Cách trị bệnh nứt thân xì mủ trên cây mít và khắc phục sau bệnh

cach-tri-benh-nut-than-xi-mu-tren-cay-mit

Bệnh nứt thân xì mủ thường xuất hiện trên các cây ăn quả như mít, sầu riêng, bưởi,… Dưới đây là một số kiến thức về các nguyên nhân, triệu chứng và cách trị bệnh nứt thân xì mủ trên cây mít, bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu rõ hơn về loại bệnh này nhé!

cach-tri-benh-nut-than-xi-mu-tren-cay-mit
Tìm hiểu về bệnh nứt thân, xì mủ trên cây mít

Nguyên nhân mít bị xì mủ

Các chủng nấm gây bệnh xì mủ, nứt thân tồn tại khá phổ biến trong các loại đất canh tác nông nghiệp từ cây ăn quả, cây công nghiệp đến cây lương thực.

Mít bị xì mủ là do nấm phytophthora xâm nhập và gây hại. Khi cây bị thiếu canxi, vỏ cây, vỏ trái dễ bị nứt khi thời tiết thay đổi thất thường. Tại những vết nứt đó nấm phytophthora sẽ xâm nhập và gây bệnh nứt thân xì mủ.

cach-phong-tri-xi-mu-mit
Thân cây ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm Phytopthora phát triển

Ở những vườn có mật độ cây trồng dày, thoát nước kém vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao cũng tạo điều kiện cho nấm tấn công làm cây mít bị xì mủ.

Nấm phytophthora thường gây bệnh ở các bộ phận trên mặt đất của cây, đặc biệt là phần gần sát gốc.

Nấm phytophthora phát triển mạnh trong điều kiện mưa phùn, sương mù ẩm, thời tiết giao mùa nhiệt độ từ 18-26 độ C. Chính vì vậy những vườn mít kém chăm sóc, dinh dưỡng, mật độ không cân đối, vùng đất trũng thấp thường xuyên ngập nước có độ ẩm cao, khó tiêu nước là điều kiện thuận lợi để nấm gây bệnh xì mủ phát triển và lây lan nhanh chóng.

Cơ chế phát sinh bệnh xì gôm, chảy nhựa trên cây mít

Chúng ta cũng đã biết điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát triển ở phần trên, vậy cách thức chúng gây bệnh cho cây mít như thế nào? Sau đây là những cách chúng xâm nhập vào cây trồng và gây hại:

– Rễ cây trong quá trình hấp thu dinh dưỡng và nước qua lông hút và rễ non có tiết ra một số acid hữu cơ để giúp hòa tan dinh dưỡng cho cây dễ dàng hấp thụ. Bộ rễ là nơi có thể cộng sinh với một số loại vi sinh vật trong đó có nấm Phytophthora và các acid giúp hòa tan dinh dưỡng là chất thu hút các loại nấm bệnh.

– Ban đầu nấm bệnh chưa thể xâm nhập được vào phần rễ cây, tuy nhiên khi bộ rễ bị tổn thương cơ giới hoặc bị tuyến trùng hại gây ra những vết thương hở thì nấm Phytophthora có thể dễ dàng xâm nhập vào bộ rễ sau đó phát triển rồi lây lan nhanh chóng.

– Khi chúng đã xâm nhập được vào cây và phát triển thì các bào tử nấm sẽ xâm nhập qua các vết thương hở của thân cây, vỏ phần sát gốc có các vết thương do sâu bọ đục thân gây ra là nơi dễ dàng để chúng phát triển và gây bệnh.

Bệnh nứt thân, xì mủ không chỉ xuất hiện gây hại trên những cây thân gỗ mà các cây dây leo họ bầu bí chúng cũng phát triển gây hại, điển hình là cây dưa hấu: Nguyên nhân gây nứt thân xì mủ dưa hấu và các biện pháp phòng ngừa

Biểu hiện của bệnh xì mủ trên cây mít

Khi bị nấm bệnh xì mủ xâm nhập và gây bệnh, cây mít sẽ có các biểu hiện sau:

– Trên thân: các vết loét trên vỏ thân tiết ra những giọt nhựa màu trắng, sau khi cạo đi những vết nhựa này có thể thấy những vệt hóa nâu chảy dọc theo mạch, mở rộng dần rồi gây ra những vết nứt dọc thân và có mùi thối.

benh-xi-mu-tren-cay-mit
Dấu hiệu cây mít bị xì mủ

– Dưới rễ: ban đầu chỉ xuất hiện những vết loét nhỏ nhưng sau đó những vết loét này nhanh chóng lây lan làm rễ cây bị thối.

Khi nấm phytophthora mới phát sinh ở phần sát gốc thì các vết bệnh thường bị sũng nước, sau đó chúng ăn sâu vào gỗ và bà con có thể ngửi thấy mùi hôi khó chịu. Nếu bà con không phát hiện ra dấu hiệu của nấm bệnh thì chúng sẽ phát triển xung quanh phần gốc và có thể lây lan lên các cành.

Nấm lây lan gây hại các tế bào vỏ cây làm chúng thối nhũn và mất nước tạo ra dịch nhầy màu vàng. Sau một thời gian dịch nhầy bị khô một phần tạo ra một loại dịch có màu vàng sẫm, dẻo giống như gôm nên một số bà con còn gọi đây là bệnh xì gôm, chảy mủ.

Tác hại của bệnh nứt thân, xì mủ mít

Bệnh xì mủ trên cây mít phát triển làm loét vỏ cây, rễ cây khiến cho quá trình vận chuyển dinh dưỡng của cây bị gián đoạn và khi cây không đủ dinh dưỡng sẽ làm cho cây có triệu chứng héo rũ, vàng lá, rụng lá, rụng cả hoa quả. Nếu không chữa trị kịp thời để bệnh nặng thì cây có thể chết rất nhanh kể cả cây trưởng thành cũng dễ dàng bị nấm xâm nhập và gây hại nặng nề.

mit-bi-xi-mu
Xì mủ làm mít kém phát triển, loét thân

Khi bà con phát hiện thường là cây đã ở trạng thái bệnh đã nặng và vết loét đã ăn sâu vào thân cây.

Nhiều trường hợp bệnh phát sinh từ phần cổ rễ rồi lan xuống các rễ chính làm cho các rễ tơ không phát triển được khiến cho cây còi cọc, héo úa. Khi nấm bệnh gây loét toàn bộ rễ thì hầu hết các cây này không thể cứu chữa được nữa.

Để có một vựa mít đạt tiêu chuẩn và năng suất cao, bà con mất rất nhiều công chăm sóc và phải kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện ra mầm bệnh sớm. Ngoài bệnh xì mủ gây hại, sâu đục thân cũng gây hại khá nghiêm trọng, khi sâu bắt đầu gây hại bà con rất khó phát hiện ra, đến khi phát hiện thì cây đã bị hại nặng. Sâu đục thân cây mít có chữa được không? 

Cách trị bệnh nứt thân xì mủ trên cây mít và thuốc trị xì mủ trên cây mít

Cách phòng trị xì mủ mít

Để nâng cao sức đề kháng cho cây trồng và phòng ngừa bệnh nứt thân xì mủ mít, bà con nên chọn giống mít khỏe mạnh từ các trung tâm cây giống uy tín đảm bảo chất lượng.

Nấm bệnh gây nứt thân xì mủ mít phát triển thuận lợi ở điều kiện môi trường ẩm ướt, thiếu ánh sáng nên bà con phải bố trí mật độ cây phù hợp, không để tán cây đan vào nhau, phần gốc cây thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.

Bà con phải thường xuyên cắt tỉa, định hình kiểu tán mở cho cây, phần dưới tán nên định kỳ dọn dẹp cỏ dại và lá khô, hệ thống thoát nước tốt.

Nên bón phân cân đối và đủ liều lượng, bổ sung các loại dinh dưỡng trung xi lượng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây. Bà con nên ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ sinh học để duy trì ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất và bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất. Đất thiếu hữu cơ cũng là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh lây lan và phát triển mạng.

Ở những vườn cây mít đã bị nhiễm bệnh bà con nên hạn chế bón đạm, thu gom tiêu hủy những cành đã nhiễm bệnh để tránh lây lan diện rộng.

Theo dõi pH định kỳ và điều chỉnh pH sau mỗi vụ để vi sinh vật có lợi có thể tồn tại và phát triển đồng thời cũng hạn chế nấm bệnh sinh sôi.

Chữa bệnh sớm sẽ hiệu quả và giảm thiệt hại cho nhà vườn nên bà con hãy thường xuyên thăm khám vườn để phát hiện ra bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Cách khắc phục nứt thân xì mủ mít

Khi vườn cây đang bị bệnh cần giảm bớt lượng phân đạm, nếu bệnh nặng thì có thể ngừng hẳn việc bón phân đạm, chờ đến lúc cây hết bệnh mới bón trở lại, đồng thời bổ sung cân đối phân lân và kali.

Để ngăn chặn các vết bệnh lây lan bà con nên xử lý các vết bệnh bằng cách làm sạch các vết bị xì mủ: cạo bỏ phần vỏ đen và thối, không nên cạo sâu vào phần lõi vì để tái tạo lại phần lõi cây cần thời gian rất lâu. Sau khi đã cạo sạch bà con dùng các loại thuốc chữa bệnh xì mủ quét hoặc phun lên vết bệnh để diệt nấm.

nut-than-xi-mu-mit
Cách khắc phục nứt thân, xì mủ mít

Nên dùng loại thuốc đặc trị nứt thân xì mủ mít nào?

Nứt thân xì mủ mít là bệnh khá khó chữa, nếu không phát hiện ra kịp thời để chữa trị thì cây có thể bị chết hoặc phải mất khá nhiều thời gian để phục hồi. Khi mua thuốc chữa trị bà con nên ưu tiên sử dụng các loại phân thuốc vi sinh bởi các loại thuốc này vừa cung cấp các vi sinh vật để diệt bệnh vừa đảm bảo an toàn cho người dân làm việc thường xuyên ở vườn.

Fugi – Thuốc đặc trị nứt thân xì mủ mít – tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh theo nguyên lý đối kháng giúp cây khỏe tăng sức đề kháng của cây trồng. Không chỉ trị và phòng bệnh còn giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp, giúp rễ phát triển tốt.

thuoc-tri-xi-mu-tren-cay-mit
FUGI – Thuốc đặc trị nứt thân xì mủ mít

Hướng dẫn sử dụng: Pha 25ml vào bình 20-25 lít nước, phun lên cây hoặc quét lên vết bệnh:
Phòng bệnh: tùy vào điều kiện thời tiết, phun phòng định kỳ mỗi lần cách nhau từ 15-30 ngày.
Trừ bệnh: phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày.

Kết luận

Trên đây là một số cách trị bệnh nứt thân xì mủ trên cây mít, bà con hãy lưu ý để chăm sóc vườn cây nhà mình tốt hơn đồng thời phát hiện ra bệnh sớm nhất để chữa trị kịp thời.

Cây trồng không chỉ mắc bệnh xì mủ, chảy nhựa mà còn có thể mắc nhiều loại sâu bệnh khác, hãy theo dõi Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B để cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhé! Để mua thuốc trị bệnh bà con hãy liên hệ tới hotline 0962241635 để được tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *