Biện pháp trị bệnh cháy lá trên cây mai vàng và các lưu ý khi chăm sóc.

benh-chay-la-tren-cay-mai-vang

Bệnh cháy lá trên cây mai vàng là bệnh gây hại thường xuyên, nhiều bà con vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì để có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả. Sau đây bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu một số thông tin về bệnh cháy lá trên cây mai vàng nhé!

benh-chay-la-tren-cay-mai-vang
Tìm hiểu về bệnh cháy lá trên cây mai vàng

Nguyên nhân cây mai vàng bị cháy lá

Mai vàng bị cháy lá là do cây bị nhiễm nấm bệnh thán thư, đốm lá hoặc nấm trên cành. Khi nấm bệnh phát triển mạnh thì các lá sẽ bị vàng, cháy lỗ chỗ rồi làm lá quăn queo và bìa lá là vị trí nấm bệnh gây hại nhiều nhất.

cay-mai-bi-chay-la
Cây mai vàng bị cháy lá

Các loại nấm bệnh này thường phát sinh gây hại vào cuối mùa thu khi mai vàng có nhiều lá già. Vào thời điểm này cây sinh trưởng chậm nên tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, đặc biệt là đối với các cây mai trồng trong chậu và đất thiếu chất dinh dưỡng. 

Các cây mai cảnh thường xuyên bị cháy lá là do bà con bón ít phân, cây chậm lớn, sức đề kháng kém. Những người trồng cây cảnh cho rằng cây mai cằn uốn mới đẹp nên họ hạn chế bón phân để cây mai giữ được dáng mà họ mong muốn.

Triệu chứng của cây mai vàng bị cháy lá và hình ảnh bệnh cháy lá trên cây mai vàng

Bệnh cháy lá trên cây mai vàng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nhưng biểu hiện ban đầu đều khá giống nhau. Ban đầu vết bệnh xuất hiện ở chóp và mép lá tạo thành các vệt màu nâu rồi sau đó lan dần tạo thành mảng lớn. Đặc biệt nấm bệnh phát sinh chủ yếu trên các lá già.

Bệnh cháy lá trên cây mai do nấm bệnh thán thư gây ra

Khi cây mai vàng bị nhiễm bệnh, trên lá sẽ xuất hiện các điểm thối nhũn sau đó lan rộng thành từng vòng lớn và vết bệnh sẽ khô lại khi gặp ánh nắng mặt trời. Sau khi các phần bệnh này khô lại lá mai thường bị thủng. Đặc biệt vào những đợt thời tiết nóng và ẩm kéo dài, nấm bệnh phát triển và lây lan rất nhanh.

Cây mai bị cháy lá non do đốm lá gây ra

Dấu hiệu của cây khi bị đốm lá cũng rất dễ để bà con phát hiện ra, ban đầu trên lá xuất hiện các chấm nhỏ li ti sau đó lan nhanh ra cả lá. Khi quan sát những lá bị bệnh bà con có thể thấy viền các vết bệnh có màu nâu đậm và phần tiếp giáp giữa mô bị bệnh và mô khỏe có màu vàng nhạt. 

benh-chay-la-tren-cay-mai
Lá mai vàng bắt đầu bị đốm

Nếu bà con không phát hiện và có biện pháp đặc trị kịp thời thì khi bệnh nặng lá cây mai vàng sẽ bị cháy lỗ chỗ rồi làm quăn lá. Ban đầu nấm bệnh xuất hiện, phát triển trên những lá già rồi sau đó lan sang những lá non, đọt non.

Cây mai bị cháy lá do mắc bệnh nấm hồng

Loại nấm bệnh này thường xuất hiện và phát triển trên cành cây, bà con có thể nhìn thấy nấm bệnh có màu nâu đỏ trên đó. Ban đầu vết bệnh cũng chỉ là các chấm nhỏ, sau đó mới lan rộng ra bám kín các đoạn cành làm cho cành bị chết khô dần, lá bị rụng.

cay-mai-bi-chay-la
Cây mai vàng bị nấm hồng

Khi nấm bệnh phát triển mạnh bao quanh các thân cành, làm cho quá trình vận chuyển nước, chất dinh dưỡng bị ngăn cản dẫn đến lá cây chuyển sang màu vàng, xanh loang lổ rồi rụng dần. Các đoạn cành đó sau một thời gian bị nấm bệnh hút hết chất dinh dưỡng sẽ trở nên khô nứt, giòn dễ gãy. 

Một số cách khắc phục cây mai bị cháy lá và thuốc trị mai bị cháy lá

Cách trị bệnh cháy lá trên cây mai vàng

Kiểm tra vườn thường xuyên là việc làm cần thiết khi bà con trồng vườn, việc kiểm tra vườn định kỳ sẽ giúp bà con phát hiện ra mầm bệnh sớm để có biện pháp đặc trị kịp thời. 

Khi phát hiện ra các cành cây bị bệnh bà con nên thu gom rồi mang ra khỏi vườn để tiêu hủy tránh lây lan sang các cành cây khác. 

Đối với phân bón bà con cũng cần nắm rõ các thành phần để bón phân cân đối, hợp lý giúp cây phát triển toàn diện, tăng sức đề kháng. Các lá già cũng cần được ngắt bỏ, không nên để cây quá rậm rạp.

Đặc biệt bà con không nên tưới quá nhiều nước cho cây và vào mùa mưa bà con nên để cây dưới tán che. Cây quá ẩm ướt cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh, phát triển gây hại.

Cách trị bệnh cháy lá trên cây mai bằng biện pháp sinh học

Cây mai vàng mang lại giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ khá cao nên bà con trồng mai cần chú ý các bước khi chăm sóc. Khi phát hiện cây bị bệnh không chỉ cắt đi các cành, lá bị bệnh mà còn phải kết hợp sử dụng các loại thuốc phòng trị bệnh để nấm bệnh không thể lây lan sang các cành, cây khác. 

FUGI – Thuốc trừ nấm bệnh sinh học, đặc trị thán thư, đốm vòng,… Thuốc chứa các thành phần Chaetomium và Trichoderma giúp tiêu diệt nấm bệnh theo nguyên lý đối kháng đồng thời làm tăng sức đề kháng cho cây, tăng độ tơi xốp cho đất giúp rễ phát triển tốt.

thuoc-tri-mai-bi-chay-la
Fugi – Tiêu diệt nấm bệnh, đặc trị cháy lá trên cây mai vàng

Hướng dẫn sử dụng: bình 20 lít nước bà con pha với 25ml FUGI, có thể phun hoặc tưới cho cây. 

– Khi cây bị nấm bệnh gây hại nặng bà con tiến hành phun 2-3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày. 

– Khi dấu hiệu bệnh mới xuất hiện và những đợt thời tiết ẩm ướt mưa nhiều bà con nên phun phòng định kỳ từ 15-30 ngày 1 lần.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về bệnh cháy lá trên cây mai vàng bà con có thể tham khảo để áp dụng khi trồng mai. Nấm bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thẩm mỹ của cây, tiếp sau đó là ảnh hưởng đến giá trị kinh tế cho nên khi thấy cây nhà mình có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hãy liên hệ đến hotline 0962241635 để được nhân viên tư vấn miễn phí 24/7.

Mai vàng không chỉ cháy lá mà còn bị nhiễm rất nhiều loại bệnh khác như xì  mủ, thối rễ,… bà con nhấn theo dõi phanthuocsinhhoc.net để cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại bệnh trên cây trồng nhé và hi vọng nhận được các đóng góp từ bà con để kênh được hoàn thiện hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *