinh trưởng và lây lan rộng sẽ làm giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây khiến cây vàng lá, sinh trưởng kém và chết.

tuyen-trung-hai-re-sau-rieng
Tuyến trùng chích hút làm hại rễ

– Để tồn tại và phát triển tuyến trùng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường như độ ẩm đất trồng, kết cấu đất, độ pH và số lượng rễ cây trồng.

– Tuyến trùng không thể tồn tại, phát triển trong đất khô và môi trưởng thuận lợi là trong môi trường đất có độ ẩm 100%. Tuyến trùng có mật độ cao ở các bộ rễ phát triển mạnh và ngược lại, ở những bộ rễ kém phát triển mật độ tuyến trùng thấp. Sau khi các chuyên gia đi thực tế tại nhiều nhà vườn cho biết rằng nếu đất có kết cấu đất sét nhiều thì tỉ lệ tuyến trùng lớn hơn ở đất cát và đất chua, có độ pH thấp mật độ tuyến trùng cũng nhiều. 

Tuyến trùng rễ có các hình thức ký sinh sau

– Nội ký sinh: ở hình thức ký sinh này, tuyến trùng chui vào rễ rồi chích hút các tế bào bên trong làm cho tế bào rễ bị trương phình tạo ra các nốt sần trên rễ. Nhóm tuyến trùng ký sinh trong rễ này còn được gọi là tuyến trùng nốt sần. 

– Ngoại ký sinh: tuyến trùng tồn tại bên ngoài rễ, trong môi trường đất và nước, khi cần thiết chúng sẽ dùng kim chích hút vào rễ nhưng không chui vào bên trong tế bào rễ.

– Bán nội ký sinh: Nhóm tuyến trùng này chui một nửa cơ thể vào trong rễ cây còn một nửa vẫn ở bên ngoài môi trường tạo ra các nốt sần trên rễ cây.

Nguyên nhân gây ra bệnh tuyến trùng rễ

– Nguyên nhân đầu tiên là do rễ cây bị yếu, rễ bị thối gây ra các vết thương cơ giới trên rễ tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến trùng xâm nhập gây hại.

– Bà con lạm dụng sử dụng phân bón hóa học quá nhiều cũng khiến cho cây bị nứt rễ, nứt gốc và tuyến trùng sẽ thuận lợi xâm nhập vào trong tế bào rễ qua các vết nứt này để gây hại cho cây trồng.

– Vườn trồng có độ ẩm thấp và cây bị thiếu nước cũng là nguyên nhân làm cho tuyến trùng sinh trưởng và phát triển gây hại.

Dấu hiệu nhận biết sầu riêng bị tuyến trùng

Khi tuyến trùng tấn công vào bộ rễ của cây thì bà con sẽ nhận thấy một số dấu hiệu sau:

– Tuyến trùng tấn công làm bộ rễ bị thương khiến cho cây kém phát triển, héo úa và thiếu sức sống.

– Và khi tuyến trùng phát triển, chúng chích hút rễ sẽ làm cản trở quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây. Điều này sẽ làm cho lá cây bị vàng, xoăn và rụng sớm, đặc biệt mầm có thể bị chết.

– Tuyến trùng không làm cho cây chết ngay mà cây sẽ không phát triển được bình thường rồi chết từ từ. Các cây trong vườn sẽ có các biểu hiện bệnh khác nhau do mật độ tuyến trùng trong đất không đều. 

– Không chỉ gây hại trực tiếp cho cây mà còn gián tiếp gây hại: tuyến trùng tạo ra các vết thương trên rễ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh khác xâm nhập và sức đề kháng của cây giảm nghiêm trọng dẫn đến không thể kháng lại các tác động xấu từ môi trường. 

– Khi bà con kiểm tra rễ cây sẽ thấy rễ cây bị phù lên, u sần và biến dạng khác thường.

tri-tuyen-trung-re-sau-rieng
Tuyến trùng gây hại có thể làm chết cây

Trị tuyến trùng rễ sầu riêng và thuốc trị tuyến trùng rễ sầu riêng

Một số cách trị tuyến trùng rễ

– Cách làm sạch tuyến trùng rễ trong đất đơn giản nhất là thường xuyên luân canh, xen canh cây trồng. Đồng thời cũng nên sử dụng giống cây sạch bệnh và giá thể được xử lý để đảm bảo không còn tuyến trùng gây hại.

– Để phân tán bớt mật độ tuyến trùng rễ trong vườn bà con không nên dọn sạch cỏ để tuyến trùng giảm bớt lực lượng vào rễ cây. Chỉ nên cắt bớt phần ngọn cỏ để giữ ẩm cho đất vào mùa khô đồng thời cũng giúp cây tăng độ tơi xốp. Mỗi vùng sẽ có các loại cỏ bản địa khác nhau và chúng có chứa những loại vi sinh vật, hoạt chất có tính đối kháng để tiêu diệt các loại nấm bệnh, vi sinh vật gây hại đồng thời cũng tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có lợi phát triển. 

– Các loại vi sinh vật trong đất là lực lượng quan trọng giúp cân bằng độ pH trong đất và gián tiếp giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng khó phân giải trong đất thành các chất cây trồng có thể hấp thụ được. 

– Đối với những cây bị tuyến trùng nặng không thể chữa được bà con nên nhổ bỏ và mang ra ngoài vườn tiêu hủy, bà con có thể tiêu hủy bằng cách đốt bỏ hoặc bỏ vôi. 

Biện pháp canh tác giúp phòng tránh tuyến trùng rễ sầu riêng

– Bà con nên định kỳ bổ sung phân hữu cơ cho cây trồng, trước khi bón cho cây bà con nên ủ hoai mục với nấm Trichoderma có tác dụng đối kháng với các loại nấm bệnh gây hại và tuyến trùng.

– Để xua đuổi tuyến trùng rễ bà con có thể trồng xen canh một số loại cây có tính kháng tuyến trùng như các cây họ đậu, rễ cây ruốc cá, cây cúc vạn thọ,…

– Bà con tiến hành kiểm tra vườn thường xuyên để theo dõi sức khỏe của cây trồng và sớm phát hiện ra các mầm bệnh để có biện pháp xử lý hiệu quả kịp thời. 

– Đối với các loại phân hóa học bà con không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều mà chỉ nên sử dụng cân đối, bổ sung khi cây cần.

– Định kỳ kiểm tra độ pH của đất để có cách xử lý kịp thời giúp đất không bị chua mà đất chua là môi trường thuận lợi cho tuyến trùng phát triển.

Các loại thuốc trị tuyến trùng

Để cây trồng phát triển ổn định và khỏe mạnh bà con không chỉ cần thực hiện các biện pháp canh tác trên để phòng bệnh mà còn nên sử dụng thuốc để phòng ngừa định kỳ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc khác nhau và để lựa chọn được nơi mua thuốc cũng rất quan trọng, cần mua hàng tại những nơi uy tín, thuốc có chất lượng thì mới tiêu diệt được tuyến trùng gây hại.

NEMATOZ – P – Thuốc đặc trị tuyến trùng sinh học, sử dụng nhóm nấm ký sinh để tiêu diệt tuyến trùng. Các nhóm nấm này không chỉ tiêu diệt tuyến trùng trong đất mà còn giúp tăng độ tơi xốp cho đất, cung cấp dinh dưỡng cho rễ phát triển nhanh và phục hồi rễ từ tuyến trùng, tiêu diệt tuyến trùng từ trứng.

thuoc-tri-tuyen-trung-re-sau-rieng
Nematoz – Thuốc đặc trị tuyến trùng rễ

Hướng dẫn sử dụng: 500ml có thể pha với 200-400 lít nước rồi tưới đẫm vùng gốc để phòng trị, đối với các cây bị nặng nên tưới từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau từ 15-20 ngày. 

Kết luận

Tuyến trùng gây hại vô cùng nghiêm trọng cho cây trồng, nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng nông sản, nặng hơn có thể dẫn đến chết cây. Từ các biện pháp trên bà con hãy áp dụng cho vườn nhà mình để hạn chế thiệt hại từ nầm bệnh. Mọi thắc mắc về bệnh trên cây trồng và thuốc đặc trị bà con hãy liên hệ đến hotline 0962241635 để được nhân viên giải đáp tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *