[Lưu ý] Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng

ky-thuat-trong-dua-luoi-trong-nha-mang

Để cây mang lại chất lượng và hiệu quả kinh tế cao thì đòi hỏi bà con phải thực hiện đúng kỹ thuật canh tác, đảm bảo cây trồng luôn khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh hại. Sau đây bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng và một số bệnh hại thường gặp khi trồng dưa lưới nhé!

ky-thuat-trong-dua-luoi-trong-nha-mang
Một số lưu ý khi trồng dưa lưới trong nhà màng

Quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng

Chuẩn bị nhà màng

Thông thường nhà màng đều được thiết kế với hệ thống cửa áp mái cố định có rèm che và thông gió tự nhiên với các số đo tiêu chuẩn như trong hình ảnh dưới đây. Mái của nhà màng được lợp bằng màng Polymer và xung quanh là các tấm lưới chắn côn trùng với quy cách 64 lỗ/cm2.

Giống cây trồng

Hiện nay có hai giống dưa đang được trồng phổ biến và được đánh giá là phù hợp với điều kiện của nhà màng là giống Chu phấn và Taki. Tuy nhiên giống Taki được nhiều người tiêu dùng yêu thích hơn và khả năng kháng bệnh tốt hơn giống Chu phấn nên được các nhà vườn trồng nhiều hơn. Ngoài ra cũng tùy vào điều kiện và nhu cầu đầu ra của mỗi nhà vườn mà bà con chọn giống có hình dạng và chất lượng phù hợp.

quy-trinh-ky-thuat-trong-dua-luoi-trong-nha-mang
Ươm cây giống

Các giai đoạn khi gieo trồng và tỉ lệ cây giống được quy định tối thiểu như sau:

– Giai đoạn gieo ươm là từ 10-15 ngày.

– Chiều cao của cây từ 7-10cm.

– Đường kính của thân từ 2-5mm.

– Số lá thật là 2-3 lá.

Khi cây giống xuất vườn mang đi trồng thì phải đảm bảo cây khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh, cây không dị hình, không bị dập nát và ngọn phát triển tốt.

Cách gieo ươm cây giống

Thông thường cây giống thường được ươm bằng khay để thuận tiện cho quá trình di chuyển và khay ươm làm bằng mút xốp kích thước dài x rộng x cao là 50x35x5cm và mỗi khay có 50 lỗ ươm cây.

Giá thể ươm cây giống được sử dụng  phổ biến là mùn xơ dừa, tro trấu và phân trùn quế với tỷ lệ xơ dừa 70%, tro trấu 10% và phân trùn quế 20%. 

Sau khi đã xử lý giá thể, bà con cho giá thể vào đầy mặt khay sau đó gieo hạt, mỗi lỗ 1 hạt. Để đảm bảo hạt nảy mầm đồng đều bà con phải tưới nước giữ ẩm hàng ngày và đặt khay trong nhà ươm có che mưa và lưới chắn côn trùng. Bổ sung dinh dưỡng cho cây giống khi thấy lá mầm đầu tiên xuất hiện và khi cây xuất hiện 2 lá thật sau 10-15 ngày thì đem cây ra nhà màng trồng.

Nên ươm cây giống trong nhà màng có lưới chắn côn trùng vì bọ phấn trắng, bọ trĩ là môi giới truyền virus gây hại cho dưa lưới.

Chuẩn bị giá thể trồng

Trước khi dùng mùn xơ dừa bà con cần xử lý chát bằng cách ngâm và xả nước từ 7-10 ngày. Phân trùn quế cũng cần được xử lý nấm bệnh bằng chế phẩm Trichoderma để đảm bảo không có nấm bệnh gây hại cho cây giống. 

Đặc biệt giá thể trước khi trồng cần được phân tích thành phần dinh dưỡng, vi sinh vật có lợi hay gây hại và kim loại nặng có trong giá thể.

Chuẩn bị hệ thống tưới nhỏ giọt

Để có một hệ thống tưới nước nhỏ giọt bà con cần có bể chứa, máy bơm, ống PVC, hệ thống dây dẫn, bộ lọc và bộ định giờ. 

bo-tri-hai-dua-luoi
Hệ thống tưới nhỏ giọt

Có các kiểu lắp đặt hệ thống tưới như sau:

– Kiểu trồng trên liếp: mỗi liếp bà con bố trí 2 đường ống dẫn tưới nước và sử dụng loại ống dây có đường kính 16mm, khoảng cách giữa các lỗ nhỏ giọt là 20cm.

– Kiểu trồng bằng túi nilon: Đối với kiểu trồng này thì mỗi túi nilon sẽ cắm 1 dây tưới nhỏ giọt nên số lượng dây tưới tương đương với số lượng bọc nilon được trồng. Bà con sử dụng loại dây tưới nhỏ giọt với chiều dài là 60cm, đường kính 4mm và dây tưới nối trực tiếp vào đường dẫn dinh dưỡng theo hàng với đường kính 16mm.

Mật độ trồng và khoảng cách

Tùy theo cách trồng của bà con bằng bọc nilon hay trên liếp mà bố trí khoảng cách phù hợp.

– Trồng trên liếp: Chiều dài của liếp tùy theo chiều dài của vườn khoảng 20-30m và có chiều rộng, chiều cao là 30cm. Thông thường bà con trồng hàng đôi, mỗi cây cách nhau từ 40cm và khoảng cách giữa 2 liếp là 1,8m.

– Trồng bằng bọc nilon: bọc nilon có kích thước 40x40cm, khoảng cách giữa các cây trong 2 hàng đơn là 40cm và khoảng cách giữa hai hàng đôi là 1,6m. 

Tùy theo mùa vụ trồng mà bà con bố trí mật độ phù hợp, vào mùa mưa bà con nên trồng thưa hơn mùa khô, mật độ vào khoảng 2200-2500 cây/1000m2 còn vào mùa khô mật độ khoảng 2500-2700 cây/1000m2.

cac-bien-phap-phong-tru-sau-benh-hai
Khoảng cách thích hợp để trồng dưa lưới

Thời điểm trồng cũng rất quan trọng, bà con nên trồng vào lúc trời mát là tốt nhất. Ngoài ra bà con nên chọn lọc giống kỹ, chỉ trồng những cây đồng đều, khỏe mạnh và không sâu bệnh hại.

Dinh dưỡng và chế độ nước tưới

– Dinh dưỡng: dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất đối với việc trồng cây trong nhà màng, chúng ta trồng cây bằng giá thể nên các yếu tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng phải được cung cấp đầy đủ và theo từng giai đoạn phát triển của cây. Các nguyên tố chính như K, N, P, S, Ca, Mg và chúng đều dễ tan trong nước.

– Chế độ nước tưới: Bà con nên sử dụng nguồn nước sạch và tốt nhất là nước có pH khoảng 6-7. Tuy nhiên bà con có thể sử dụng nước giếng khoan hoặc nước sông nhưng phải kiểm tra trước khi sử dụng, không sử dụng nước bị nhiễm kim loại nặng,nhiễm mặn, nhiễm phèn, và vi sinh vật gây hại.

Chế độ chăm sóc

– Treo cây: Sau khi cây trồng được khoảng 7-10 ngày thì bà con đã có thể sử dụng dây để quấn ngọn dưa lưới theo dây buộc hàng ngày. 

– Tỉa chồi: Các cành cấp 1 từ nách lá thứ nhất đến nách là thứ 9 sẽ được tỉa bỏ và để lại các cành cấp 1 mang trái, thụ phấn từ các lá thứ 10 trở lên. Và các cành mang trái sẽ để lại 2 lá thật đầu tiên còn các cành không mang trái còn lại nên cắt bỏ.

– Thụ phấn: bà con có thể để con trùng có lợi trong vườn tự thụ phấn hoặc thụ phấn bằng tay. Nếu thụ phấn bằng ong mật thì lượng ong thả vào vườn là 2 tổ/1000m2 và mỗi tổ 4 cầu. Khi thấy cây bắt đầu xuất hiện hoa cái đầu tiên sau khoảng 15-20 ngày trồng thì bà con bắt đầu thả ong và lưu ý thả vào lúc thời tiết mát mẻ. Còn thụ phấn bằng tay thì bà con nên làm vào lúc 9 giờ sáng và thực hiện trong khoảng 1 tuần. 

– Tỉa quả: Mỗi cây chỉ nên để 1-2 quả, sau khi cây đậu quả, các trái có đường kính trên 2cm thì bắt đầu tỉa để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các quả còn lại. Vị trí tốt để nuôi quả là từ lá thứ 10-15.

phong-tru-sau-benh
Chăm sóc cây khi ra quả

– Bấm đọt chính: Mục đích của việc bấm đọt thân chính là để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả và khi cây đã được 25 lá thì bà con nên tiến hành bấm ngọn.

Trong kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng thì việc phòng trừ sâu bệnh vô cùng quan trọng

Các loại côn trùng, nấm bệnh gây hại phổ biến trong nhà màng có thể kể đến là bọ trĩ, bọ phấn, rầy mềm, phấn trắng,… Bà con nên phòng bệnh theo hướng sinh học, vật lý và sử dụng các loại thuốc có tính phân hủy nhanh và thời gian cách ly ngắn.

Bệnh phấn trắng trên cây dưa lưới

– Bệnh phấn trắng hay còn có tên gọi khoa học khác là Erysiphe cichoracearum và gây hại trên tất cả các bộ phận của cây dưa. 

– Triệu chứng của bệnh phấn trắng:  Ngay từ khi ươm cây giống nếu hạt giống đã bị nhiễm mầm bệnh thì cây giống cũng có thể bị bệnh nấm trắng. Ban đầu khi bệnh xuất hiện bà con sẽ thấy các đốm nhỏ màu vàng trên lá sau đó có một lớp nấm trắng dày đặc như bột phấn bao phủ cả vết bệnh và lan ra bao trùm cả phiến lá.

Nấm bệnh phấn trắng phát triển rất nhanh, lây lan sang cả cành, thân và làm hoa chết khô. Đặc biệt những cây bị bệnh phấn trắng mà không được chữa trị kịp thời sẽ làm cho cây sinh trưởng yếu và năng suất, chất lượng thấp.

benh-phan-trang
Hình ảnh dưa lưới bị phấn trắng

– Điều kiện phát triển của bệnh phấn trắng: Nấm bệnh phấn trắng phát triển gây hại mạnh nhất trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao, tuy nhiên điều kiện thuận  lợi để nấm bệnh lây lan phát tán trên đồng ruộng lại là thời tiết khô hanh. Ngoài ra nấm bệnh gây hại trên cả hai mặt lá, thường phát sinh ở mặt trên, lây lan theo gió và tồn tại trong tàn dư cây bị bệnh.

– Biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng

Trước khi ươm cây giống và đem cây vào trồng bà con cần vệ sinh sạch sẽ nhà màng, dọn dẹp sạch tàn dư các cây bệnh từ vụ trước.

Mật độ trồng trong nhà màng cũng cần phải đảm bảo đúng kỹ thuật để ánh sáng và cây được thông thoáng khi cây ra tán.

Dinh dưỡng cần được cung cấp vừa đủ, không nên bón thừa sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của quả.

Bệnh giả sương mai trên dưa lưới

– Bệnh sương mai hay còn có tên khoa học là Pseudoperonospora cubensis và chủ yếu gây hại trên lá của cây dưa lưới.

– Triệu chứng của bệnh giả sương mai trên dưa lưới: Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ không màu sau đó chuyển dần sang màu nâu nhạt và có hình dạng bất định. Các vết bệnh này nằm rải rác trên mặt lá và thường nằm dọc đường gân lá. Để nhận biết dấu hiệu bệnh rõ hơn bà con kiểm tra mặt dưới của lá, ở các vết bệnh thường có một lớp nấm màu trắng xám mọc thưa.

Nếu để bệnh phát triển nặng, các mô tế bào có thể bị rách, biến dạng sau đó bị héo khô. Nếu như bệnh nấm trắng chủ yếu phát triển ở mặt trên của lá thì bệnh giả sương mai phát triển gây hại chủ yếu ở mặt dưới của lá. Và nấm bệnh lây lan sang vụ khác bởi tàn dư các cây bị bệnh từ vụ trước.

benh-gia-suong-mai-tren-dua-luoi
Bệnh giả sương mai trên cây dưa lưới

– Điều kiện phát sinh bệnh giả sương mai trên dưa lưới: Điều kiện thuận lợi để nấm bệnh giả sương mai phát triển là vào thời tiết mưa phùn kéo dài, nhiệt độ tương đối thấp.

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới và biểu hiện của bệnh nứt thân xì mủ

– Bệnh nứt thân, xì mủ hay còn có tên khoa học là Mycosphaerella melonis và gây hại trên tất cả các bộ phận của cây dưa lưới.

– Triệu chứng của bệnh nứt thân xì mủ trên dưa lưới bà con nên biết: 

Trên lá: Đốm bệnh có kích thước khoảng 1-2cm, không đều và lan rộng dần. Ban đầu chỉ là một đốm úng nước sau đó khô lại chuyển sang màu nâu nhạt. Bệnh phát triển trên lá theo những mảng hình cung, xuất hiện từ bìa lá lan vào sau đó đốm bệnh chuyển sang màu nâu đen với các vòng đen đồng tâm rồi bị cháy. Đặc biệt ở tâm vết bệnh có nhiều bào nang có miệng hay còn được gọi là quả thể.

Trên thân: Khi quan sát các cây bị bệnh, cụ thể là trên các nhánh thân bà con sẽ thấy các vết bệnh màu xám trắng, có hình bầu dục và kích thước khoảng 1-2cm làm khuyết một bên thân hay nhánh. Ngoài ra trên các vùng bệnh, nhựa ứa ra thành giọt màu nâu đỏ sau đó đổi sang màu nâu đen rồi khô cứng lại. Tại các vết bệnh bị nứt ra có nhiều quả thể nấm màu đen và nhỏ, chúng có thể làm héo dây, héo nhánh. 

Trên trái: Khi bệnh nặng, nấm bệnh sẽ lây lan sang gây hại sang cả trái. Ban đầu chỉ là những đốm nhũn nước sau đó vết bệnh khô lại, nứt nẻ và chuyển sang màu nâu.

Bọ trĩ hại dưa lưới

– Bọ trĩ hại dưa lưới còn có tên khoa học là Thrip palmi.

– Biểu hiện của bọ trĩ hại dưa lưới: Bọ trĩ thường tập trung ở dưới những lá non sau đó chích hút làm cho đọt bị xoăn lại, cây không vươn lóng được dẫn đến trái cũng không thể phát triển.

– Bọ trĩ hại dưa lưới cũng có rất nhiều chủng loại khác nhau và tất cả đều có kích thước bé nhỏ. Thân của chúng có thể có màu trắng, vàng, nâu hoặc đen và thường đẻ trứng trong mô ở mặt dưới của lá dưa.

– Đặc điểm phát sinh: Thời điểm thuận lợi nhất cho chúng phát triển là vào lúc thời tiết khô và nóng. Chúng có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn của cây từ khi còn là cây con đến khi cây ra hoa cho quả. Ngoài ra bọ trĩ hại dưa lưới cũng là môi giới truyền bệnh bởi các loài virus có hại.

Bệnh lở cổ rễ gây hại trên dưa lưới

– Bệnh lở cổ rễ hay còn có tên khoa học là Rhizoctonia solani và do các loại nấm  trong đất gây ra, điển hình là nấm Rhizoctonia solani.

– Nguyên nhân gây ra bệnh lở cổ rễ trên dưa lưới là do đất trồng có độ ẩm quá cao tạo điều kiện cho các bào tử nấm tồn tại trong đất phát triển gây hại và nhiệt độ thích hợp nhất cho chúng phát triển là từ 25-30 độ C. 

– Khi cây bị bệnh bà con sẽ quan sát được một số biểu hiện sau:

Trên cây con: Lá vẫn còn xanh tươi nhưng cổ thân bị úng teo tóp lại, cây ngã ngang sau đó héo dần. Vào giai đoạn cây từ 5-10 ngày tuổi nấm bệnh phát triển mạnh nhất nên bà con cần phun thuốc để tiêu diệt nấm.

Trên cây trưởng thành: Khi cây đã trưởng thành thì nấm bệnh phát triển gây hại chủ yếu ở phần gốc thân và thân cây, chúng làm mô vỏ bị thối nâu hoặc đen và viền vùng thối có màu nâu đỏ, vết bệnh lõm vào sau đó làm cho thân cây bị nứt ra rồi héo dần.

– Nấm bệnh làm cho rễ cây bị thối nhũn, điều này làm mất khả năng hút dinh dưỡng và chất khoáng để nuôi cây làm cho cây héo rồi chết.

Bệnh tuyến trùng hại rễ cây dưa

– Tuyến trùng có kích thước rất nhỏ và là một loại giun tròn, chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường và trong đất có hàng ngàn loại tuyến trùng khác nhau, chúng có thể tồn tại trong rất nhiều môi trường khác nhau: đất, nước,… Tuy nhiên ngoài những loài gây hại cũng có một số loại có ích.

– Một số biểu hiện của bệnh tuyến trùng hại rễ trên cây dưa lưới bà con có thể nhận biết như sau: cây bị vàng lá, chồi non không phát triển và phần tơ rễ bị đen đầu, thối rễ. Bà con quan sát kỹ hơn sẽ thấy ở phần rễ của cây có các nốt u sần làm cho cây sinh trưởng kém, còi cọc. 

– Các vết thương do bệnh tuyến trùng hại rễ gây ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn gây hại tấn công. Ngoài ra bà con cần lưu ý, vào mùa mưa là lúc tuyến trùng phát triển gây hại nhiều nhất nên cần thực hiện các biện pháp phòng trừ.

Những lưu ý khi thu hoạch, đóng gói.

Khi thu hoạch cũng cần xác định chính xác thời điểm để trái được chín tới và đủ độ ngọt. Sau khoảng 40-50 ngày kể từ khi thụ phấn là quả đã có thể thu được, bà con quan sát khi quả dưa đã tạo lưới đều và phần cuống của quả cũng xuất hiện lưới đồng thời chuyển sang màu hơi vàng là trái đã có thể thu được.

Bà con nên thu hoạch dưa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát rồi để vào nơi thoáng mát để đảm bảo các dư lượng dưới ngưỡng cho phép, mẫu mã đẹp.

Đối với đóng gói thì bà con nên dùng những thùng chứa làm từ vật liệu không độc hại để đảm bảo sạch sẽ, an toàn thực phẩm. Đặc biệt khi đóng gói nên loại bỏ những quả sâu bệnh, xây xát và những quả xấu hoặc quá chín, bao bì có lỗ thông hơi để nhiệt độ không quá thấp khi ở trong bì kín.

Một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dưa lưới

Trước khi ươm cây giống và đem cây vào trồng bà con cần vệ sinh sạch sẽ nhà màng, dọn dẹp sạch tàn dư các cây bệnh từ vụ trước.

Mật độ trồng trong nhà màng cũng cần phải đảm bảo đúng kỹ thuật để ánh sáng và cây được thông thoáng khi cây ra tán.

Dinh dưỡng cần được cung cấp vừa đủ, không nên bón thừa sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của quả.

Khi phát hiện những cây bị bệnh, tốt nhất bà con nên mang chúng ra khỏi vườn hoặc cắt bỏ các lá già và lá bị bệnh sau đó dùng màng phủ đất để lá không tiếp xúc với đất. 

Vấn đề chọn cây giống cũng rất quan trọng, bà con chọn nơi bán cây giống uy tín và không sử dụng lại nguồn giống ở những khu vực đã bị nhiễm bệnh.

Hệ thống tưới nước cũng cần được lưu ý: vào mùa hanh khô bà con nên sử dụng hệ thống phun sương và quạt thông gió cho nhà màng làm nhiệt độ trong nhà màng giảm để bọ trĩ không phát triển.

Không chỉ áp dụng các biện pháp trên mà bà con còn phải đồng thời sử dụng các loại thuốc phòng trị bệnh

Thuốc trị nấm bệnh trên cây dưa lưới

Fugi – Thuốc trừ nấm sinh học với thành phần chính là Chaetomium và Trichoderma giúp tiêu diệt nấm bệnh theo nguyên lý đối kháng giúp cây khỏe, tăng sức đề kháng cho cây trồng đồng thời cải tạo đất giúp rễ phát triển tốt. 

thuoc-tri-nam-sinh-hoc
Fugi – Thuốc trừ nấm sinh học

Hướng dẫn sử dụng: 25ml Fugi có thể pha được với 20-25 lít nước và bà con có thể phun hoặc tưới.

– Phòng bệnh: Tùy tình trạng thời tiết và chu kỳ gây hại của nấm bệnh bà con phun phòng từ 15-30 ngày/lần.

– Trị bệnh: để trị bệnh triệt để bà con sử dụng thuốc từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày.

Thuốc trị côn trùng trên cây dưa lưới

Fly-out – Thuốc trừ sâu sinh học nấm 3 màu tiêu diệt và xua đuổi côn trùng, sâu, trứng và ấu trùng gây hại cho cây trồng. 

thuoc-tru-sau-sinh-hoc
Fly out – Thuốc xua đuổi và tiêu diệt côn trùng

Hướng dẫn sử dụng: 500ml Fly-out có thể pha được với 200-400 lít nước sau đó phun đẫm thân, cành lá và vùng quanh gốc cây. Tùy vào mật độ côn trùng gây hại mà bà con phun từ 10-30 ngày/lần, bà con có thể kết hợp sử dụng với chất bám dính để tăng hiệu lực của thuốc. 

Thuốc trị bệnh tuyến trùng rễ trên cây dưa lưới

Padave Green – Thuốc săn tuyến trùng, phục hồi bộ rễ – Bao gồm các tổ hợp các chủng vi sinh vật có lợi đặc hiệu với tuyến trùng, các vi sinh vật này phát triển trong đất sau đó bám vào cơ thể tuyến trùng, lây nhiễm rồi hút hết dinh dưỡng tiêu diệt tuyến trùng, trứng và ấu trùng. 

thuoc-tri-benh-tuyen-trung-re
Padave Green – Thuốc đặc trị tuyến trùng rễ

Hướng dẫn sử dụng: 

– Sử dụng cho các cây hồ tiêu cà phê, thuốc lá: gói 1kg có thể pha với 200-400 lít nước sau đó phun hoặc tưới ướt đẫm vùng gốc hoặc phun trực tiếp lên luống cây rau màu.

– Đối với những cây rải gốc: 1kg Padave trộn với phân hữu cơ để rải vừa đủ cho 500-1000m2.

Kết luận

Trên đây là một số kiến thức phanthuocsinhhoc.net thu thập, trải nghiệm được về kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng. Mọi thiếu sót rất mong được bà con đóng góp bình luận ở cuối bài để Phân thuốc sinh học Nông nghiệp được hoàn thiện hơn. Mọi thắc mắc về bệnh trên cây trồng và thuốc đặc trị bà con liên hệ đến hotline 0962241635 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *